Những kinh nghiệm quý giá về nuôi chim cút đẻ đơn giản tại nhà

Mô hình nuôi cút thả vườn cho ăn bổ sung trùn quế kết quả tuyệt vời Mô hình nuôi cút thả vườn cho ăn bổ sung trùn quế kết quả tuyệt vời Hiện nay, các món ăn về chim cút và trứng chim đang ngày càng phổ biến. Chim cút là loại gia cầm dễ…

Mô hình nuôi cút thả vườn cho ăn bổ sung trùn quế kết quả tuyệt vời
Mô hình nuôi cút thả vườn cho ăn bổ sung trùn quế kết quả tuyệt vời

Hiện nay, các món ăn về chim cút và trứng chim đang ngày càng phổ biến. Chim cút là loại gia cầm dễ nuôi và có nhiều giá trị dinh dưỡng. Đồng thời, thu nhập chim cút cũng cao hơn so với thu nhập gà, vịt, ngỗng… Do đó, các mô hình nuôi chim cút được nhiều người quan tâm và tiến hành thực hiện trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo bà con nuôi chim cút đúng quy trình, thì chúng tôi xin gửi đến mọi người những kinh nghiệm nuôi chim cút đẻ đơn giản tại nhà.

Nghề nuôi chim cút đẻ đang ngày càng phổ biến bởi chúng mang lại lợi nhuận cao. Nâng cao đời sống của bà con ở tất cả các vùng miền. Bà con có thể tham khảo, học tập và làm theo kinh nghiệm nuôi chim cút đẻ để có mô hình nuôi chim cút đạt chất lượng nhất.

Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi chim cút đẻ

Lồng úm

Lồng nuôi chim cút để phải đáp ứng quy cách 1,5 x 1,0 x 0,5, cách mặt đất 0,5m. Xung quanh lồng phải được làm bằng lưới có ô vuông 1cm, để đảm bảo đủ không khí cho chim. Thời gian đầu khi mới úm, phần đáy lồng và xung quanh phải lót giấy. Đồng thời sử dụng vải để che kín, yên tĩnh và chim không bị lọt chân.

Chuồng trại

Bà con có thể nuôi lồng hay quây nuôi nền đều được. Chỉ cần đảm bảo tiêu chí sàn đủ rộng để chim có thể phát triển tốt nhất.

  • Quy cách lồng 1.0 x 0,5 x 0,2m sẽ nuôi được 20 – 25 cút mái. Phần nóc lồng làm bằng vật liệu mềm vì cút hay nhảy dựng đứng dễ làm bể đầu. Phần đáy lồng dốc 2 -30 để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông 1 – 1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vỉ hứng phân. Nếu bạn nuôi nhiều thì nên chồng các lồng lên nhau, cách nhau 1,0 – 1,2cm. Sau đó sử dụng vỉ hứng phân để đặt bên dưới.
  • Quy cách quây nuôi nền, dường kính 1 – 1,5m, cao 0,4m. Phần bên trên có bóng đèn và hệ thống chụp sưởi. Khi đó sẽ nuôi được 200 – 250 cút 1 tuần, 150 – 200 cút 2 tuần, 100 – 150 cút 3 tuần,…

Máng ăn, máng uống

Kinh nghiệm nuôi chim cút đẻ đó là phải cung cấp nguồn thức ăn tốt và sạch sẽ nhất cho chim. Bạn nên sử dụng máng ăn, máng uống cho sạch sẽ. Loại máng này có thể làm bằng nhôm hay nhựa treo xung quanh chuồng. Quy cách dài 0,5 hoặc 1,0m, rộng 6 – 7cm. cao 5 – 7cm. Đối với máng úm có thể làm nhỏ và thấp hơn đặt trong chuồng.

Mỗi ngày nên cho chim cút uống 50 – 100ml nước. Bạn phải đảm bảo rằng cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho cút uống tự do.

