Nuôi tôm cảnh những điều cần biết để tôm cảnh lên màu đẹp

SINH SẢN TÔM CẢNH (PHẦN 1) | SETUP HỒ SINH SẢN CƠ BẢN SINH SẢN TÔM CẢNH (PHẦN 1) | SETUP HỒ SINH SẢN CƠ BẢN Nuôi tôm cảnh những điều cần biết để tôm cảnh lên màu đẹp Nuôi tôm cảnh có khó không? Cần phải chuẩn bị những gì trước khi nuôi tôm…

SINH SẢN TÔM CẢNH (PHẦN 1) | SETUP HỒ SINH SẢN CƠ BẢN
SINH SẢN TÔM CẢNH (PHẦN 1) | SETUP HỒ SINH SẢN CƠ BẢN

Nuôi tôm cảnh những điều cần biết để tôm cảnh lên màu đẹp

Nuôi tôm cảnh có khó không? Cần phải chuẩn bị những gì trước khi nuôi tôm cảnh? Cần cho tôm cảnh ăn gì để tôm lên màu đẹp, ít nhiễm bệnh tật? Đó là những câu hỏi thường gặp nhất mà những người mới nuôi tôm cảnh muốn tìm hiểu. Bài viết dưới đây Suckhoecuocsong sẽ giới thiệu đến bạn đọc cách nuôi và chăm sóc tôm cảnh chuẩn nhất.

Tôm cảnh sở hữu nhiều màu sắc rực rỡ như: đỏ, xanh da trời, xanh lá,…nên được rất nhiều người yêu thích. Một số dòng tôm cảnh được nuôi nhiều nhất hiện nay phải kể đến như:

+ Tôm cảnh dòng Procam (dòng tôm này có màu chủ đạo là xanh dương, trắng, cam và đỏ)

+ Tôm cảnh dòng Destructor (dòng tôm này có màu xanh dương, đen, trắng, Xanh rêu, nâu đất)

+ Tôm cảnh dòng Pro Ghost cam và thường (đây là loại càng dài sở hữu màu tuyệt đẹp như màu xanh cam phối trắng, nâu đỏ xanh trắng phối nhau…)

Hướng dẫn cách chọn tôm cảnh chất lượng

+ Nên chọn những chú tôm năng động, bơi khỏe, di chuyển linh hoạt.

+ Chọn những con tôm háu ăn.

+ Khi chọn màu nên chọn những con có màu sắc rực rỡ không chọn những con có màu nhạt.

+ Chọn tôm vẫn còn đầy đủ hai càng, râu và không có dấu hiệu bị thương.

+ Không chọn những con tôm yếu, di chuyển chậm hoặc bị bệnh, mất càng, bị nấm hoặc kí sinh trùng, vi khuẩn.

+ Nên chọn mua tôm ở địa chỉ bán tôm cảnh uy tín, có kiểm định chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

+ Nên chọn những con tôm có khả năng leo trèo tốt.

Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc tôm cảnh

Tôm cảnh rất dễ nuôi, cũng không quá cầu kỳ về khâu thức ăn nên để đảm bảo cho tôm phát triển người nuôi cần chuẩn bị những yếu tố dưới đây thật tốt.

Bể nuôi tôm cảnh

Nuôi tôm cảnh người nuôi cần chuẩn bị bể nuôi tầm 20-40 lít nước. Trong một bể nuôi mật độ tôm nuôi trong bể tốt nhất từ 2-3 con tôm, không nên nuôi quá nhiều. Nếu bạn muốn nuôi tôm có số lượng nhiều nên chọn bể nuôi có diện tích lớn hơn để tránh việc chúng đánh nhau tranh giành thức ăn, lãnh thổ.

Dưới bể nuôi tôm cảnh nên rải ít sỏi, nhan thạch cho tôm chơi đùa. Bên trong hồ nuôi tôm nên trang bị một bộ lọc trong hồ để cung cấp oxy cho tôm. Nếu như không có điều kiện lắp đặt bộ lọc bạn có thể nên thiết kế một nơi nhô lên khỏi mặt nước để tôm có thể leo trèo, hít oxy.

Nhiệt độ bể nuôi

Nhiệt độ thích hợp trong bể nuôi nên dao động từ khoảng 20-30 độ, độ Ph của nước từ 6.5-8.2 là thích hợp nhất.

Trang trí bể nuôi

Đặc tính sinh sống của tôm chính là lẩn trốn và đào hang nên khi nuôi trong bể nuôi bạn cần cung cấp hang cho tôm cảnh bằng cách bỏ vào bể nuôi các khúc gỗ mục, nhà gốm hoặc đoạn ống nhựa, vỏ ốc, sỏi suối, nham thạch to hoặc nhuyễn đều được …Ngoài ra, nên trang trí thêm cho bể nuôi mỏn đá, nhánh cây để tạo điều kiện cho tôm thỏa sức vận động.

Lưu ý không nên lót nền bằng sỏi xây dựng bởi chúng có thể làm cho tôm bị kẹt vỏ dẫn đến tử vong hoặc bị thương, gẫy càng.

Có nên lắp đèn trang trí trong bể nuôi tôm cảnh?

Bạn có thể lắp đặt đèn trang trí trong bể nuôi tôm cảnh hoặc không cần lắp đặt. Bởi tôm cảnh không giống như tép cảnh màu sắc của chúng không phụ thuộc vào bóng đèn mà khi nuôi ở trong môi trường thích hợp chúng sẽ lên màu đẹp, rực rỡ.

Nước nuôi tôm cảnh

Chọn nước sạch, không lẫn tạp chất, mùi lạ, hóa chất không lấy nước gần khu vực nước xả thải sinh hoạt, nhà máy. Bạn có thể sử dụng nước giếng khoan hoặc nước máy đã được khử Clo.

Mỗi tuần nên thay nước cho bể nuôi tôm từ 1-2 lần, mỗi lần thay không thay hết nước trong bể nuôi mà chỉ cần thay 30-50% thể tích nước trong bể nuôi

Thức ăn nuôi tôm cảnh

Tôm cảnh là loài ăn tạp nên thức ăn chủ yếu của chúng là trùm chỉ, cá nhỏ, rong rêu, bắp cải luộc, hạt khô, tép luộc,… Ngoài ra, bạn nên cho tôm cảnh ăn thêm rong, cây thủy sinh, lá bàng khô

+ Tép luộc: Đây là loại thức ăn được nhiều người nuôi tôm cảnh sử dụng nhiều nhất. Bởi tép luộc sau khi đã được luộc trong nước sôi sẽ phòng tránh được bệnh hay sán trong tép lây qua cho tôm, bảo quản tép được lâu hơn.

+ Artemia: Đối với loại thức ăn này sẽ có tác dụng cung cấp đạm cho tôm

+ Thức ăn khô: Loại thức ăn này bạn có thể mua tại các cửa hàng, có giá thành khá rẻ, tiết kiệm thời gian cho bạn. Khi cho thức ăn khô nên kết hợp với tép luộc hoặc Artemia

Sau khi tôm ăn xong dùng vợt lấy hết lượng thức ăn thừa trong bể nuôi để tránh ô nhiễm nguồn nước nuôi, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Hàng ngày nên chia làm nhiều lần và mỗi lần nên cho ăn một lượng thức ăn nhỏ.

Hi vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn mới bắt đầu nuôi tôm cảnh. Chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ có được những con tôm khỏe mạnh, có màu sắc rực rỡ, nổi bật.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

  • Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con

    Khác với chim yến con khi sinh sống trong môi trường tự nhiên được chim yến bố mẹ chăm sóc nên chúng sẽ sở hữu khả năng tập bay tốt hơn.

  • Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?

    Nuôi chim yến không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, hạn chế các loài sâu bệnh hại cây trồng đồng thời nuôi chim yến cũng đem lại nhiều tác hại không mong muốn.

  • Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất

    Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào?

  • Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao

    Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng.

  • Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ

    Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

  • Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả

    Những thanh ván gỗ nhà nuôi chim yến bị nấm mốc phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi chim yến. Bởi trong quá trình xử lý nấm mốc người nguôi không biết cách xử lý đúng sẽ khiến thay đổi môi trường sống, chim yến bỏ đi.

  • Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến

    Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả

  • Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất

    Chuột là một trong những loài động vật gây hại cho chim yến, chúng không chỉ phá hoại tổ yến mà còn khiến chim yến bỏ đi nơi khác an toàn hơn để sinh sống gây thiệt hại cho người nuôi yến.

  • Thời điểm thu hoạch tổ yến, cách lấy tổ yến đúng chuẩn

    Tổ chim yến chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình khai thác tổ yến nhiều người nuôi yến chưa biết cách thu hoạch tổ yến đúng khiến chất lượng tổ yến bị ảnh hưởng, năng suất không cao.

  • Cách lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến đúng chuẩn

    Lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc yến có vào sinh sống lâu dài hay không?

Bạn đang xem bài viết: Nuôi tôm cảnh những điều cần biết để tôm cảnh lên màu đẹp. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts