Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi phổ biến hiện nay

NGƯỜI NUÔI LỢN KIỆT QUỆ VÌ “BÃO GIÁ THỨC ĂN CHĂN NUÔI\” | VTC16 NGƯỜI NUÔI LỢN KIỆT QUỆ VÌ “BÃO GIÁ THỨC ĂN CHĂN NUÔI\” | VTC16 Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi là một phần không thể thiếu khi chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay. Việc xử lý nước…

NGƯỜI NUÔI LỢN KIỆT QUỆ VÌ “BÃO GIÁ THỨC ĂN CHĂN NUÔI\” | VTC16
NGƯỜI NUÔI LỢN KIỆT QUỆ VÌ “BÃO GIÁ THỨC ĂN CHĂN NUÔI\” | VTC16

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi là một phần không thể thiếu khi chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay. Việc xử lý nước thải trong chăn nuôi tốt giúp giảm mùi hôi thối, hạn chế mầm bệnh, bảo vệ môi trường sống, tránh gây ô nhiễm môi trường. Chẳng những vậy, chất thải chăn nuôi sinh ra khí đốt trong quá trình xử lý nước thải chăn nuôi còn mang lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn. Cùng Ecoba ENT tìm hiểu một số thông tin liên quan đến việc xử lý nước thải trong chăn nuôi được quan tâm nhất hiện nay nhé!

Việc xử lý nước thải chăn nuôi ngày càng được chú trọng bởi trong thành phần của nước thải chứa nhiều hợp chất có mùi thối nặng với khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì thế, việc xử lý nước thải chăn nuôi rất cần thiết.

Xử lý nước thải trong chăn nuôi heo luôn được chú trọng đầu tư nhằm tận dụng tối đa nguồn lợi từ hoạt động chăn nuôi

Thành phần chính cần được loại bỏ trong hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo bao gồm:

Xử lý nước thải trong chăn nuôi là vấn đề cấp thiết cần được chú trọng ngay khi bắt đầu chăn nuôi. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong chăn nuôi heo kết hợp cùng các biện pháp xử lý chất thải phù hợp sẽ giúp tối ưu quy trình chăn nuôi.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo phổ biến

Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bắt đầu từ việc chất thải chảy vào hầm biogas. Hầm biogas có nhiệm vụ khử lượng lớn chất hữu cơ nhằm giảm đáng kể lượng khí độc được sinh ra, tiêu diệt mầm bệnh có trong nước thải chăn nuôi, đồng thời tạo ra một lượng khí đốt có thể đem đến lợi nhuận và phục vụ cho cuộc sống của con người.

Khi nước thải chảy tràn hầm biogas sẽ chảy theo đường ống dẫn qua bể điều hoà, tại đây, chất thải được khuấy trộn đều nồng độ và lưu lượng để chuẩn bị đưa vào xử lý nước thải trong chăn nuôi.

Công đoạn tiếp theo trong hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo là chất thải được dẫn từ bể điều hoà đến bể UASB. Chất thải được đưa trực tiếp xuống đáy bể và được phân phối đồng đều trước khi chảy ngược lên trên xuyên qua lớp đệm bùn sinh học gồm các sinh khối nhằm tiêu diệt các chất bẩn hữu cơ trong nước thải. Lúc này sẽ xuất hiện các bọt khí metan và cacbonic nổi lên trên và được thu bằng cách chụp khí để dẫn khí ra khỏi bể.

Sau đó, nước thải tiếp tục chảy tràn qua bể yếm khí (anoxic) và hiếu khí (aerotank). Với sự tham gia của hàng trăm chủng loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc và vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc, các vi sinh vật này sẽ thực hiện nhiều phản ứng hoá sinh để phân huỷ, biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành dạng đơn giản hơn để dễ dàng xử lý.

Khi nước thải qua bể aerotank hiếu khí chứa nước thải và bùn hoạt tính, khí được cấp liên tục vào bể để trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong hỗn hợp nước thải, đồng thời cung cấp đủ oxy cho vi sinh vật thực hiện oxy hoá các chất hữu cơ có trong hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo.

Xử lý nước thải trong bể aerotank có các chất lơ lửng để các vi khuẩn có thể cư trú, sinh sản và phát triển thành các bông cặn (bùn hoạt tính). Các vi sinh vật cư trú dùng chất nền (BOD), N và P để làm thức ăn phục vụ cho việc chuyển hoá chúng thành các chất trơ không hoà tan và biến đổi thành các tế bào mới.

Lượng bùn hoạt tính sinh ra trong khoảng thời gian lưu lại trong bể aerotank của hỗn hợp chất thải ban đầu không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ nên một phần bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy ở bể lắng sinh học và lượng bùn này được tuần hoàn lại về bể aerotank nhằm đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi.

Ngoài ra, phần bùn dư còn được đưa về bể chứa bùn, mang đi bơm và thu gom để ứng dụng vào sản xuất phân bón.

Khi lắp đặt hệ thống nước thải cần chú trọng lượng khí cung cấp cho bể aerotank đầy đủ và liên tục. Nước thải cuối của bể aerotank tiếp tục được chảy qua bể lắng, phần nước sạch của bể lắng sẽ được chuyển qua bể khử trùng, nước thải được châm NaOCl để tiêu diệt những vi khuẩn còn sót lại trong hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi. Sau đó, nước của bể khử trùng sẽ chảy ra hồ sinh học, giúp ổn định dòng nước và giảm nguy cơ gây bệnh của các vi sinh vật.

Hiện nay, các phương pháp xử lý nước thải ngày càng được chú trọng mở rộng liên tục để bảo vệ môi trường sống và an toàn cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải không phải ai cũng có thể thực hiện được. Để lựa chọn đúng phương pháp xử lý nước thải trong chăn nuôi cần có sự trợ giúp từ các công ty uy tín và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải từ quá trình chăn nuôi.

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi cần được lựa chọn phù hợp với quy mô và lượng nước thải được thải ra trong ngày

Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước thải từ quá trình chăn nuôi được Ecoba ENT ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Hầm biogas còn có tên gọi khác là hầm phân huỷ yếm khí, là phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ hạn chế lượng nước thải bừa bãi, chuyển hoá khí độc hại như CO2, CH4, H2S,… và thay cho nhiên liệu đốt hoặc điện năng thắp sáng. Ngoài ra, bùn cặn trong hầm biogas còn được tận dụng để làm phân bón hữu cơ giúp cải thiện đất để tăng năng suất cây trồng đáng kể.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng ở những hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ vì những trại chăn nuôi gia súc lớn sẽ không thể xử lý nước thải triệt để bằng phương pháp này mà cần được lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bài bản hơn.

Phương pháp xử lý nước thải trong chăn nuôi heo bằng thực vật vừa mang lại hiệu quả tối ưu, vừa thân thiện với môi trường và tăng thêm tính thẩm mỹ cho cảnh quan xung quanh khu vực chăn nuôi nhưng lại có chi phí đầu tư thấp và công nghệ không quá phức tạp.

Các nguồn nước thải chăn nuôi đi qua song chắn rác nhằm giữ lại các chất thải hoặc rác có kích thước lớn rồi mới chảy vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi. Nước đã được lắng sẽ chuyển sang bể thực vật thuỷ sinh, tiếp tục thực hiện phân huỷ các chất hữu cơ và vô cơ, tạo thành chất dinh dưỡng cung cấp cho các loài thực vật như: bèo tây, dừa nước, thuỷ trúc, cỏ muỗi, mè vừng,… được trồng quanh bể sinh trưởng và phát triển. Các loại cây này được chọn trồng nhờ sự phát triển nhanh chóng, chịu sống trong môi trường ô nhiễm và vô cùng dễ tìm.

Lọc sinh học là công nghệ xử lý nước thải trong chăn nuôi mang lại hiệu quả tích cực, có tính ứng dụng cao vì dễ vận hành và có chi phí đầu tư thấp. Nước thải được tách ra từ hầm biogas sẽ được dẫn về bể thu gom cùng bể phân hủy thiếu khí và lưu lại khoảng 4 tiếng. Sau đó, nước thải được bơm lên bể lọc sinh học, trong suốt quá trình lọc sinh học, nước thải sẽ được tuần hoàn khoảng 30% về bể lắng, phần còn lại sẽ chảy tiếp qua ao thuỷ sinh và lưu nước khoảng 10 ngày.

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng bùn hoạt tính hiếu khí khi được bổ sung thêm các ngăn thiếu khí xen kẽ với các ngăn hiếu khí có thể loại bỏ đồng thời các chất hữu cơ và nitơ một cách hiệu quả nhất. Quá trình nitrat hóa sẽ được thực hiện ở ngăn hiếu khí, trong khi đó, quá trình khử nitrat hóa lại được thực hiện ở ngăn thiếu khí. Để tăng hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi, có thể cải tiến ngăn thiếu khí bằng việc chia dòng sẽ tận dụng được nguồn cacbon trong nước thải.

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng mương oxy hóa thực chất là áp dụng công nghệ, thiết bị sục khí trong khoảng thời gian dài. Lợi thế khi áp dụng phương pháp này là vận hành đơn giản, ít tiêu tốn năng lượng, tạo ra ít bùn nhưng vẫn xử lý tốt các chất hữu cơ và nitơ có trong nước thải. Mương oxy hóa ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở những trang trại chăn nuôi có quy mô nhỏ nhờ đặc tính khử nitơ vượt trội.

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học thường được thực hiện cùng trấu, mùn cưa, các chế phẩm lên men,… để tiêu huỷ mùi hôi và đồng hoá các hợp chất phức tạp thành vô hại nhờ sự tham gia của vô số vi sinh vật có lợi.

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cần được chú trọng ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch chăn nuôi gia súc, gia cầm để không làm ảnh hưởng đến môi trường sống. Chỉ riêng việc bảo vệ môi trường đã mang lại giá trị sức khỏe cho những người sinh sống xung quanh khu vực chăn nuôi, giúp các hộ chăn nuôi an tâm và dễ dàng mở rộng sản xuất, nâng cao kinh tế địa phương.

Ecoba ENT có thâm niên lâu năm trong lĩnh vực xử lý nước thải chăn nuôi, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn

Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả còn mang lại lượng phân bón hữu cơ chất lượng, góp phần nâng cao năng suất cây trồng hơn so với các loại phân bón hoá học trên thị trường.

Lượng khí đốt được sinh ra trong quá trình xử lý nước thải chăn nuôi còn phục vụ được cho nhu cầu sinh hoạt, nấu nướng, cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất, bếp công nghiệp,… giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập cho các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Theo tài liệu quy chuẩn Việt Nam QCVN 62:2021/BTNMT của Tổng cục Môi trường biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và ban hành về vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi như sau:

Theo Điều 4, Chương 2 của Thông tư Hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác quy định:

Ecoba ENT là một trong những đơn vị có thâm niên lâu đời trong lĩnh vực xử lý nước thải chăn nuôi, có đội ngũ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng với mức chi phí cạnh tranh nhưng đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu lắp đặt hệ thống xử lý nước thải của mọi đối tượng chăn nuôi từ nhỏ lẻ đến trang trại với quy mô lớn. Một hệ thống xử lý nước thải tối ưu không chỉ mang lại sự thuận lợi khi chăn nuôi mà còn đem lại lợi ích thiết thực về kinh tế và bảo vệ môi trường sống xung quanh. Để đầu tư hiệu quả vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi, hãy liên hệ ngay với Ecoba ENT qua hotline: 0901 68 7788 | 08 8899 0789 | 08 9966 0789 hoặc hotline miền Trung: 08 9977 0789 để được tư vấn chi tiết hơn về các giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi tối ưu.

Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh. Tuy nhiên, việc đầu tư vào hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống cấp thoát nước đô thị nói riêng ở nước ta còn nhiều hạn chế.

Bạn đang xem bài viết: Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi phổ biến hiện nay. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts