Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung: Không để người tiêu dùng đơn độc

Bảo vệ tòa nhà kể lại lúc phó giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội nhảy lầu Bảo vệ tòa nhà kể lại lúc phó giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội nhảy lầu (HNM) – Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu xuân, nỗi lo của người tiêu dùng về…

Bảo vệ tòa nhà kể lại lúc phó giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội nhảy lầu
Bảo vệ tòa nhà kể lại lúc phó giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội nhảy lầu

(HNM) – Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu xuân, nỗi lo của người tiêu dùng về thực phẩm mất an toàn vệ sinh lại càng lớn. Không để người tiêu dùng đơn độc, thành phố Hà Nội đã và đang đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử phạt các cơ sở vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm bẩn… Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thành viên Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm của thành phố Hà Nội xung quanh vấn đề này.

Vẫn đối mặt với không ít khó khăn…

– Ông có thể cho biết, “bức tranh” về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội thế nào, có còn tình trạng “đụng đâu sai phạm đấy”?

– Trong năm 2020, công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tiếp tục được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo quyết liệt, cùng sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể. Bên cạnh đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm đã phát huy hiệu lực, hiệu quả… Dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, song trong năm qua, thành phố vẫn duy trì và triển khai có hiệu quả hơn 900 đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua thanh tra, kiểm tra hơn 85 nghìn lượt cơ sở thực phẩm, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử phạt vi phạm hơn 6.000 cơ sở với số tiền hơn 20 tỷ đồng và tiêu hủy nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả… Tình trạng vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm đã giảm so với trước. Trong năm 2020, qua xét nghiệm tại labo 1.217 mẫu thực phẩm (sản phẩm nông, lâm, thủy sản; thực phẩm lưu thông trên thị trường) có 1.138 mẫu đạt tiêu chuẩn (chiếm 93,5%). Ngoài ra, xét nghiệm nhanh tại chỗ các mẫu thực phẩm, như: Giấm, phẩm màu, hàn the, formol… đều đạt trên 97%.

– Như ông vừa đề cập, có thể thấy, công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thủ đô đã chuyển biến tích cực. Vậy chúng ta có bằng lòng với những kết quả đó?

– Dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Cụ thể, công tác chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương chưa quyết liệt và thường xuyên. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế, chưa nghiêm, chủ yếu là nhắc nhở, nên chưa có tính răn đe, nhất là vi phạm của các cơ sở nhỏ lẻ. Thêm vào đó, việc kiểm tra, xử lý vi phạm quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hình thức thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn, khó xác định được địa điểm tập kết hàng hóa do các cơ sở này không có địa điểm trưng bày sản phẩm, chỉ quảng cáo trên mạng và giao hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Thậm chí, một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm thực phẩm còn thiếu, gây khó khăn cho cơ sở sản xuất, kinh doanh khi áp dụng để thực hiện tự công bố sản phẩm; đồng thời, cũng ảnh hưởng tới cơ quan quản lý nhà nước khi đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình giám sát, kiểm tra, hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh…

– Ông đánh giá như thế nào về thực trạng, nguy cơ tiềm ẩn mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 trên địa bàn thành phố?

– Theo thông lệ vào những tháng cuối cùng của năm Âm lịch, thị trường thực phẩm lại sôi động để chuẩn bị cho mùa lễ, Tết. Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao cũng kéo theo nhiều nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Cùng với đó, hoạt động vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, trong đó đáng lo ngại là mặt hàng thực phẩm tươi sống, không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, qua công tác thanh tra, kiểm tra, vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm thường xảy ra tại những cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, chưa tuân thủ thực hiện đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí sử dụng nguồn nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Nếu không kiểm soát tốt thì tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ diễn biến phức tạp.

Chặn thực phẩm “bẩn”, chống dịch Covid-19

– Thành phố đã thành lập 4 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Xin ông cho biết, công tác thanh tra, kiểm tra sẽ chú trọng kiểm tra những mặt hàng thực phẩm nào?

– Theo kế hoạch, từ nay đến hết ngày 25-3-2021, 4 đoàn thanh tra, kiểm tra của thành phố sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, các đoàn thanh tra, kiểm tra của tuyến trên sẽ làm việc với Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm của tuyến dưới để nắm bắt tình hình công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa lễ hội Xuân 2021 tại địa phương. Còn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu do cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn thực hiện thanh tra, kiểm tra.

– Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội có giải pháp gì để vừa ngăn chặn thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm “bẩn”, không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường, vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19 xâm nhập vào dịp cuối năm?

– Để người tiêu dùng không đơn độc trong cuộc chiến chống thực phẩm “bẩn”, chúng tôi sẽ tăng cường các biện pháp quản lý, nhất là đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra đột xuất và tổ chức hậu kiểm. Khi phát hiện vi phạm, các đoàn thanh tra, kiểm tra phải xử lý đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, không đúng quy định về ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường. Ngoài ra, không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả. Đặc biệt, cơ quan chức năng của thành phố còn tăng cường việc lấy mẫu, xét nghiệm các thực phẩm nhập khẩu để xác định, đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Mặt khác, chúng tôi cũng yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tăng cường vệ sinh, khử khuẩn định kỳ; bố trí bộ phận đón tiếp, đo thân nhiệt, đặt các dung dịch rửa tay sát khuẩn ở vị trí thuận tiện và hướng dẫn khách hàng ra, vào mua sắm thực hiện đeo khẩu trang bắt buộc, rửa tay sát khuẩn; từ chối phục vụ các khách hàng không đeo khẩu trang. Qua kiểm tra, nếu các cơ sở không tuân thủ các biện pháp phòng dịch cũng sẽ bị xử phạt.

– Ngoài sự vào cuộc của cơ quan chức năng, vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò, nhận thức lớn của người dân. Vậy, ông có khuyến cáo gì với người tiêu dùng, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán tới?

– Do tâm lý tích trữ dịp Tết, nhiều gia đình đã mua thực phẩm “chất đầy tủ lạnh”, nhưng không để ý đến nguồn gốc, hạn sử dụng, có nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, mọi người cần tỉnh táo trong lựa chọn, chú ý tem nhãn nguồn gốc, hạn sử dụng; chọn cơ sở kinh doanh uy tín, tránh mua ở các điểm bán hàng tự phát. Đó là cách để mỗi người cùng góp phần triệt tiêu hàng giả, hàng kém chất lượng… và bảo đảm sức khỏe cho gia đình trong ngày Tết. Ngoài ra, nhiều người nghĩ rằng, tủ lạnh chính là chiếc kho có thể bảo quản thực phẩm hiệu quả trong suốt mấy ngày Tết, song đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Tủ lạnh chỉ làm chậm lại sự phát triển của vi khuẩn, chứ không loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn. Vì vậy, người dân nên thay đổi thói quen tiêu dùng, hạn chế việc tích trữ thực phẩm trong dịp Tết.

– Trân trọng cảm ơn ông!

(HNM) – Sự ra đời của Gian hàng Việt trực tuyến không chỉ giúp hàng Việt Nam có cơ hội chiếm lĩnh thị trường, người tiêu dùng được mua …

(HNM) – Xung quanh vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, phóng viên Báo Hànộimới đã có …

(HNMO) – Với sự hỗ trợ của các tập đoàn phân phối bán lẻ hàng đầu thế giới, các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam, từ nông sản, thực …

Bạn đang xem bài viết: Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung: Không để người tiêu dùng đơn độc. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts