Nuôi tôm sú theo mô hình công nghiệp
Nuôi Don Sinh Sản: Những Điều Cơ Bản Nhất Định Phải Biết | Don Đẻ Bao Nhiêu Con 1 Năm ? Nuôi Don Sinh Sản: Những Điều Cơ Bản Nhất Định Phải Biết | Don Đẻ Bao Nhiêu Con 1 Năm ? Mô hình nuôi tôm sú không còn xa lạ với nhiều người dân…
Mô hình nuôi tôm sú không còn xa lạ với nhiều người dân hiện nay. Nhưng để có thể nuôi tôm đúng cách và đạt hiệu quả cao thì không hề đơn giản chút nào. Nếu bà con không nắm được kỹ thuật nuôi tôm sú thì sẽ khó có thể giúp tôm phát triển nhanh và có hiệu quả kinh tế cao được.
1. Đôi nét về tôm sú
Tôm sú là một trong những giống tôm có giá trị thương phẩm cao trên thị trường. Loài tôm này có tên khoa học là Penaeus monodon. Đây là một loài động vật giáp xác đại dương nhưng nó đã được thuần hóa để nuôi làm thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Tôm sú thường phân bố chủ yếu ở khu vực Ấn-Ty-Thái Bình Dương. Loài tôm này gây được ấn tượng khi chúng có chiều dài lên đến 36cm. Còn tôm sú cái có con nặng đến 650g. Hiện nay, tôm sú không chỉ là loài tôm mang lại giá trị kinh tế cao khi nuôi mà còn được đánh giá là loài tôm pan đan lớn nhất thề giới.
2. Kỹ thuật nuôi tôm sú
Nếu áp dụng đúng kỹ thuật nuôi tôm sú thì một mùa vụ nuôi tôm này có thể thu đến 4 tấn/ha. Đây là con số rất ấn tượng và nó cũng là cơ hội làm giàu của nhiều bà con hiện nay.
- Chuẩn bị ao nuôi tôm sú
Cách nuôi tôm sú hiệu quả chính là việc chuẩn bị ao. Công việc này bà con cần phải chú ý các yếu tố sau để tôm sú có được môi trường phát triển tốt nhất.
– Đối với ao lắng thì bà con cần sử dụng nước mặn hoặc nước lợ được trữ lắng trong thời gian từ 7-10 ngày . Sau đó, bà con sử dụng clorin 15-30ppm để tiệt trùng.
– Đối với ao nuôi thì cần phải cải tạo ao nuôi tôm sú để đảm bảo ao có độ PH và các điều kiện sống cho tôm đủ tiêu chuẩn nhất. Sau đó, bà con lấy túi lọc để đưa nước từ ao lắng qua ao nuôi. Chú ý là độ sâu của nước trong ao nuôi chỉ nên khoảng từ 0,8-1m là tốt nhất.
– Trong kỹ thuật nuôi tôm sú bà con cần phải thực hiện tạo màu nước tự nhiên cho tôm. Cách tạo màu cũng khá đơn giản. Bà con lấy phân DAP và bột dinh dưỡng hoà với nước. Sau đó thực hiện bón ao hàng ngày đến khi đạt độ trong 0,3-0,4m. Công việc này cần làm trước khi thả tôm sú vào ao nuôi 7 ngày.
- Chọn tôm sú thả giống
Ngoài việc tìm đến cơ sở cung cấp tôm sú giống có uy tín và thương hiệu trên thị trường thì bà con cũng cần phải chú ý đến một số đặc điểm để có thể chọn tôm giống được chất lượng nhất như sau:
– Tôm sú chọn làm giống để nuôi phải linh hoạt, khỏe mạnh.
– Bà con nên chọn tôm có hình dáng thon dài, ruột đầy thức ăn. Điều này chứng tỏ là khả năng bắt mồi tốt.
– Đầu tôm sú có tỉ lệ tòe nhỏ hơn 10%.
Bà con lưu ý khi chọn tôm sú giống không nên vì ham rẻ mà chọn những cơ sở kém chất lượng. Bởi giống tôm này có giá trị kinh tế cao nên giá mua tôm giống cũng không rẻ. Nếu bà con chọn không kỹ sẽ thiệt hại kinh tế rất lớn nếu tôm bị chết hay bị bệnh trong quá trình nuôi.
Trong cách nuôi tôm sú thì bà con nên lưu ý là chỉ thả tôm vào ao nuôi khi thời tiết mát mẻ. Đặc biệt là vào sáng sớm hay chiều muộn. Nếu trời sắp mưa hay đang mưa thì bà con tuyệt đối không thả tôm.
Tùy theo phương thức nuôi tôm sú của bà con là quảng canh, thâm canh hay bán thâm canh mà bà con thả tôm với mật độ thích hợp nhất.
- Cách cho tôm sú ăn
Để có thể giúp tôm sú phát triển tốt thì ngoài việc nắm được kỹ thuật nuôi tôm sú khi làm ao nuôi hay chọn giống thì cách cho tôm sú ăn cũng là điều mà bà con cần lưu ý như sau:
– Ngày đầu tiên khi bà con thả tôm vào ao thì nên cho tôm ăn với lượng thức ăn từ 1,5 – 2 kg/100.000 . Sau đó sẽ cách 2 ngày lại tăng lượng thức ăn thêm khoảng từ 0,2 – 0,3 kg/100.000g.
– Khi tôm sú được nuôi từ 7 – 9 ngày thì bà con nên tập cho cho tôm có thói quen ăn cách bờ từ 2 – 4m . Lưu ý là cách cho tôm sú ăn trong giao đoạn này nên là thức ăn ở dạng bột mịn.
– Từ ngày 15 trở đi, tôm sú có thể ăn bằng sàng. Bà con nên đặt sàng cách bờ từ 1,5 – 2m, với mật độ sàng khoảng 2 – 3 sàng cho từ 1.600 – 2.000 mét vuông.
Bà con cần lưu ý kỹ thuật nuôi tôm sú khoa học nhất để tôm phát triển tốt là cứ sau 15 ngày thì bà con nên bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất và men tiêu hóa cần thiết để giúp tôm sú có thể tăng sức đề kháng, phát triển đều. Đặc biệt, trong cách cho tôm sú ăn thì bà con cần phải chọn các loại thức ăn có độ đạm từ 35 – 42% . Thứ ăn cần phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Lưu ý là mùi của thức ăn phải có mùi đặc trưng và mùi này phải có khả năng kích tích tôm sú săn mồi. Khi tôm đạt trọng lượng >= 25g/con thì bà con có thể thu hoạch.
Những thông tin về kỹ thuật nuôi tôm sú cũng như cách cho tôm sú ăn mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp bà con yên tâm hơn khi chọn giống tôm sú để nuôi và phát triển kinh tế của mình đúng không nào. Chúc bà con thành công !
=> Xem thêm: Nuôi tôm chân trắng thương phẩm như thế nào?
Câu Hỏi Thường Gặp
Đôi nét về tôm sú là gì?
Tôm sú là một trong những giống tôm có giá trị thương phẩm cao trên thị trường. Loài tôm này có tên khoa học là Penaeus monodon. Đây là một loài động vật giáp xác đại dương nhưng nó đã được thuần hóa để nuôi làm thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Tôm sú thường phân bố chủ yếu ở khu vực Ấn-Ty-Thái Bình Dương. Loài tôm này gây được ấn tượng khi chúng có chiều dài lên đến 36cm.
Kỹ thuật nuôi tôm sú như thế nào hiệu quả?
(1) Chuẩn bị ao nuôi tôm sú: Cách nuôi tôm sú hiệu quả chính là việc chuẩn bị ao. Công việc này bà con cần phải chú ý các yếu tố sau để tôm sú có được môi trường phát triển tốt nhất; (2) Chọn tôm sú thả giống: Tôm sú chọn làm giống để nuôi phải linh hoạt, khỏe mạnh. Tôm có hình dáng thon dài, ruột đầy thức ăn; (3) Cách cho tôm sú ăn: Ngày đầu tiên khi bà con thả tôm vào ao thì nên cho tôm ăn với lượng thức ăn từ 1,5 – 2 kg/100.000 . Sau đó sẽ cách 2 ngày lại tăng lượng thức ăn thêm khoảng từ 0,2 – 0,3 kg/100.000g. Khi tôm sú được nuôi từ 7 – 9 ngày thì bà con nên tập cho cho tôm có thói quen ăn cách bờ từ 2 – 4m. Từ ngày 15 trở đi, tôm sú có thể ăn bằng sàng. Bà con nên đặt sàng cách bờ từ 1,5 – 2m, với mật độ sàng khoảng 2 – 3 sàng cho từ 1.600 – 2.000 mét vuông.
Originally posted 2019-08-18 15:26:33.