Nuôi tôm mùa đông không khó nếu chúng ta nắm vững những kỹ thuật sau
Nuôi Tôm Chi Phí Thấp Hiệu Quả Cùng Chú Bảy Với Sản Lượng 4 Tấn Trên 1000m2 Nuôi Tôm Chi Phí Thấp Hiệu Quả Cùng Chú Bảy Với Sản Lượng 4 Tấn Trên 1000m2 Việc nuôi tôm vụ đông nếu thành công sẽ mang lại nguồn thu lớn cho bà con. Tuy nhiên để làm…
Việc nuôi tôm vụ đông nếu thành công sẽ mang lại nguồn thu lớn cho bà con. Tuy nhiên để làm được điều đó thì người nuôi nhất định phải nắm vững được những kỹ thuật cơ bản nhất.
Ngay sau đây, chúng tôi xin trình bày đến quý đôc giả một số thông tin hữu ích xoay quanh việc nuôi tôm mùa đông, từ rủi ro thường gặp cho đến những kỹ thuật tối quan trọng – xin mời bạn đọc cùng theo dõi nhé
Những rủi ro thường gặp khi nuôi tôm vụ đông
Vụ nuôi tôm vào mùa đồng luôn được xác định là khó khăn. Tính rủi ro cao do thời tiết, dịch bệnh hoành hành. Ngoài ra, tôm vụ đông còn phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi do nhiệt độ thấp, người nuôi phải đầu tư nhiều hơn các thiết bị máy móc để ổn định nhiệt độ. Cùng với đó là thời gian nuôi dài (4-5 tháng), quản lý môi trường cũng khó khăn.
Đặc biệt, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm luôn khá lớn vào mùa đông, điều này sẽ cản trở quá trình sinh trưởng của tôm. Hơn nữa, sự chênh lệch nhiệt độ này còn tạo ra môi trường thuận lợi cho một số căn bệnh ở tôm phát triển, điển hình như: bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy…
Tôm sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ từ 25-32 độ C. Khi nhiệt độ thấp, tôm bị giảm khả năng bắt mồi, khả năng tiêu hóa kém và giảm sức đề kháng. Nhiệt độ thấp cũng làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước ao nhất là vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến quá trình thở của tôm.
Tuy nhiên, dù rủi ro là vậy nhưng nếu vụ nuôi thành công thì bà con sẽ thu về khoản lợi nhuận rất lớn, thường là gấp 2 đến 3 lần so với nuôi chính vụ.
Xem thêm:
- Phải chăm sóc tôm trong mùa mưa thế nào mới đúng? dưới đây là câu trả lời chính xác nhất
- Bà con cần áp dụng ngay kỹ thuật nuôi cá theo mô hình “sông trong ao” để thu lợi nhuận cao
- Nuôi thủy hải sản trong điều kiện thời tiết thất thường, đâu là lưu ý quan trọng?
- Kỹ thuật nuôi tôm giống nước lợ vụ Đông ở miền Bắc không quá phức tạp nếu bà con nắm vững 4 lưu ý sau
Kỹ thuật nuôi tôm mùa lạnh
– Tuân thủ đúng lịch thời vụ; hạn chế thả nuôi vào thời điểm thời tiết lạnh.
– Thả nuôi với mật độ phù hợp; giảm mật độ nuôi so với vụ nuôi thông thường. Tuân thủ các biện pháp kỹ thuật trong xử lý nước; xử lý ao, chăm sóc tôm trong suốt quá trình nuôi.
– Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường; đảm bảo các chỉ tiêu trong phạm vi thích hợp bằng cách sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học xử lý đáy ao; xử lý nước ao; hút xi phông đáy ao; tuần hoàn hoặc thay nước định kỳ.
– Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự sinh trưởng của tôm. Tăng cường sức khỏe và đề kháng của tôm; giữ cho tôm không bị “sốc” bằng cách trộn vitamin C; vitamin B complex; men tiêu hóa vào thức ăn và giữ môi trường ổn định.
– Ngưng hoặc giảm thức ăn; không tăng lượng thức ăn theo tính toán khi canh vó (nhá) khi nhiệt độ giảm mạnh và đột ngột.
– Đảm bảo mực nước trong vuông/ao nuôi phù hợp để giảm chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Đối với ao nuôi thâm canh mực nước nên từ 1,2-1,4m trở lên. Sử dụng mái che toàn phần hay một phần cũng giúp giảm sự chênh lệch nhiệt độ.
– Tăng cường thời gian chạy quạt; nhất là thời điểm trời ít nắng và ban đêm để cung cấp đủ oxy cho tôm. Không tự ý dùng thuốc; hóa chất để phòng trị bệnh tôm;
– Khi phát hiện tôm nuôi bị nhiễm bệnh do vi khuẩn cần sử dụng thuốc diệt khuẩn (Iodine, BKC…) để điều trị. Nếu tôm nuôi bị nhiễm bệnh do virus thì nên thu hoạch sớm, càng chần chừ càng thiệt hại nặng.
Trên đây là những kỹ thuật quan trọng nhất mà bà con cần lưu tâm để có được vụ nuôi tôm mùa đông thuận lợi. Chúc bà con có một vụ nuôi bội thu.
Trích dẫn từ vietlinh.us
Lê Dung