Nước lợ nuôi được những loại cá gì? Thủy sản nước lợ nào nuôi tốt nhất?

Nâng cao kinh tế nhờ mô hình nuôi cá lồng bè trên biển Nâng cao kinh tế nhờ mô hình nuôi cá lồng bè trên biển Nước lợ nuôi được những loại cá gì? Thủy sản nước lợ nào nuôi tốt nhất? Nước lợ là nguồn nước ngọt bị nhiễm độ mặn khi nước biển…

Nâng cao kinh tế nhờ mô hình nuôi cá lồng bè trên biển
Nâng cao kinh tế nhờ mô hình nuôi cá lồng bè trên biển

 Nước lợ nuôi được những loại cá gì? Thủy sản nước lợ nào nuôi tốt nhất?

Nước lợ nuôi được những loại cá gì? Thủy sản nước lợ nào nuôi tốt nhất?

Nước lợ là nguồn nước ngọt bị nhiễm độ mặn khi nước biển lấn vào đất liền tạo ra một loại nước rất khó trong việc sinh hoạt hằng ngày. Nhưng điểm mạnh của loại nước này là chúng ta có thể nuôi được cả thủy sản nước mặn và nước lợ đều sống cực kỳ tốt. Do đó, chúng tôi sẽ giới thiệu về một số loại cá có thể nuôi tốt ở nước lợ. Hãy cùng theo dõi nhé!

Top những loại cá nuôi tốt ở nước lợ và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân

Cá bớp

Cá bớp hay còn được gọi với cái tên cá bóp hay cá giò. Nó có khả năng sinh sống cực tốt ở cả nước mặn và nước lợ. Khối lượng mỗi con ở tuổi trưởng thành tầm 5 – 10 kg. Thân hình thuôn dài và tròn, phần đầu to kèm với miệng vô cùng rộng, hàm răng sắc nhọn nhưng mắt trông khá bé so với tỷ lệ cơ thể của cá bớp. Lớp da tương đối dày và có lớp mỡ dày phía dưới da. Giá tiền giống để mua cá này rất rẻ nhưng bạn phải chăm sóc, tắm rửa sạch sẽ cho nó để nó phát triển mạnh nhất và nhanh tới kỳ thu hoạch đến size theo yêu cầu của các thương buôn.

<em>cá bớp sống ở cả nước lợ và nước mặn</em>

Cá chẽm

Cá chẽm hay còn được gọi là cá vược, chúng cũng có thể sống trong môi trường nước mặn và nước lợ. Chúng thường cư trú ở các hang và những nơi có nhiều cỏ biển. Loại thủy sản này được nuôi phổ biến ở Miền Tây.

Thân cá chẽm hình thoi và dẹp bên, chiều dài trung bình từ 20 – 25cm. Đầu nhọn, miệng rộng và hơi so le, còn răng dạng nhung và không có răng nanh. Trên nắp mang có gai nhọn cứng, vây lưng gồm có 2 vi: vi trước thường có 7 – 9 gai cứng trong khi vi sau có 10 – 11 tia mềm. Vi đuôi tròn và có hình quạt. Vây đuôi tròn lồi, thân màu xám, bụng trắng bạc.

<em>cá chẽm được nuôi nhiều ở cả nước lợ và nước mặn</em>

Cá mú

Cá mú họ hàng với cá song. Cá mú có hai loại thường thấy là cá mú đen và cá mú trân châu cả hai đều sống rất tốt ở cả nước mặn và nước lợ. Chiều dài của cá mú dao động từ khoảng 10 – 270cm. Thân hình mập chắc, miệng to cùng với nhiều gai nhỏ trên nắp mang. Vây lưng khía hình chữ V và có từ 7 – 12 gai. Vây hậu môn có 3 gai, vây đuôi thì thuôn tròn và cụt hoặc có hình lưỡi liềm. Cá mú có hàm răng nhọn và có một cặp răng to trông như răng nanh mọc ở hàm dưới.

Cá mú là một loài cá dữ nó cả thể ăn bất chấp loại gì nhỏ hơn nó như là: cá con, tôm, mực,.. thậm chí nó có thể ăn thịt đồng loại của nó. Nhưng giá thành của cá này cũng rất cao do đó đây cũng là một sự lựa chọn nếu bạn muốn nuôi trồng thủy sản.

<em>Cá mú trưởng thành được nuôi ở nước lợ</em>

Bạn có thể xem chi tiết mô hình nuôi cá mú đạt hiệu quả cao tại đây.

Cá nâu

cá nâu hay còn được gọi là cá hói hoặc cá dĩa thái. Thân cá này khá dẹp, bên hơi cao và lưng hình vòm, nếu nhìn ngang gần như là hình tròn. Đầu nhỏ và ngắn, mõm hơi tù, miệng nhỏ và hàm có răng mịn, đều. Mắt cá to, lớn vừa phải.

Cá nâu là loại cá của thiên nhiên do đó rất ít người nuôi. Đa phần cá nâu được đánh bắt bằng cách câu hoặc thả lưới nên luôn giữ được độ tươi ngon và hương vị vốn có của cá. Nhưng bạn hãy lưu ý trong quá trình làm cá này vì nó có những chiếc gai có nọc độc trên lưng và phía dưới bụng. Do đó, hãy cẩn thận nhé!

Tham khảo thêm: Hướng dẫn chi tiết mô hình nuôi cá nâu mang lại hiệu quả cao cho người nuôi.

<em>Cá nâu được nuôi nhiều ở nước lợ</em>

Cá dìa

Cá dìa là loại thủy sản nước lợ sống theo bầy đàn. Chúng thường hay tập trung ở các vùng biển ở miền trung. Cá dìa thuộc loài cá da trơn, thân dẹp và lớp da màu nâu xám nhưng phần bụng có màu bạc đốm hoa vàng. Cá dìa trưởng thành sẽ có kích thước cỡ bằng bàn tay người lớn, kèm với trọng lượng trung bình khoảng 250gr.

Loài cá này có giá thành cực kỳ cao nhưng không có giống để nuôi. Do đó thường những loại cá này thì người dân đánh bắt hoặc đi câu mới có được.

<em>Cá dìa sống nước lợ sống chủ yếu ở miền Trung</em>

Cá chim vây vàng

Cá chim vây vàng được nuôi chủ yếu ở các vùng ven biển và trong các ao nước mặn, nước lợ. Thân cá hình dẹp, màu ánh bạc và vây vàng. Trọng lượng trung bình đạt khoảng 600 – 800gr, có giá trị kinh tế rất cao. Chất lượng thịt ngon, mềm, có giá thành tương đối cao nên đa phần thường được ưu tiên đi xuất khẩu.

<em>Cá chim vây vàng là loại cá nước lợ có giá thành cực cao</em>

Nếu quý khách đang sinh sống ở vùng nước ngọt thì không sao. Vẫn có những loại thủy sản nước ngọt mang lại giá trị kinh tế cực kỳ lớn. Hãy tham khảo bài viết này nhé!

Bên trên là top 6 những loại cá nước lợ được chúng tôi tìm hiểu là có được rất nhiều người quan tâm. Không chỉ về giá thành bán được mà còn về thịt của những loại thủy sản nước lợ này cũng rất ngon. Hy vọng bài viết này sẽ giúp quý khách giải đáp nhiều thắc mắc bấy lâu nay.

Bạn đang xem bài viết: Nước lợ nuôi được những loại cá gì? Thủy sản nước lợ nào nuôi tốt nhất?. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts