Phân loại, cách chăm sóc
CÂY LƯỠI HỔ PHONG THỦY. Cây Lưỡi Hổ Hợp TUỔI Nào? MỆNH Nào? Hướng Đặt Cây Lưỡi Hổ Phong Thủy. CÂY LƯỠI HỔ PHONG THỦY. Cây Lưỡi Hổ Hợp TUỔI Nào? MỆNH Nào? Hướng Đặt Cây Lưỡi Hổ Phong Thủy. Cây lưỡi hổ – Phân loại, cách chăm sóc Cây lưỡi hổ – Phân loại,…
Cây lưỡi hổ – Phân loại, cách chăm sóc
Cây lưỡi hổ – Phân loại, cách chăm sóc
Cây lưỡi hổ vừa là cây cảnh trang trí, vừa là cây cảnh mang ý nghĩa phong thủy rất tốt. Thêm một lý do để giống cây này được ưa chuộng đó là khả năng thanh lọc không khí. Đặc biệt khi nó được trồng trong nhà, phòng làm việc…
Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu đặc điểm sinh học của giống cây này qua bài viết dưới đây!
1. Cây lưỡi hổ là cây gì?
Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp hay vĩ hổ. Cây có tên khoa học là Sansevieria Trifasciata, thuộc họ Măng tây. Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và có tới 70 loài khác nhau: lưỡi hổ cọp, lưỡi hổ thái, lưỡi hổ xanh…
2. Đặc điểm sinh học của cây lưỡi hổ
2.1. Thân cây
Lưỡi hổ có thân cây cấu tạo bởi những chiếc lá hình dạng dẹt, mọng nước, mọc sát nhau. Nhìn hơi sắc nhọn, nguy hiểm nhưng thân rất mềm, khi chạm vào không lo bị đứt. Cây có chiều cao dao động từ 20- 60 cm tùy từng giống cây và điều kiện chăm sóc.
2.2. Lá cây
Lá cây thường có vân xanh, viền lá có màu vàng nhạt dọc từ gốc đến ngọn.
3. Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?
Thật đặc biệt vì cây lưỡi hổ có rất nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày. Có thể đây là lý do nó được nhiều người tìm mua nhiều trong thời gian gần đây.
3.1. Trang trí cảnh quan, không gian sống và làm việc
Màu xanh thiên nhiên luôn mang vẻ đẹp đến không gian sống của chúng ta. Đặc biệt, khi đô thị hóa ngày càng phát triển, bê tông hóa trở nên phổ biến thì màu xanh thiên nhiên có tác dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp.
3.2. Tốt cho sức khỏe con người
3.2.1. Giúp thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố
Lưỡi hổ thuộc top cây lọc không khí hiệu quả nhất được trồng trong nhà. Các không gian công cộng như các khu văn phòng trong các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, công sở, trường học… nên trồng nhiều cây để thanh lọc không khí, khử khuẩn. Theo các nhà nghiên cứu sinh vật học, cây lưỡi hổ có thể hấp thụ đến 107 độc tố, trong đó có nhiều loại độc tố gây ung thư như formaldehyde, xylene, toluene, nito oxit…
3.2.2. Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Tác dụng này thấy rõ nhất đối với những người khi làm việc tại các tòa nhà văn phòng, cao ốc với bốn bề không gian là kính, không gian kín. Khi trồng cây lưỡi hổ trong không gian này nó sẽ giúp giảm stress và tạo màu sắc tươi mới cũng như cảm giác thư thái cho con người. Về mặt sức khỏe, nó là một phương tiện bảo vệ sức khỏe cho chúng ta cực kỳ hữu hiệu.
3.3. Là thảo dược chữa trị một số bệnh trong đông y
3.3.1. Làm giảm dị ứng ở da
Lá cây lưỡi hổ có tính sát khuẩn, kháng viêm nên thường được dùng để điều trị một số chứng dị ứng ở da. Nếu da bị bỏng, cháy nắng hay bị xước do va chạm thì dùng là cây lưỡi hổ để sát khuẩn nhanh chóng. Đây là phương pháp tự nhiên, an toàn cho người sử dụng.
3.3.2. Trị hen suyễn
Đối với những người bị hen, gel của cây lưỡi hổ pha vào nước nóng sau đó hít lấy hơi nước đang bốc lên để các tinh chất chống viêm bám lên niêm mạc mũi, họng sẽ giúp ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài, hô hấp thuận lợi hơn.
3.3.3. Điều trị bệnh đường tiêu hóa
Aloin, aloe- emodin và barbaloin trong lá lưỡi hổ có khả năng giúp dạ dày được co bóp đều, kích thích tiêu hóa tốt.
3.4. Làm quà tặng
Với nhiều tác dụng, ý nghĩa phong thủy tốt cũng như tính ứng dụng ở đa công trình vì thế nó có thể được làm quà để tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt.
4. Cây lưỡi hổ có hoa không?
Cây lưỡi hổ có hoa. Hoa của chúng đẹp và thơm, có màu trắng, trắng xanh hoặc trắng vàng, cuống dài. Bên dưới là những cụm hoa nhỏ mọc theo cành hoa, cánh hoa dài và khá mảnh. Cây thường chỉ nở hoa vào giờ chiều, không nở vào sáng sớm hay ban ngày. Khoảng 4 giờ chiều hoa bắt đầu hé xánh.
Khi mới nở, hoa có mùi thơm dễ chịu, khi nở rộ sẽ có mùi thơm gắt hơn. Một chu trình hoa bắt đầu nở đến khi tàn thường kéo dài từ 5-7 ngày. Mùa hoa từ tháng 9-tháng 12. Khi hoa tàn có những hạt giống. Tuy nhiên, chúng ta ít khi nhìn thấy hạt cây lưỡi hổ.
5. Cây lưỡi hổ có mấy loại?
Có nhiều tiêu chí để phân loại cây lưỡi hổ, các tiêu chí đó là:
5.1. Theo cấu tạo đặc điểm sinh học
Cây lưỡi hổ viền xanh
Cây lưỡi hổ viền vàng
Cây lưỡi hổ lùn
Cây lưỡi hổ dài
5.2. Theo vị trí trồng:
Cây lưỡi hổ trong nhà
Cây lưỡi hổ để bàn
Cây lưỡi hổ để trong nhà vệ sinh
Cây lưỡi hổ ngoại thất.
6. Cây lưỡi hổ ban ngày nhả khí gì?
Khác với các loài cây thông thường, cây lưỡi hổ nhả khí oxi cả vào ban ngày và ban đêm. Nó vừa hấp thụ khí độc, vừa thải oxi. Chính vì vậy, nó có lợi khi trồng bất cứ ở môi trường nào. Với đặc tính ban đêm cũng nhả khí oxy nên nó được trồng trong phòng ngủ giúp bạn có giấc ngủ sâu, ngon hơn.
7. Ý nghĩa cây lưỡi hổ trong phong thủy
Có tác dụng trừ từ, xua đuổi ma quỷ
Thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người.
Biểu tượng của sự uy quyền, phú quý, may mắn.
Cây lưỡi hổ ra hoa là người đó sẽ may mắn trong năm, trong cuộc sống, mang nhiều thuận lợi cho công việc.
8. Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?
Đặc điểm của cây có màu xanh, viền vàng. Đây là những gam màu tượng trưng cho mệnh Thổ và mệnh Kim. Vì thế nếu 2 mệnh này trồng cây lưỡi hổ sẽ được vận thế tốt, mọi việc thuận lợi, thành công.
9. Cây lưỡi hổ hợp tuổi nào
Những gia chủ mệnh Kim, Thổ đều thích hợp trồng cây lưỡi hổ nhưng hợp nhất là tuổi Ngọ sinh năm: 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002, 2014.
10. Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Điều kiện sinh trưởng của cây lưỡi hổ không quá đặc biệt, không tốn thời gian chăm sóc:
Nhiệt độ: cây chịu được khô hạn nhiều hơn, ngưỡng dưới chịu nhiệt là 13 độ C.
Ánh nắng: Cây vừa chịu được bóng râm, vừa chịu được ánh sáng trực tiếp. Tuy nhiên, nếu trồng trong phòng thì nên đưa cây ra ngoài tắm nắng 15 phút/lần; 2 lần/ tuần để cây quang hợp.
Tưới nước: để đất khô đi hẳn trước khi tưới phía dưới chậu và cao dần lên. Vào mùa lạnh hay mưa chỉ cần tưới 1 lần/tháng.
Thay chậu: khi rễ cây đã đầy chậu. Nên thay chậu vào mùa xuân.
Bón phân: Thường thực hiện vào mùa xuân và mùa hè, bón 1 lần/tháng bằng phân giàu potasse.
11. Các bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ
11.1. Đốm nâu trên lá, thối ở gốc
Nguyên nhân của bệnh này là tưới quá nhiều nước. Bạn cần ngưng tưới, đem cây ra ngoài nắng.
11.2. Lá bị thâm đen, mềm
Nguyên nhân: nhiệt độ quá thấp.
Xử lý: đem cây vào môi trường ấm áp hơn.
11.3. Ngọn lá khô, có đốm nâu rải rác
Nguyên nhân: cây bị chiếu sáng bởi ánh nắng chiếu qua kính.
Xử lý: bạn di chuyển vị trí để cây, không để ánh sáng chiếu qua kính.
11.4. Cây lưỡi hổ bị vàng lá, lá nhạt màu hay mất sự pha trộn (vân lá)
Nguyên nhân: do thiếu ánh sáng.
Biện pháp xử lý: bạn cần khắc phục, bổ sung ánh sáng cho cây bằng cách mang ra ngoài phơi nắng cho cây. Hoặc chuyển địa điểm cây gần cửa sổ, ban công.
11.5. Lá con quá mềm
Do bón phân quá nhiều. Bạn cần giảm bớt trong một thời gian.
12. Cây lưỡi hổ có đắt không?
Cây lưỡi hổ có nhiều tác dụng nhưng có giá rất phải chăng, phù hợp nhiều phân khúc khách hàng. Nếu bạn đang có nhu cầu mua cây lưỡi hổ, hãy liên hệ số Hotline: 0964894480 để được báo giá chi tiết.
13. Địa chỉ mua cây lưỡi hổ rẻ nhất ở Hà Nội
Nhà vườn Hula Trees là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp cây cảnh các loại chất lượng cao, giá sỉ.
Hãy nhanh tay truy câp địa chỉ Nhà vườn Hula Trees để hưởng những ưu đãi tốt nhất khi mua cây:
Hotline: 0964894480
Địa chỉ: Xóm 4, Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.
Đặt hàng trực tiếp trên website hoặc vào các trang thương mại điện tử của Hula Trees:
Theo dõi Kênh Youtube của Nhà vườn Hula Trees để cập nhật những video mới nhất. Trên đó, nhà vườn Hula Trees có chia sẻ cách nhân giống, trồng và chăm sóc từng loại cây, loại hoa thay lời tri ân cảm ơn các bạn đã mua hàng.
Niềm tin, sự hài lòng của khách hàng là phương châm phục vụ của chúng tôi!