Phát triển mô hình nông nghiệp sạch

SẢN XUẤT PHÂN BÓN TỪ RÁC THẢI Phần 2 SẢN XUẤT PHÂN BÓN TỪ RÁC THẢI Phần 2 Phát triển mô hình nông nghiệp sạch Với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về việc sử dụng thực phẩm sạch, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cao, vì vậy đòi hỏi người…

SẢN XUẤT PHÂN BÓN TỪ RÁC THẢI Phần 2
SẢN XUẤT PHÂN BÓN TỪ RÁC THẢI Phần 2

Phát triển mô hình nông nghiệp sạch

Với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về việc sử dụng thực phẩm sạch, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cao, vì vậy đòi hỏi người sản xuất phải không ngừng cải tiến và áp dụng các công nghệ tiên tiến trong canh tác cũng như chọn các giống cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, sản xuất trong nhà lưới hoặc trong nhà màng và sử dụng phân bón hữu cơ cùng với qui trình sản xuất khoa học nhằm hướng đến nền nông nghiệp“xanh, sạch, an toàn và bền vững”.

Thọ Lập là một xã thuần nông của huyện Thọ Xuân, vì vậy sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ lực của địa phương. Ngoài qui hoạch diện tích trồng mía nguyên liệu cho Nhà máy đường Lam Sơn, thời gian gần đây, xã Thọ Lập đã và đang đưa vào trồng thêm các giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao như: cây cà gai leo, trồng dưa vàng trong nhà màng, nhà kính và chuyển dần theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn

Phát triển mô hình nông nghiệp sạch - Ảnh 1.

Từ 3 năm nay, gia đình chị Trần Thị Thuyết ở tổ dân phố Diện Sơn, thị trấn Yên Lâm, huyện Yên Định đã thầu 3.000m2 đất của địa phương để đầu tư trồng cây dưa vàng kim hoàng hậu trong nhà màng. Đây là vụ thu hoạch dưa vàng thứ 14 của gia đình chị kể từ khi đưa vào trồng loại cây ăn quả này. Theo chị Thuyết, mỗi năm gia đình chị trồng được 3 vụ dưa với sản lượng đạt 24 tấn, trừ tất cả các chi phí đầu tư sản xuất, bình quân mỗi năm mang lại thu nhập cho gia đình chị hơn 500 triệu đồng. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư ban đầu để xây dựng cơ sở vật chất nhà màng, lắp đặt hệ thống tưới là tương đối cao, bình quân mỗi mét vuông nhà màng có mức đầu tư khoảng 50 triệu đồng. Với 3000 nghìn vuông nhà màng gia đình chị Thuyết phải bỏ ra số vốn trên 1,5 tỷ đồng. Bù lại hiệu quả kinh tế trồng cây dưa vàng trong nhà màng cao hơn gấp nhiều lần so với cây trồng khác.

Từ mô hình sản xuất cây ăn quả trong nhà màng, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến mang lại giá trị kinh tế cao, chính quyền thị trấn Yên Lâm đang tiếp tục rà soát qui hoạch lại ruộng đất để tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, hướng tới sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn Vietgap theo chuỗi giá trị, khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng vật nuôi kém hiệu quả, sang trồng trọt, chăn nuôi các cây, con có giá trị kinh tế cao.

Phát triển mô hình nông nghiệp sạch - Ảnh 2.

Được thành lập từ tháng 4 năm 2013, Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao mía đường Lam Sơn – thành viên thuộc Tập đoàn mía đường Lam Sơn là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao của tỉnh Thanh Hóa. Công ty có cơ sở vật chất hạ tầng đồng bộ, hiện đại phục vụ nghiên cứu ứng dụng và tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công ty đã hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, thuê chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhằm làm chủ kỹ thuật, quy trình, tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Gần 10 năm xây dựng và phát triển, công ty đã tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nghiên cứu khoa học, sản phẩm nông nghiệp an toàn chất lượng cao cung cấp theo nhu cầu của thị trường, trong đó cây dưa vàng Kim Hoàng Hậu là sản phẩm chủ lực của Công ty đồng thời cũng là một trong số những sản phẩm chủ lực, tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa.

Phát triển mô hình nông nghiệp sạch - Ảnh 3.

Cùng với tập trung sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, hiện tại Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao mía đường Lam Sơn đang duy trì sản xuất dưa vàng Kim Hoàng Hậu với diện tích 20 ha trong Khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn. Đồng thời liên kết với 10 hợp tác xã thuộc 5 huyện vùng mía trên địa bàn tỉnh để phát triển sản xuất giống dưa vàng Kim Hoàng Hậu và một số sản phẩm rau củ quả sạch để cung ứng ra thị trường. Với quy trình sản xuất khép kín, ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn GlobalGAPvừa sạch vừa mang lại giá trị dinh dưỡng cao,sản phẩm dưa vàng Kim Hoàng Hậu của Công ty đã khẳng định giá trị và thương hiệu, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận.

Phát triển mô hình nông nghiệp sạch - Ảnh 4.

Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Thanh Hóa nói chung và các địa phương trong tỉnh là rất lớn. Bởi vậy trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo công tác qui hoạch, đồng thời ban hành nhiều cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo đó Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII đã ban hành Nghị quyết số 16 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu (mía, cao su, sắn, rau an toàn) gắn với chế biến và xuất khẩu; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng là một trong các khu nông nghiệp công nghệ cao của cả nước.

Đây là những điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.Nhằm tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp, ngày 21/02/2022 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 198 phê duyệt Đề án phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, xác định đây là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Mục tiêu của Đề án đến năm 2025, tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh là 30.500 ha, sản lượng quả trên 460.000 tấn/năm; giá trị thu nhập đạt 5.400 tỷ đồng, chiếm 12% – 15% giá trị thu nhập ngành trồng trọt; bình quân thu nhập trên 01 ha thu hoạch đạt 200 triệu đồng/năm.

Phát triển mô hình nông nghiệp sạch - Ảnh 5.

Hiện nay một số huyện trọng điểm vùng sản xuất cây ăn quả như: Thạch Thành, Như Xuân, Thọ Xuân, Triệu sơn…đã và đang cụ thể hóa mục tiêu nhiệm vụ của đề án này, qui hoạch mở rộng diện tích vùng cây ăn quả tập trung, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tập thể và cá nhân đến đầu tư sản xuất và xây dựng các nhà máy chế biến hoa quả, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.

Bình luận

Phát huy năng lực Đảng viên trẻ ngành Kiểm sát trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

Phát huy năng lực Đảng viên trẻ ngành Kiểm sát trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

Xác định lực lượng đảng viên trẻ có những lợi thế về sự sáng tạo, năng động và trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản, ngành Kiểm sát tỉnh Thanh Hoá luôn xác định đây là lực lượng nòng cốt, quan trọng và tiên phong trong thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn mang tính đột phá, đổi mới của ngành. Chính vì vậy trong những năm qua, Đảng uỷ Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã chủ trương giao cho lực lượng Đảng viên trẻ đảm nhiệm và gánh vác nhiều hoạt động chuyên môn quan trọng để đảng viên trẻ được rèn luyện, thử thách, ngày càng trưởng thành.

Thanh Hóa khuyến khích tích tụ đất đai sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao

Thanh Hóa khuyến khích tích tụ đất đai sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao

Ngày 11/01/2019, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 13 về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Các địa phương trên địa bàn Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch triển khai nghị quyết, áp dụng các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tích cực tích tụ đất đai để phát triển sản xuất tập trung, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thanh Hóa tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Thanh Hóa tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu quan điểm, mục tiêu sẽ đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Theo đó, một trong những nhiệm vụ và giải pháp mà tỉnh đặt ra là đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo việc làm. Đây là một quyết sách chiến lược để phát triển du lịch, bởi nguồn nhân lực chính là yếu tố sống còn của nền kinh tế du lịch.

Xuyên tạc, thổi phồng sự thật – thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch

Xuyên tạc, thổi phồng sự thật – thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch

Lợi dụng tính phổ biến, nhanh chóng và yếu kém trong khâu kiểm duyệt nội dung thông tin của mạng xã hội, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đang ra sức thúc đẩy chiến lược “diễn biến hòa bình” bằng cách thổi phồng sự thật nhằm bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc. Từ đó, chúng gieo rắc sự nghi ngờ và mất lòng tin trong quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây là thủ đoạn không mới nhưng cực kỳ nguy hại, cần lên án, đấu tranh mạnh mẽ, nhằm bảo toàn giá trị tư tưởng, đường lối của Đảng, góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Thanh niên tiên phong trong đấu tranh chống các thế lực thù địch, các tổ chức phản động và thông tin xấu, độc

Thanh niên tiên phong trong đấu tranh chống các thế lực thù địch, các tổ chức phản động và thông tin xấu, độc

Tại Hội nghị “Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên năm 2023” với chủ đề “Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao trong kỷ nguyên 4.0”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thông điệp 5 tiên phong tới hơn 20 triệu thanh niên Việt Nam cả ở trong nước và đang học tập, làm việc, sinh sống tại nước ngoài.

Những Bí thư Chi bộ làm theo Bác

Những Bí thư Chi bộ làm theo Bác

Trong 3 năm qua, thực hiện Kết luận số 01, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều gương tập thể, cá nhân điển hình học và làm theo Bác. Trong đó, có nhiều người là Bí thư Chi bộ gương mẫu, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, được đảng viên, Nhân dân tin tưởng, noi theo, thực sự “là cái gốc của mọi công việc” tại thôn, phố.

Vai trò Chi bộ Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên Thanh Hóa

Vai trò Chi bộ Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên Thanh Hóa

Sau hơn 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm Thanh niên Thanh Hóa đã có những hoạt động hiệu quả, trở thành một địa chỉ tin cậy về công tác định hướng, tư vấn nghề nghiệp và khởi nghiệp cho đoàn viên thanh niên trong tỉnh. Những bước trưởng thành và kết quả hoạt động của Trung tâm trong suốt chặng đường vừa qua đều gắn liền với vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng và sự tiền phong gương mẫu của các Đảng viên trong chi bộ.

Huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân đối với việc xây dựng Luật đất đai (sửa đổi)

Huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân đối với việc xây dựng Luật đất đai (sửa đổi)

Ngày 23 tháng 12 năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 671 về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tiếp đó, ngày 31 tháng 12 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 170 ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trên cơ sở các Nghị quyết của Quốc Hội và Chính phủ, Tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng kế hoạch thực hiện lấy ý kiến Nhân dân trên địa bàn tỉnh đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời tổ chức triển khai đạt kết quả tích cực.

Huyện Ngọc Lặc tích tụ ruộng đất để sản xuất quy mô lớn

Huyện Ngọc Lặc tích tụ ruộng đất để sản xuất quy mô lớn

Là một huyện miền núi thấp có diện tích tự nhiên hơn 485 km2, trong đó có hơn 39 nghìn ha đất nông nghiệp, Ngọc Lặc xác định việc tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao là một giải pháp quan trọng để phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Ngọc Lặc đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng.

Không thể phủ nhận vai trò của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thực hiện nghĩa vụ quốc tế

Không thể phủ nhận vai trò của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thực hiện nghĩa vụ quốc tế

Với bạn bè quốc tế, lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng góp sức, cùng lực lượng quân đội và Nhân dân nước bạn chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm, chống thiên tai, dịch bệnh, thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ trong thời bình, đóng góp cho việc gìn giữ hoà bình trên toàn thế giới, qua đó góp phần tô đẹp thêm truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói riêng và hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam nói chung. Thế nhưng, vì những mưu đồ, mục đích không trong sáng, trên không gian mạng vẫn có những luận điệu, ý kiến trái chiều nhằm xuyên tạc mục đích, ý nghĩa các hoạt động của lực lượng Quân đội Việt Nam khi tham gia thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Bạn đang xem bài viết: Phát triển mô hình nông nghiệp sạch. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts