Phú Yên củng cố hợp tác xã nông nghiệp

Khám phá khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao Phú Yên Khám phá khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao Phú Yên Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Phú Yên. Ông Lê Thanh Lam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Phú Yên cho biết, để hợp tác xã nông nghiệp phát triển…

Khám phá khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao Phú Yên
Khám phá khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao Phú Yên

Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Phú Yên.

Ông Lê Thanh Lam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Phú Yên cho biết, để hợp tác xã nông nghiệp phát triển phải thực hiện theo mô hình đặt vai trò xã viên vừa là chủ sở hữu vừa là người lao động trong hợp tác xã. Xã viên góp vốn vào hợp tác xã để tạo sản phẩm, dịch vụ cung cấp theo nhu cầu thị trường. Khi bắt đầu thực hiện Luật Hợp tác xã, tỉnh Phú Yên đã sáp nhập 22 hợp tác xã nông nghiệp quy mô nhỏ thành các hợp tác xã quy mô toàn xã và đến nay, tỉnh còn 84 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động theo mô hình trên.

Nhiều hợp tác xã sau khi chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả như Hợp tác xã Nông nghiệp Nam An Nghiệp (huyện Tuy An) là đơn vị khá nhất tỉnh Phú Yên trong khâu sản xuất lúa giống. Ông Trần Tấn Khoa, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Nam An Nghiệp cho biết: “Từ chỗ chỉ có 30 ha chuyên sản xuất lúa giống, đến vụ Đông Xuân 2016-2017 chúng tôi đã mở rộng diện tích lên 60 ha. Lượng lúa giống không chỉ đủ cung cấp cho sản xuất trong địa phương mà còn liên kết bán cho các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh mỗi năm từ 300 tấn đến 400 tấn”.

Theo Liên minh Hợp tác xã tỉnh Phú Yên, các hợp tác xã nông nghiệp thực hiện dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, gắn với thực hiện chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Các hợp tác xã thực hiện từ 3 đến 12 dịch vụ phục vụ cho xã viên như: cung ứng vật tư, phân bón, thủy nông nội đồng; tiêu thụ sản phẩm, tín dụng nội bộ, thương mại, liên kết với các hợp tác xã khác trong sản xuất, kinh doanh…

Lợi nhuận thu được từ các dịch vụ trên được đưa vào chia cổ tức hàng năm sau khi thực hiện thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và phân bổ lợi tức vào các quỹ. Đến nay, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn có tổng vốn hoạt động hơn 281 tỷ đồng, tăng gần 62 tỷ đồng so với năm 2013 là năm bắt đầu thực hiện Luật hợp tác xã năm 2012 và giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 2.000 lao động.

Tuy vậy, hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ở Phú Yên còn nhiều tồn tại, hạn chế. Ông Trần Hữu Thế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, để phát triển kinh tế hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian tới, tỉnh thực hiện các giải pháp để giải quyết những tồn tại như xử lý dứt điểm những hợp tác xã thực chất đã ngưng hoạt động cũng như tình trạng nợ đọng trong từng hợp tác xã. Đồng thời, tạo điều kiện để các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kể cả vấn đề cơ giới hóa vì hiện nay các hợp tác xã ứng dụng chưa nhiều và chưa đồng bộ.

Bên cạnh đó, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý đối với những hợp tác xã còn thiếu. Ngoài ra, xử lý những vướng mắc trước mắt về cơ chế như Luật Hợp tác xã đã ban hành nhưng chưa có thông tư hướng dẫn thi hành… UBND tỉnh sẽ sớm bố trí nguồn vốn để thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ Hợp tác xã và xúc tiến thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

Tỉnh Phú Yên cũng đã kiến nghị các Bộ, ngành liên quan cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn nhằm cụ thể hóa các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với hợp tác xã được quy định trong Luật Hợp tác xã năm 2012./.

Bạn đang xem bài viết: Phú Yên củng cố hợp tác xã nông nghiệp. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts