Phương pháp chôn lấp rác thải, ưu và nhược điểm

Giải pháp xử lý, tái sử dụng chất thải trong sản xuất nông nghiệp | VTC16 Giải pháp xử lý, tái sử dụng chất thải trong sản xuất nông nghiệp | VTC16 Phương pháp chôn lấp rác thải, ưu và nhược điểm Trong sinh hoạt con người thải ra rất nhiều chất thải, rác thải,…

Giải pháp xử lý, tái sử dụng chất thải trong sản xuất nông nghiệp | VTC16
Giải pháp xử lý, tái sử dụng chất thải trong sản xuất nông nghiệp | VTC16

Phương pháp chôn lấp rác thải, ưu và nhược điểm

Trong sinh hoạt con người thải ra rất nhiều chất thải, rác thải, chính vì vậy khi dân số tăng lên sẽ kéo theo số lượng rác thải ngày một lớn; Nếu không được xử lý sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mới đây, Trung tâm Phân tích và Quan trắc Việt Nam (QCVN) đưa ra 4 giải pháp xử lý chất thải – rác thải hiệu quả nhất.

Hiện nay, lượng rác thải tại Việt Nam là khoảng 50.000 tấn/ngày, trong đó tại các đô thị là khoảng 35.000 tấn/ngày, còn lại là rác thải ở vùng nông thôn. Riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra khoảng 7.000 – 8.000 tấn.

Trước số lượng rác thải lớn như vậy cần tìm ra giải pháp để chuyển chất thải sang một dạng khác ít độc hơn, dễ kiểm soát hơn, chuyển chất thải thành các chất khác có thể sử dụng có ích giúp giảm thể tích hoặc số lượng nhằm lưu giữ được nhiều hơn, lưu trữ tạm thời để chờ công nghệ phù hợp.

Chất thải – rác thải ở Việt Nam có thể phân thành 2 loại như sau: phân loại dựa trên mức độ nguy hiểm (rác thông thường, ác nguy hại), phân loại rác trên nguồn gốc phát sinh (rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải văn phòng, . . . ). Cùng với việc xác định loại rác chúng ta có những cách xử lý chất thải – rác thải hiệu quả.

Phương pháp chôn lấp rác thải (XEM THÊM CÔNG NGHỆ XLMT)

Phương pháp chôn lấp thường áp dụng cho đối tượng chất thải rắn là rác thải đô thị không được sử dụng để tái chế, tro xỉ của các lò đốt, chất thải công nghiệp. Phương pháp chôn lấp cũng thường áp dụng để chôn lấp chất thải nguy hại, chất thải phóng xạ ở các bãi chôn lấp có thiết kế đặc biệt cho rác thải nguy hại. Hiện nước ta có khoảng 149 bãi rác cũ không hợp vệ sinh,trong đó 21 bãi rác thuộc cấp tỉnh – thành phố, 128 bãi rác cấp huyện – thị trấn.

Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của các chất rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4.

Tuy nhiên với quá trình đô thị hóa, kết hợp lượng rác thải sinh hoạt từ vật liệu nhựa, nilon… đã gây quá tải cho quỹ đất sử dụng cho bãi rác chôn lấp. Cần có những biện pháp khác thay thế cho phương pháp chôn lấp chất thải giúp bảo vệ môi trường.

Ưu điểm của phương pháp Chôn lấp

  • Công nghệ đơn giản
  • Chi phí đầu tư và vận hành thấp

Nhược điểm của phương pháp chôn lấp

  • Diện tích chôn lấp lớn, một bãi chôn lấp bình thường cũng chiếm diện tích 10 – 15 ha
  • Quá trình phân hủy kéo dài, cần phải xử lý rác độc hại, che đậy, thoát nước. Phải có hàng rào cách ly và các chế phẩm vi sinh đòi hỏi kinh phí cao
  • Lâu dài, có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước, không khí, đất ở khu vực chôn lấp

Phương pháp nào cũng để lại tác động đến môi trường, muốn môi trường xanh sạch đầu tiên chúng ta cần nhận thức đúng đắn về vấn đề môi trường, hành động để giảm thiểu sử dụng túi nilon và hạn chế sử dụng đồ một lần. Một người hành động sẽ tạo tiền đề cho cả xã hội cùng hành động.

Bạn đang xem bài viết: Phương pháp chôn lấp rác thải, ưu và nhược điểm. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts