Ô nhiễm do chăn nuôi và giải pháp – Công ty TNHH Công nghệ Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng biện pháp sinh học Xử lý chất thải chăn nuôi bằng biện pháp sinh học Chăn nuôi đem lại nguồn thu lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nó cũng thải ra một lựơng lớn chất thải không được xử lý gây ra tình…
Chăn nuôi đem lại nguồn thu lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nó cũng thải ra một lựơng lớn chất thải không được xử lý gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Để giải quyết tình rạng này, cần thực hiện đồng thời các biện pháp hạn chế và xử lý nước thải, chất thải do chăn nuôi gây ra
1 Tình trạng ô nhiễm do chăn nuôi gây ra
1.1 Ô nhiễm do kim loại nặng do chất thải chăn nuôi
Ở Việt Nam hiện nay, tổng khối lượng chất thải chăn nuôi bình quân khoảng 73 triệu tấn/năm. Đồng (Cu) và kẽm (Zn) tồn dư trong chất thải chăn nuôi là hai trong nhiều yếu tố gây ô nhiễm kim loại nặng đối với đất và nước. Việc bổ sung oxid kẽm (ZnO) với hàm lượng quá cao trong thức ăn cho lợn so với quy định để phòng ngừa tiêu chảy là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này. Lượng kẽm dư thừa này được thải ra qua đường tiêu hóa, một phàn sẽ được thải ra nguồn nước gây ô nhiễm kim loại nặng cho nước, một phần được đem đi bón cho cây trồng. Hàm lượng kim loại nặng trong phân của vật nuôi sẽ xâm nhập vào đất trồng rau và tồn lưu trong các nông sản, đặc biệt là đối với các loại rau ăn lá như cải ngọt, cải xanh, xà lách.
Một cuộc khảo sát nhằm đánh giá ô nhiễm kim loại nặng gây ra bởi phân gia súc tại Anh Quốc cho thấy lượng kẽm thải ra từ phân vật nuôi gây ô nhiễm môi trường chiếm đến 35% so với các yếu tố gây ô nhiễm kim loại nặng khác.
1.2 Vấn đề thải NH3 vào không khí của chăn nuôi
Ammoniac (NH3) có trong khí, trước hết là từ sự phân hủy và bốc hơi của các chất thải vật nuôi. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, sử dụng phân bón) đã được xác định là các nguồn lớn thải khí NH3 ra môi trường. Số lượng của đàn vật nuôi đã và đang tăng đáng kể, cũng tương tự là sự phát thải của NH3 từ phân bón nitơ (Sutton et al. 1993). Sự gia tăng mạnh nhất gây ra bởi nhóm vật nuôi lợn và gia cầm. Trong các hoạt động chăn nuôi, sự thải NH3 vào môi trường trước hết là từ chuồng trại, nuôi vỗ béo mở (hở), chế biến và giữ trữ phân, sử dụng phân bón trên đất, . . ..
Nitơ được thải ra ở dạng ure (động vật có vú) hoặc axit uric (chim) và NH3, nitrogen hữu cơ trong phân và nước tiểu của vật nuôi. Để biến ure hoặc axit uric thành NH3 cần có enzyme urease. Sự biến đổi này xẩy ra rất nhanh, thường là trong ít ngày. Biến đổi các dạng phức hợp nitrogen hữu cơ trong phân xẩy ra chậm hơn (hàng tháng hoặc hàng năm). Trong cả 2 trường hợp, nitrogen được biến đổi thành hoặc là ammonium (NH4+) trong điều kiện pH axit hoặc trung tính hoặc thành ammoniac (NH3) trong điều kiện pH cao hơn.
NH3 thoát ra sẽ gây ảnh hưởng xấu (-) lên môi trường, như làm axit hóa đất và gây phì nhiêu hóa nước mặt giúp thực vật (tảo độc hại) phát triển sẽ tiêu diệt động vật nước do làm giảm lượng oxy. Điều đáng quan tâm đặc biệt là NH3 trong không khí chuồng nuôi do nó thường xuyên được tích tụ trong chuồng kém thông thoáng. Tăng mức NH3 sẽ ảnh hưởng xấu (-) đối với sức khỏe và năng suất vật nuôi. Đồng thời NH3 có thể ảnh hưởng xấu (-) lên sức khỏe con người, dù chỉ ở mức thấp cũng có thể gây sưng phổi, sưng mắt. Nồng độ cao NH3 trong không khí ảnh hưởng đáng kể tới hô hấp và tim mạch của con người.
NH3 thải ra ảnh hưởng lớn tới chất lượng không khí quốc gia, khu vực và toàn cầu. Sự tích lũy NH3 trong không khí có thể gây ra sự phì nhiêu nước mặt, do vậy làm cho tảo độc hại tăng trưởng nhanh và sẽ làm giảm nhiều loài thủy sinh, trong đó có các đối tượng kinh tế. Các loài cây trồng nhạy cảm như cà chua, dưa chuột và các loại hoa quả sẽ bị hư hại do NH3 lắng đọng tăng, khi chúng được trồng gần khu vực có NH3 thải ra lớn (van der Eerden et al, 1998). Sự lắng đọng NH3 trong đất với khả nặng đệm thấp có thể gây nên axit hóa đất hoăc rút hết các cation cơ bản.
2 Giải pháp
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi đang là vấn đề lớn, cấp bách không chỉ của một địa phương, mà đã trở thành trách nhiệm của mọi hỗ chăn nuôi, chính quyền. Để hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm này, có thể thực hiện kết hợp các biện pháp giảm thiểu chất thải do chăn nuôi thải ra như sau:
- Quy hoạch, xây dựng chuồng, trại
- Xây dựng hệ thống hầm biogas
- Ủ phân bằng phương pháp sinh học cùng với việc che phủ kín
- Xử lý nước thải chăn nuôi
- Điều chỉnh thành phần trong khẩu phần ăn
Một hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đang được xây dựng