Thức ăn cho chim cút đẻ

Mỗi ngày cút ăn sẽ ăn từ 20 – 25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ một quả trứng nặng 10 – 11gr (bằng 10 % cơ thể). Vì thế thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố,… Công thức hỗn hợp thức ăn cho cút (tính trong là 10kg):

TTNguyên liệu thức ănCút con 26-28% đạmCút thịt 22- 24% đạmCút đẻ 24- 26% đạm
1Bắp2,04,02,5
2Tấm2,01,01,0
3Cám1,00,71,0
4Bột cá lạt1,51,01,2
5Bánh dầu đậu phọng1,22,0`,2
6Bột đậu nành rang1,00,51,5
7Bột đậu xanh1,00,51,0
8Bột sò0,10,10,3
9Bột xương0,10,10,1
10Premix khoáng0,050,010,05
11Premix sinh tố0,050,010,05
12ADE gói 10gr6 gói4 gói4 gói
13Bột cỏ

Kinh nghiệm nuôi chim cút đẻ đơn giản tại nhà

Đối với chim cút con 1 – 25 ngày:

  • Cút con nở ra phải để vào trong úm ngay. Có thể úm lồng hoặc úm nền, nhưng cần phải sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm.
  • Nhiệt độ úm: Tuần thứ nhất 34 – 350c, sau đó giảm dần mỗi tuần 30c. Đến tuần thứ tư không cần phải úm nữa.
  • Thoáng khí: ấm áp nhưng phải thoáng khí, để chim dễ thở và không bị bít hơi
  • Mật độ úm: Trong tuần 1: 200 – 250 con/m2, tuần 2: 150 – 200 con/m2. tuần 3: 100 – 1 50 con, tuần 4: 50 – 100 con/m2.
  • Thức ăn, nước uống: Ở giai đoạn úm nên đặt máng ăn, uống trong lồng, chuồng. Cho ăn những loại thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm (26 – 28%), sinh tố,… cho ăn nhiều trong ngày. Đặc biệt, nên bổ sung thêm sinh tố,… vào nước cho cút uống thường xuyên.

Đối với chim cút thịt 25 – 30 ngày:

  • Sau 25 ngày, chim sẽ chuyển sang chế độ nuôi thịt. Khẩu phần thức ăn thức ăn cho chim sẽ là vỗ béo, nhiều tinh bột, ít đạm (22 – 24%),… cho ăn, uống tự do cả ngày lẫn đêm.
  • Mật độ trung bình 50 – 70 con/m2, cút thịt xuất bán 40 – 50 ngày tuổi. 3.

Chọn giống và phối giống chim cút đẻ

Phương pháp chọn giống

Để có kinh nghiệm nuôi chim cút đẻ tốt nhất thì bạn nên chọn mua cút ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ đạt tiêu chuẩn. Giống cút phải thật khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn và háo ăn,… Đây cũng là lý do dẫn đến tỷ lệ đẻ ấp nở, nuôi sống cao, tăng trọng nhanh. Mang đến chất lượng chim cút ổn định và đồng đều. Tránh đồng huyết, dòng bố và dòng mẹ nuôi tách riêng để chọn lọc để dễ ghép đôi, giao phối

Nếu nuôi chim cút để được ngày 25 thì tiến hành chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng. Đặc điểm của cút trống là khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông da bóng mượt, thân hình gọn, lông ngực vàng, nặng 70 – 90gr. Đối với cút mái sẽ có đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đóm trắng đen. Ngoài ra, phần xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại,… Trọng lượng cút mái sẽ lớn hơn cút trống.

Phương pháp phối giống

Phải trên 3 tháng mới cho phối giống, phối giống sớm quá sẽ làm cho bầy cút mau tàn.

Nguồn: Kythuatnuoitrong.edu.vn

Bạn đang xem bài viết: Những kinh nghiệm quý giá về nuôi chim cút đẻ đơn giản tại nhà. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts