Những sâu bọ gây hại cho cây trồng phổ biến
CÁC BỆNH HẠI PHỔ BIẾN TRÊN CÂY XOÀI CÁC BỆNH HẠI PHỔ BIẾN TRÊN CÂY XOÀI Trong nông nghiệp có hàng trăm loài sâu bọ gây hại cho cây trồng. Trong số đó chỉ có khoảng 0.1% loài là thực sự có lợi cho cây trồng, phần còn lại đều là các loại côn trùng…
Trong nông nghiệp có hàng trăm loài sâu bọ gây hại cho cây trồng. Trong số đó chỉ có khoảng 0.1% loài là thực sự có lợi cho cây trồng, phần còn lại đều là các loại côn trùng phá hoại cho cây trồng, nông sản.
Những loài côn trùng, sâu bọ gây hại cho cây trồng, tuy nhỏ bé nhưng số lượng lại đông, nên chúng một khi phá hoại thì rất có hại cho chất lượng và năng suất cây trồng. Trong bài này công ty cây xanh Vuoncay.vn sẽ điểm mặt chỉ tên các loại côn trùng, sâu bọ gây hại cho cây trồng phổ biến trên cây trồng và cách ngăn chặn chúng, mời quý bà con cùng theo dõi.
Các loại côn trùng có hại thường thấy trên cây trồng.
1. Sâu Bướm.
Sâu Bướm là sâu bệnh hại cây trồng cực kỳ đáng sợ, đáng sợ vì tốc độ phát triển của chúng rất nhanh và thức ăn của chúng cũng rất phong phú như bắp cải, cải xanh, cải xoăn, cà chua, dưa chuột, rau, củ…
Khi vườn rau nhà bạn trổ hoa các loại bướm bay đến đẻ trứng trên các rau, củ. trứng sẽ nở ra ấu trùng và bắt đầu ăn, ăn và ăn. Sức ăn của chúng rất kinh khủng. Khi phát hiện có Bướm bay tới bà con cần kiểm tra vườn rau để bắt trứng của Bướm, sau đó phun thuốc trừ sâu, tốt hơn hết là trồng rau, củ trong nhà lưới sẽ ngăn chặn được bướm đẻ trứng và khỏi phải phun thuốc trừ sâu độc hại.
2. Con Rệp.
Rệp là loại sâu bọ gây hại cho cây trồng phổ biến nhất trong nông nghiệp, nó nhỏ nhưng bạn bè nó đông nên cũng dễ phát hiện, nó thường xuất hiện ở các loại cây cho hoa và một số cây ăn quả, con Rệp hay tấn công vào rễ, thân, lá, và quả của cây, hút nhựa và chất dinh dưỡng của cây, dẫn đến cây bị suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển, vàng lá và chết. Rệp còn là loài côn trùng sinh sôi nảy nở nhanh nên cần thường xuyên chăm sóc cây trồng và tiêu diệt gấp không cho nó đẻ trứng. khi phát hiện cần phải loại bỏ nó bằng thuốc sinh học.
3. Ốc Sên và Sên.
Ốc Sên và các loại Sên là loài sâu bệnh hại cây trồng chậm chạp nhưng tốc độ phá hoại của nó lại nhanh, rất nhanh, chúng thường ăn lá và thân của các loại rau và cây thu hoạch ngắn ngày, vết cắn của Ốc Sên cũng dễ làm cây bị nhiễm bệnh. Để tiêu diệt nó cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, và dùng vỏ trứng để ngăn ốc sên tới gần cây. Nó được liệt vào là loại sâu bọ gây hại cho cây trồng nghiêm trọng.
4. Bọ Sâu Tai.
Bọ Sâu Tai là loài côn trùng có vẻ ngoài khá đáng sợ, kích thước cũng khá lớn từ 20-25mm, có dáng thon dài, có 2 cái càng bự chà bá. Nó thường trú ẩn ở các vùng ẩm ướt, bụi rậm bụi cây. Nó ăn cả thực vật và côn trùng có lợi, vết cắn có thể làm cây bị nhiễm bệnh ảnh hưởng đến năng suất của rau, hoa. Cách tiêu diệt chúng là dùng bẫy hoặc giấy bẫy côn trùng đặt ở các gốc cây, bụi rậm.
5. Bọ Trĩ.
Bọ Trĩ là loài có dáng mảnh, thân dài, con trưởng thành không quá 1cm. Là loài côn trùng có hại chuyên chích hút chất dinh dưỡng và nhựa cây, không những thế trong quá trình chích, hút nó còn truyền virus vào cây làm cây nhiễm bệnh. Vì cơ thể khá nhỏ nên rất khó để nhận thấy nó, thường tấn công theo bầy và đối tượng tấn công của nó thường là cây hoa và các loại cây ăn quả như chanh dây, dưa lưới…Cách tiêu diệt dùng thuốc bảo vệ thực vật, mà tốt nhất là sử dụng lưới chống côn trùng để ngăn chặn loài bọ trĩ, phòng bệnh hơn chữa bệnh mà.
6. Nhện Đỏ.
Nhện Đỏ có kích thước nhỏ, rất nhỏ khó nhận biết được, con trưởng thành có kích thước không quá 1mm, Nhện Đỏ gây hại bằng cách hút nhựa cây, làm lá cong, vàng lá, héo và rụng. Chúng thường tụ tập đập phá theo bầy, thường được tìm thấy ở mặt dưới của lá gần gân lá chính. Mục tiêu tấn công của chúng là các loại cây ăn quả lâu năm như Vú Sữa, Bơ,…nếu không phát hiện kịp thời cây có thể bị chết. Nhện Đỏ có thể sống và gây hại quanh năm, những hoạt động mạnh nhất là khoảng tháng 2 tới tháng 5 khi mà mùa hạn kéo dài, để hạn chế loài côn trùng này bà con cần tưới nước thường xuyên cây trồng và tiêu diệt chúng bằng thuốc trừ sâu.
7. Ruồi Vàng.
Là loài côn trùng nhìn giống ruồi nhà nhưng nhỏ hơn, con trưởng thành có kích thước 5-7mm, hình thon dài, bay khỏe, màu nâu vàng có nhiều vết đen, loài này thường tấn công vào các loại cây ăn quả lâu năm như Táo, Mận, Dừa, Mít, Bưởi…chúng phá hoại trái cây bằng cách đậu vào trái chín hoặc gần chín, hút nhựa và đẻ trứng lên lớp vỏ của trái cây, trứng nở ra thành dòi, đục dần vào trong làm thối trái dẫn đến rụng hàng loạt, ruồi vàng tuy nhỏ nhưng thường đi hội đồng nên sức tàn phá cũng nguy hiểm không kém, cách ngăn chặn là trồng cây trong nhà lưới để ngăn và sử dụng thuốc trừ sâu nếu phát hiện chúng trong vườn.
Tìm hiểu công dụng và lợi ích sử dụng của lưới trùm cam bảo vệ Ruồi Vàng tuyệt đối.
8. Ruồi Trắng.
Cũng giống Ruồi Vàng, Ruồi Trắng có kích thước nhỏ, là loài có cánh, trên người thường có phấn hoặc sáp nên được gọi là Ruồi Trắng, nó thường tấn công vào các loại cây có múi như Cam, Bưởi, Quýt và các loại rau quả như Tía Tô, Xà Lách, Cà Chua…thường được tìm thấy phía dưới lá nên rất khó tiêu diệt chúng, để diệt Ruồi Trắng bà con sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và trồng cây trong lưới chống côn trùng.
9. Bướm Đêm.
Bướm Đêm hay còn gọi là Ngài, có hình dáng gần giống với sâu bọ gây hại cho cây trồng – Bướm thông thường, có kích thước tương đối lớn từ 35-38mm, màu vàng nâu, loài ngài rất thích mùi tinh dầu có trong Cam, nên Cam là loại quả tấn công ưa thích của Ngài, chúng thường đi chích phá vào ban đêm nên rất khó bị phát hiện, cách tiêu diệt là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật xịt vào buổi tối tiêu diệt Ngài, để tránh Bướm Đêm quay lại bà con nên trùm lưới chống côn trùng cho cam.
10. Sâu ăn lá.
Sâu ăn lá là loài sâu bọ gây hại cho cây trồng rất đáng gờm, vì Sâu ăn lá có màu xanh như màu lá nên rất khó phát hiện được. Đúng như cái tên gọi loại sâu này chủ yếu ăn lá của các loại cây trồng và hoa màu, vết cắn của loài sâu này cũng đễ làm cây bị nhiễm bệnh, cần phải kiểm tra thật kỹ mới có thể phát hiện được Sâu ăn lá, tiêu diệt chúng bằng cách bắt bằng tay hoặc sử dụng thuốc diệt sâu.
11. Rệp Sáp.
Rệp Sáp có hình bầu dục, thân mềm, có lớp bụi phấn bao bọc phía ngoài thân, chúng hay bu trên lá non hoặc trong kẻ của các loại trái cây, nó phá hoại cây trồng bằng cách hút nhựa cây, vết thương từ rệp sáp gây ra có thể làm cây nhiễm bệnh và tạo điều kiện cho nấm có hại xâm nhập dẫn đến cây còi cọc, thiếu dinh dưỡng và chết cây. Cách chống sâu bọ gây hại cho cây trồng này là dùng bình phun áp lực để thổi sạch Rệp Sáp sau đó phun thuốc bảo vệ thực vật sao cho ướt đều cả cây lẫn lá.
Xem thêm:
Cách ngăn chặn sâu bọ, côn trùng có hại cho cây trồng.
Người ta thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tốt hơn hết bà con nên sử dụng lưới chống côn trùng và sâu bọ gây hại cho cây trồng, lợi ích khi sử dụng lưới chống côn trùng rất lớn như: ngăn chặn các loại côn trùng phá cây trái, giảm được lượng thuốc bảo vệ thực vật xịt lên cây, làm tăng giá trị nông sản, không tốn nhiều công sức và tiền của khi canh tác…