Ong bầu đốt có sao không ? Đa Khoa Y Học Quốc Tế

Nhân Giống Ong Chân Vàng – Cách Nhân Giống Ong Bầu Trời Nhân Giống Ong Chân Vàng – Cách Nhân Giống Ong Bầu Trời Ong bầu đốt có sao không ? Đa Khoa Y Học Quốc Tế Ngày đăng : 24-09-2022 Lượt xem: 1 Ong bầu là loài ong giúp ích nhiều cho việc thụ…

Nhân Giống Ong Chân Vàng – Cách Nhân Giống Ong Bầu Trời
Nhân Giống Ong Chân Vàng – Cách Nhân Giống Ong Bầu Trời

brc

Ong bầu đốt có sao không ? Đa Khoa Y Học Quốc Tế

Ngày đăng : 24-09-2022 Lượt xem: 1Trương Thị Vân

Ong bầu là loài ong giúp ích nhiều cho việc thụ phấn cây trồng, chúng gắn bó với người dân trong việc sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, khi bị ong bầu đốt cần cẩn thận vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng các chuyên gia giải đáp thắc mắc ong bầu đốt có sao không qua nội dung bài viết sau đây.

Những thông tin về ong bầu

1.1. Đặc điểm hình dáng của ong bầu

Ong bầu thuộc họ ong mật bao gồm nhiều loài và phân bố rộng rãi trên khắp trái đất. Đặc biệt, chúng là loài ong rất quen thuộc tại các vùng quê Việt Nam, trên những giàn mướp, giàn bầu để hút mật.

Hiện nay có khoảng 500 loài ong bầu, chúng thường sống đơn lẻ hoặc thành từng đàn nhỏ. Trong đó, loài ong bầu nổi bật với số lượng lớn phân bố rộng rãi là Xylocopa Violacea.

Ong bầu loại ong giúp hoa thụ phấn

Đặc điểm nổi bật của ong bầu là cơ thể chúng phân đốt, được bao phủ bởi một lớp màu đen, thân mũm mĩm, có những sợi lông tơ mềm mịn trên cơ thể.

Chân ong bầu ngắn, màu đen, đôi cánh mỏng màu nâu tím. Kích thước trung bình của ong bầu thường từ 5- 8mm.

1.2. Ong bầu làm tổ ở đâu?

Không giống những họ ong khác, ong bầu thường làm tổ bằng cách đục lỗ ở trong các thân gỗ mục, cây tre hoặc các cây gỗ đã chết. Chúng sống và sinh sản trong thân cây sau khi đã đục tổ và thường di chuyển, thay tổ khi cảm thấy bị đe dọa hoặc gặp nguy hiểm.

Ong bầu thường ăn phấn hoa và mật hoa. Ngoài ra, chúng còn thích hút dịch từ quả chín để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho mình.

Ong bầu đốt có sao không?

Rất nhiều trường hợp bị ong đốt không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc nặng và mất nhiều thời gian điều trị. Nọc độc của loài ong khi được tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ dẫn đến nguy cơ suy đa tạng và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo các chuyên gia, mức độ nguy hiểm khi bị ong đốt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài ong, số lượng ong đốt và vị trí bị đốt. Số lượng nốt đốt càng nhiều và càng gần các bộ phận quan trọng như đầu, cổ thì mức độ nguy hiểm càng tăng cao.

Ong bầu là loại thuộc họ ong mật nên đa số nọc của chúng đều không có độc, cũng có loài có độc tố nhẹ nhưng chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Tuy nhiên, nếu bị ong bầu đốt sẽ có cảm giác đau, sưng nhẹ và khó chịu. Ngoài ra, nếu bị đốt nhiều thì có khả năng gây dị ứng, dẫn đến sốc mẫn cảm. Trường hợp này cần được điều trị kịp thời để tránh nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu bị đốt nhiều khoảng 5 đến 10 nốt trở lên, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và bị sưng đau. Người bệnh không nên chủ quan mà cần có biện pháp xử lý nhanh chóng.

Bị ong bầu đốt phải làm sao?

Bị ong đốt nên làm gì

Tuy ong bầu là loài ong không có độc tố nguy hiểm nhưng cũng không nên chủ quan khi bị đốt cần xử lý sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Trước tiên cần rời khỏi khu vực địa bàn của ong bầu để tránh bị đốt thêm. Cần lấy ngòi chính của ong ra khỏi vết đốt bằng tay hoặc nhíp để tránh làm vết đốt phù nề và lâu khỏi hơn.
  • Rửa sạch vết đốt bằng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh để tránh gây viêm nhiễm.
  • Sau đó có thể chườm đá lạnh hoặc dùng kem đánh răng để bôi lên vết chích để làm dịu cơn đau và giảm vết sưng nhanh chóng.
  • Uống nhiều nước để loại các độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Có thể dùng mật ong để bôi vào vết bị ong bầu đốt để kháng khuẩn, tiêu trừ vết thương một cách hiệu quả.
  • Ngoài ra, dùng vôi tôi hoặc muối pha loãng với nước nóng rồi lấy khăn nhúng vào đắp lên vết thương sẽ giảm cảm giác đau nhức.

Cách phòng tránh bị ong đốt

Để hạn chế những rủi ro bị các loài ong đốt, nên áp dụng các cách phòng tránh bị ong đốt sau đây:

  • Tránh xa khu vực có nhiều ong để hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc với ong, đặc biệt là nên dặn trẻ nhỏ không được chọc phá tổ ong.
  • Trong trường hợp ong bay đến gần không nên chạy mà cần ngồi hoặc đứng im, không được cử động.
  • Không nên dùng gây hoặc que chọc vào tổ ong mà nếu muốn xua đuổi ong có thể dùng khó hoặc lửa.
  • Đối với những trường hợp nuôi ong lấy mật, thường xuyên phải tiếp xúc với ong cần mặc quần áo bảo hộ, không để lộ da ra ngoài để hạn chế tối đa nguy cơ bị ong đốt.
  • Nếu đi dã ngoại trong rừng thì không nên mặc quần áo nhiều màu sặc sỡ, quá nổi bật. Không dùng nước hoa hoặc mỹ phẩm có mùi để tránh thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc đồ quá ngắn hoặc quá rộng. Hãy đi găng tay, đội mũ hoặc mặc những trang phục kín đáo, dày dặn tránh bị ong đốt.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề ong bầu đốt có sao không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399

Trang chủ Website: https://phongkhamyhocquocte.com.vn/

Ngày sửa: 24-09-2022

Cà tím ăn sống được không? Ăn cà tím có mất sữa không? Có nguồn gốc Ấn Độ, cà tím là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giá rẻ, được nhiều gia đình Việt Nam ưa chuộng. Cà tím ăn sống được không? Cà tím có tên tiếng anh là Solaum melongena […]

Xem chi tiết

Bò viên là món ăn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng như phở bò viên, bún bò viên,… Tuy nhiên, đối với những người đang trong chế độ ăn kiêng, giảm cân thường băn khoăn không biết thịt bò viên bao nhiêu calo? […]

Xem chi tiết

Bánh lá dừa nhân chuối là một món ăn đặc sản của vùng Bến Tre với vị thơm, mềm, ngọt bùi rất đặc trưng. Bánh lá dừa nhân chuối thường được làm từ các nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, chuối, đường, nước cốt dừa… nên rất nhiều người là tín đồ của món […]

Xem chi tiết

Bạn đang xem bài viết: Ong bầu đốt có sao không ? Đa Khoa Y Học Quốc Tế. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts