Phù sa là gì? Tìm hiểu về Đất phù sa tại Việt Nam

Đất phù sa trộn trấu trồng #hoahồng #vườnhoahồngchuẩngardentv #cácloạihoahồng #cáchchămsóchoahồng Đất phù sa trộn trấu trồng #hoahồng #vườnhoahồngchuẩngardentv #cácloạihoahồng #cáchchămsóchoahồng Phù sa được mệnh danh là loại đất màu mỡ nhất, vô cùng thích hợp để trồng các loại cây nông nghiệp. Vậy phù sa là gì? Có những loại đất phù sa nào? Cùng…

Đất phù sa trộn trấu trồng #hoahồng #vườnhoahồngchuẩngardentv #cácloạihoahồng #cáchchămsóchoahồng
Đất phù sa trộn trấu trồng #hoahồng #vườnhoahồngchuẩngardentv #cácloạihoahồng #cáchchămsóchoahồng

Phù sa được mệnh danh là loại đất màu mỡ nhất, vô cùng thích hợp để trồng các loại cây nông nghiệp. Vậy phù sa là gì? Có những loại đất phù sa nào? Cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới để hiểu thêm về loại đất này nhé!

Contents

  • 1 Phù sa là gì? Đất phù sa được hình thành như thế nào?
  • 2 Có những loại đất phù sa nào?
  • 3 Đặc điểm của đất phù sa
  • 4 Những đồng bằng có lượng phù sa lớn ở Việt Nam

Phù sa là gì? Đất phù sa được hình thành như thế nào?

Phù sa hay còn gọi là Illuvi, là khái niệm được dùng để chỉ những loại vật thể nhỏ và mịn được tạo ra từ đá vụn được lưu thủy cuốn đi. Phù sa chính là vật liệu để hình thành nên các dạng địa hình bồn tích ở vùng hạ lưu sông.

Phù sa là gì

Các dòng chảy nước bào mòn bề mặt của đất, đá có ở những nơi mà nó đi qua. Các các vụn đá, đất cát, vật chất hữu cơ được nước mang đi. Những hạt vật chất nặng sẽ chìm xuống đáy của sông còn những hạt nhẹ hơn sẽ lơ lửng trong nước và được gọi là phù sa. Khi dòng chảy có sự yếu đi hoặc không còn những hạt phù sa sẽ lắng đọng lại và bồi đắp tạo nên các đồng bằng.

Ở Việt Nam đất phù sa có nhiều tại bãi bồi của con sông là sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đáy, Sông Đồng Nai… Hàm lượng phù sa ở đây được bồi đắp hàng năm, tạo sự màu mỡ cho đất. Đất phù sa được mệnh danh là loại đất trồng tốt nhất hiện nay vì nó có nguồn dinh dưỡng cao.

Có những loại đất phù sa nào?

Đất phù sa được chia làm 7 loại gồm:

  • Đất phù sa được bồi hàng năm.
  • Đất phù sa glây.
  • Đất phù sa không được bồi hàng năm.
  • Đất phù sa có tầng loang lổ đá vàng.
  • Đất phù sa phủ trên nền cát biển.
  • Đất phù sa úng nước.
  • Đất phù sa ngòi suối.

Thông tin chi tiết về từng loại đất phù sa này như sau:

Đất phù sa được bồi hàng năm

Đất phù sa được bồi hàng năm hay còn được gọi là Dystric Fluvisols. Loại đất phù sa này được hình thành do lắng đọng phù sa sông. Đất có độ phì tự nhiên khá. Đồng thời có những ưu điểm như: thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất dày, đất tơi xốp, khả năng thoát nước tốt. Đất phù sa bồi hàng năm thích hợp với nhiều loại cây trồng như: ngô, đậu, lạc, rau màu… Song đất phù sa được bồi hàng năm tạo nên địa hình thấp do đó cần lưu ý khi bố trí cây trồng hợp lý, cần phải lựa chọn thời vụ để tránh mùa ngập lụt.

Đất phù sa

Đất phù sa không được bồi hàng năm

Đất phù sa không được bồi hàng năm còn được gọi là Dystric Fluvisols. Loại đất này cũng có nguồn gốc hình thành giống như đất phù sa được bồi hàng năm, tuy nhiên do phân bố ở xa sông hoặc ở những địa hình cao nên rất ít khi được bồi đắp phù sa. Đặc điểm của loại đất này là có độ phì tự nhiên khá, có thể bố trí nhiều công thức luân canh cây trồng khác nhau để đem loại năng suất cao cho người nông dân.

Đất phù sa glây

Đất phù sa glây hay còn được gọi là Gleyic Fluvisols. Đất cũng được hình thành bởi quá trình lắng đọng phù sa tuy nhiên nó phân bố ở địa hình thấp. Đất phù sa glây có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý cao, chặt, bí, khó thoát nước. Đây là vùng đất phù hợp để canh tác lúa, nó cho năng suất cao. Tuy nhiên trong quá trình canh tác cần phải bón vôi khử chua cho đất và tìm cách giảm quá trình khử nhằm hạn chế quá trình glây làm xấu đi tính chất của đất.

Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng

Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng còn có tên gọi là Dystric Plinthosols. Nguồn gốc hình thành của loại đất phù sa này cũng như các loại đất phù sa được nêu ở trên, tuy nhiên nó được phân bố ở địa hình vàm cao hoặc cao. Nó có chế độ nước không đều trong năm vào mùa mưa bị ngập vào mùa khô thì đất bị thiếu nước nghiêm trọng. Do đó trong đất xảy ra 2 quá trình là quá trình khử (Vào mùa mưa ngập nước quá trình khử xảy ra mạnh) và quá trình oxy hóa (mùa khô thì quá trình oxy hóa xảy ra).

Đất phù sa

Đặc điểm của loại đất phù sa này là có khả năng thoát nước tốt, hiện đang sử dụng với để canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau nhưng phần lớn là trồng lúa. Song phần lớn chỉ phục vụ canh tác được một vụ vì thiếu nước. Nếu giải quyết được vấn đề tưới tiêu thì có thể tăng được số mùa vụ trong năm.

Đất phù sa phủ trên nền cát biển

Đất phù sa phủ trên nền cát biển hay còn có tên gọi là Areni Dystric Fluvisols được phân bố ở vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng phù sa với dải cát biển hoặc cồn cát trắng vàng. Loại đất phù sa này được hình thành do quá trình bồi lắng của phù sa trên nền cát biển. Độ dày của lớp phù sa sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng bồi đắp của hệ thống sông cũng như địa hình của vùng cát trước khi được bồi đắp. Đây là loại đất có ý nghĩa lớn cho các vùng cát biển trong việc trồng lúa nhằm cung cấp lương thực tại chỗ

Đất phù sa úng nước

Đất phù sa úng nước hay còn được gọi là Stagni Dystric Fluvisols. Nó là một loại đất trong nhóm đất phù sa, phân bố ở địa hình trũng dạng lòng chảo do đó khó thoát nước, được xem là địa hình tích đọng. Loại đất ngập nước quanh năm nên rất hạn chế quá trình khoáng hóa nhưng có quá trình tích lũy mùn mạnh. Điều này khiến cho cho đất phù sa úng nước giàu mùn, có hiện tượng glây mạnh, rất chua, đạm tổng số giàu tuy nhiên nghèo lân và kali. Đây là loại đất phù sa có nhiều yếu tố hạn chế, không chỉ do tình trạng ngập úng mà trong đất chứa nhiều các chất độc cho cây như: Al3+ di động, CH4, H2S,… Chính vì vậy đất phù sa úng nước thường cho năng suất lúa thấp và không ổn định.

Đất phù sa úng nước

Đất phù sa ngòi suối

Đất phù sa ngòi suối hay còn được gọi là Dystric Fluvisols. Loại đất phù sa này được hình thành do sự lắng đọng của phù sa suối do đó nên thành phần cơ giới thường thô, nhẹ, có lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền. Độ phì nhiêu tự nhiên của đất phù sa ngòi suối tùy từng nơi mà rất khác nhau, nhưng nhìn chung đất có phản ứng chua đến rất chua, chứa hàm lượng mùn trung bình, đạm tổng số khá, lân và kali nghèo. Loại đất phù sa này có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết lương thực trên địa bàn vùng núi, song do thường thiếu nước nên năng suất của lúa thấp và bấp bênh. Có những nơi chỉ trồng được 1 vụ lúa, 1 vụ màu.

Đặc điểm của đất phù sa

Qua những thông tin ở trên chúng ta có thể thấy đất phù sa được hình thành do sự bồi đắp của dòng chảy. Loại này mang những đặc điểm tốt lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể như sau:

Đất phù sa phù hợp để canh tác lúa nước

  • Đất phù sa là môi trường sống tuyệt vời cho rất nhiều loại cây trồng. Nó là khởi thủy của các nền văn minh lúa nước trên thế giới như nền văn minh sông Hồng, sông Nin…
  • Đất phù sa chủ yếu có thành phần tự nhiên là đất sét và keo đất. Nhờ đó mà nó có khả năng giữ nước trong đất lượng đất vừa phải không khiến cho cây bị ngập úng. Những hạt keo đất liên kết thành phần trong đất phù sa thành một cấu trúc khiến đất luôn ẩm, thoáng vừa đủ và có nhiệt độ ổn định cùng với lượng chất lượng dinh dưỡng dồi dào.
  • Thành phần của đất phù sa tự nhiên đã có đầy đủ các chất hữu cơ, chất khoáng và chất vô cơ. Đồng thời trong đất phù sa còn chứa các nguyên tố vi lượng, đa lượng, vi sinh vật cùng các hạt keo liên kết đất…

Những đồng bằng có lượng phù sa lớn ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta đất phù sa được phân bố nhiều nhất ở 2 khu vực là Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Khu vực đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng mỗi năm được bồi đắp lượng phù sa lớn từ sông Hồng. Đây là một trong những đồng bằng lớn nhất cả nước ta. Thông tin cụ thể về đồng bằng này như sau:

dong bang song hong

  • Đồng bằng sông Hồng hiện có diện tích rơi vào khoảng 15.000 km².
  • Đồng bằng này được tạo nên do sự bồi tụ của 2 con sông chính đó là sông Hồng và sông Thái Bình.
  • Đồng bằng sông Hồng có hình dạng tam giác cân, đỉnh của nó là Việt trì và đáy của nó là đoạn bờ biển Hải Phòng – Ninh Bình.
  • Nó có địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc và thấp dần ra phía biển.
  • Có hệ đê sông ngăn lũ vững chắc dài hơn 2.7000km bảo vệ hoa màu khỏi nước lũ mỗi mùa mưa.
  • Vùng đất bên trong đê không được bồi tụ phù sa mỗi năm nó gồm các khu ruộng cao bạc màu và những ô trũng ngập nước
  • Vùng ngoài đê là phần đất phù sa được bồi tụ phù sa hàng năm.
  • Diện tích đất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng khoảng 760.000 ha, trong đó có 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất của nước ta, là 1 trong 2 vùng có lượng phù sa lớn nhất.

dat phu sa cuu long

  • Diện tích khu vực đồng bằng sông Cửu Long khoảng 40.000 km².
  • Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành do sự bồi tụ của phù sa sông Mekong.
  • Địa hình của đồng bằng này thấp và bằng phẳng hơn so với đồng bằng sông Hồng. Nó có độ cao trung bình rơi vào khoảng 2-3m so với mực nước biển.
  • Bề mặt đồng bằng không có đê, mùa lũ nước ngập diện rộng, khi mùa cạn nước triều lấn mạnh khiến cho 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn và đất mặn.
  • Nhóm đất phù sa được phân bố dọc hai bờ sông Tiền và sông Hậu. Diện tích rơi vào khoảng 1.184.857 ha, chiếm khoảng 30,4% diện tích đất

Qua những thông tin được chia sẻ trên đây chúng ta có thể thấy phù sa là thành phần chính hình thành nên đất phù sa. Đây là loại đất có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển nông nghiệp. Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết được phù sa là gì cũng như hiểu rõ về các đặc tính của đất phù sa.

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

Bạn đang xem bài viết: Phù sa là gì? Tìm hiểu về Đất phù sa tại Việt Nam. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts