Quản lý chất thải chăn nuôi tổng hợp
29 Xử lý nước thải chăn nuôi bò 29 Xử lý nước thải chăn nuôi bò Việc triển khai thực hiện Chương trình quản lý chất thải chăn nuôi tổng hợp (IWM) sẽ giúp tăng cường khả năng thu gom phần lớn chất thải chăn nuôi để phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ….
Việc triển khai thực hiện Chương trình quản lý chất thải chăn nuôi tổng hợp (IWM) sẽ giúp tăng cường khả năng thu gom phần lớn chất thải chăn nuôi để phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Nguồn tài nguyên dồi dào cho nông nghiệp hữu cơ
Phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ là nhiệm vụ quan trọng của ngành nông nghiệp do thời gian qua ngành trồng trọt của nước ta đã sử dụng quá nhiều phân bón hóa học.
Trong số 11 triệu tấn phân bón Việt Nam sử dụng hằng năm, có đến 90% là phân bón hóa học. Trung bình nông dân nước ta sử dụng hơn 1 tấn phân bón hóa học/ha hàng năm, quá cao so với các nước trên thế giới.
Ngày 4/4/2017, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Nguyễn Xuân Cường đã khởi xướng phong trào phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng của nông sản Việt Nam và bảo vệ môi trường. Trong đó, phân bón hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình canh tác.
Kết hợp hầm xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas và máy phát điện góp phần giảm thiểu khí nhà kính phát sinh.
Tại hội nghị về phát triển phân bón hữu cơ ngày 9/3/2018, Bộ trưởng cho biết, Việt Nam cần khoảng 200 triệu tấn phân bón hữu cơ hàng năm để làm nông nghiệp hữu cơ. Mục tiêu đặt ra trước mắt là nâng sản lượng sản xuất phân bón hữu cơ từ 1 triệu tấn hiện nay lên 3 triệu tấn/năm vào năm 2020.
Với quy mô của ngành chăn nuôi hiện tại có thể cung cấp hơn 60 triệu tấn chất thải chăn nuôi rắn và hàng trăm triệu m3 nước thải chăn nuôi với giá trị dinh dưỡng cao để phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Theo tính toán của các chuyên gia dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP), nếu sử dụng tốt lượng chất thải mà ngành chăn nuôi xả ra hằng năm cho mục đích sản xuất phân bón hữu cơ thì Việt Nam có thể tiết kiệm được chi phí nhập khẩu phân bón hóa học trị giá hàng tỷ USD (năm 2016, Việt Nam nhập 4,2 triệu tấn phân bón hóa học trị giá 1,25 tỷ USD).
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Theo dự án LCASP, việc triển khai thực hiện Chương trình IWM sẽ góp phần rất lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường nông thôn của Việt Nam, cụ thể: Chương trình IWM sẽ giúp giảm hàng trăm triệu m3 nước thải chăn nuôi xả ra môi trường hằng năm (riêng chăn nuôi lợn thịt, với quy mô 26 triệu lợn thịt, mỗi đầu lợn dùng 30 lít nước/ngày để làm vệ sinh và làm mát thì đã có gần 300 triệu m3 nước thải ra môi trường hằng năm).
Chương trình quản lý chất thải chăn nuôi tổng hợp sẽ góp phần rất lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường nông thôn của Việt Nam.
Chương trình IWM sẽ giúp giảm chi phí xử lý hàng trăm triệu m3 nước thải chăn nuôi để đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường hằng năm (nếu tính chi phí xử lý của TH Truemilk là 11.000 đồng/m3 nước thải chăn nuôi để đạt QCVN 62 thì với 300 triệu m3 nước thải chăn nuôi lợn sẽ phải tốn 3.300 tỷ đồng/năm).
Nếu thu gom được 60 triệu tấn chất thải rắn và hàng trăm triệu m3 chất thải lỏng, chúng ta có thể tạo ra nguồn dinh dưỡng rất lớn cho cây trồng. Bên cạnh đó, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động trong các hoạt động sử dụng chất thải chăn nuôi.
Chương trình IWM sẽ giúp người chăn nuôi và các chủ trang trại sử dụng hiệu quả hơn nguồn khí biogas cho các mục đích đun nấu, phát điện… nhằm tăng thu nhập. Qua đó, đóng góp cho việc thực hiện một cách thực chất các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc xây lắp các công trình khí sinh học và sử dụng hết khí gas sinh ra, không xả khí mê tan ra môi trường như một số trang trại đang làm hiện nay.
Tỷ suất lợi nhuận cao
Chương trình quản lý chất thải chăn nuôi tổng hợp của dự án LCASP dựa chủ yếu vào các công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi mang lại tỷ suất lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn ngắn.
Cụ thể: Công nghệ chăn nuôi lợn trên chuồng sàn và không sử dụng nước tắm; Công nghệ sử dụng bể lắng trước biogas có tỷ suất lợi nhuận 107%, thời gian thu hồi vốn là 0,85 năm; Công nghệ sử dụng máy tách ép phân ở trang trại trên 4.000 lợn có tỷ suất lợi nhuận 49,2%, thời gian thu hồi vốn là 1,6 năm; Công nghệ phát điện khí sinh học quy mô vừa (60KVA) có tỷ suất lợi nhuận 24%, thời gian thu hồi vốn là 3 năm; Công nghệ sử dụng hệ thống tưới bằng nước xả sau bioga có tỷ suất lợi nhuận 93,3%, thời gian thu hồi vốn là 0,96 năm.
ĐỒNG THÁI
- xử lý chất thải chăn nuôi li>
- Quản lý chất thải li>
- chất thải li> ul>
Để lại comment của bạn
- Tonisity: Total Programme
- Nuôi heo lãi nhờ chủ động thức ăn, con giống
- Xác định cấu trúc và đặc điểm gen học hệ gen ty thể của sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui
- Di truyền học biểu sinh làm bằng chứng nguồn gốc cho gà, tôm và cá hồi
- Bất cập từ phát triển ồ ạt các dự án chăn nuôi ở Gia Lai
- Vắc xin ND-IB: Phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm cho gà
- Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại
- Hải Dương: Nhiều nông dân treo chuồng, cắt lỗ
- Chủ tịch Dabaco (DBC): Năm 2022 đã phải tiêu hủy 30 triệu con gà giống
- Nhập khẩu lúa mì quý I/2023 tăng cả lượng và kim ngạch
Tin mới nhất
T3,25/04/2023
- VietinBank và Thông Thuận Group ký kết Hợp đồng tín dụng tài trợ Dự án Nhà máy chế biến sữa
- Nuôi heo lãi nhờ chủ động thức ăn, con giống
- Xác định cấu trúc và đặc điểm gen học hệ gen ty thể của sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui
- Di truyền học biểu sinh làm bằng chứng nguồn gốc cho gà, tôm và cá hồi
- Bất cập từ phát triển ồ ạt các dự án chăn nuôi ở Gia Lai
- Vắc xin ND-IB: Phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm cho gà
- Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại
- Hải Dương: Nhiều nông dân treo chuồng, cắt lỗ
- Chủ tịch Dabaco (DBC): Năm 2022 đã phải tiêu hủy 30 triệu con gà giống
- Nhập khẩu lúa mì quý I/2023 tăng cả lượng và kim ngạch
-
các ấn phẩm đã xuất bản -
các ấn phẩm đã xuất bản -
CÁC ẤN PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN -
Các ấn phẩm đã xuất bản -
CÁC ẤN PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN -
CÁC ẤN PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN -
các ấn phẩm đã xuất bản -
các ấn phẩm đã xuất bản -
các ấn phẩm đã xuất bản -
các ấn phẩm đã xuất bản -
Các ấn phẩm đã xuất bản -
Các ấn phẩm đã xuất bản -
Các ấn phẩm đã xuất bản -
Các ấn phẩm đã xuất bản -
các ấn phẩm đã xuất bản -
Các ấn phẩm đã xuất bản -
Các ấn phẩm đã xuất bản -
các ấn phẩm đã xuất bản -
các ấn phẩm đã xuất bản -
các ấn phẩm đã xuất bản -
các ấn phẩm đã xuất bản -
Các ấn phẩm đã xuất bản -
Các ấn phẩm đã xuất bản -
Các ấn phẩm đã xuất bản -
Các ấn phẩm đã xuất bản -
CÁC ẤN PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN -
CÁC ẤN PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN -
CÁC ẤN PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN -
CÁC ẤN PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN -
CÁC ẤN PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất
[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]
[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]
[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. 1/ […]
Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.
Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.
Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.
Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.
Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.
Sản phẩm doanh nghiệp
Khu gian hàng xử lí chất thải chăn nuôi thành năng lượng tái tạo lần đầu tiên ra mắt tại triển lãm VIETSTOCK 2022
CLOUDFARMS VÀ SUISAG: Ra mắt ứng dụng theo dõi từng cá thể lợn từ lúc sơ sinh đến khi được đưa vào lò mổ