Quan sát: Hoa cúc, hoa hồng
Hoa sen- Tìm hiểu và khám phá Hoa sen- Tìm hiểu và khám phá Quan sát: Hoa cúc, hoa hồng Quan sát: Hoa cúc, hoa hồng VCTT: TC: Nu na nu nống. Múa Hát: Màu hoa Chơi theo ý thích: Chơi với cát, xâu vòng, xếp bàn, g… https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/quan-sat-hoa-cuc-hoa-hong.html Quan sát: Hoa cúc, hoa hồng…
Quan sát: Hoa cúc, hoa hồng
Quan sát: Hoa cúc, hoa hồng VCTT: TC: Nu na nu nống. Múa Hát: Màu hoa Chơi theo ý thích: Chơi với cát, xâu vòng, xếp bàn, g…
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/quan-sat-hoa-cuc-hoa-hong.html
Quan sát: Hoa cúc, hoa hồng
VCTT: TC: Nu na nu nống. Múa Hát: Màu hoa
Chơi theo ý thích: Chơi với cát, xâu vòng, xếp bàn, ghế, xé lá, xé giấy
1. Yêu cầu:
– Trẻ quan sát gọi được tên và đặc điểm đặc trưng, ích lợi của hoa cúc, hoa hồng Trẻ hứng thú tham gia vui chơi tập thể và chơi theo ý thích của mình.
– Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ tư duy và khả năng quan sát, ghin nhớ có chủ định. Trẻ hào hứng tham gia, biết giữ dìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
– Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây hoa, vui chơi đoàn kết cùng bạn.
2. Chuẩn bị:
– Bông hoa cúc, hoa hồng thật (Hoặc làm bằng xốp) .
– Thảm ngồi đủ cho cô và trẻ. Cát, bộ xâu vòng, các khối gỗ, lá giấy.
3. Tiến hành:
* QS (5 – 7 phút): Cô cùng trẻ ra ngoài dạo chơi, cô hỏi trẻ các con thấy thời tiết hôm nay thế nào? Có nắng không? Có lạnh không?…
– Khi đi ra ngoài trời các con nhớ phải ăn mặc phù hợp thời tiết, đi dép, đội mũ kẻo bị ốm các con nhớ nhé. Sau đó cô cùng trẻ quan sát: Hoa cúc. Hỏi trẻ tên gọi, một đặc điểm đặc trưng của hoa:
+ Đây là cây gì? (Hoa cúc) Bông hoa có gì đây? (Cánh ạ)
+ Bông hoa còn có gì đây? (Nhụy ạ) Bông hoa màu gì? (Màu vàng ạ)
+Thế còn đây là gì nào? (Lá ạ) Lá có màu gì? (Xanh ạ) Thế bông hoa còn có gì đây nữa? (Cành ạ)
– Tương tự hỏi đặc điểm hoa hồng? Trồng hoa để làm gì
Thế muốn cho bông hoa luôn nở đẹp thì các con phải làm gì? (Không bất lá, bẻ cành) Đúng rồi để bông hoa luôn nở đẹp thì các con phải biết chăm sóc cho hoa luôn tươi tốt và không được ngắt lá, bẻ cành các con nhớ chưa nào? (Rồi ạ).
* VCTT: Cho trẻ chơi TC: “Nu na nu nống” 2-3 lần, hỏi trẻ tên TC.
Cho trẻ hát bài: “Màu hoa” 3- 4 lần, hỏi trẻ tên bài hát.
* Chơi theo ý thích: Cô hướng cho trẻ chơi theo ý thích của mình: Chơi với cát, xâu vòng, xếp bàn, ghế, xé lá, xé giấy.
– Qúa trình chơi bao quát giúp đỡ trẻ, gợi mở ở trẻ: Con đang chơi gì? Con có thích không?
* Kết thúc: Cô nhận xét và khen trẻ.
III. Chơi tập buổi chiều
Chơi tc dân gian: Tập tầm vông.
Chơi tcvđ: Bong bóng xà phòng.
Chơi ý thích ở góc
1. Yêu cầu:
– Trẻ nhớ tên TC, biết chơi TC và chơi ý thích ở các góc.
– Rèn sự khéo léo nhanh nhẹn cho trẻ
– Giáo dục tích cực tham gia hoạt động, chơi đoàn kết biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
2. Chuẩn bị:
– Đồ chơi ở các góc.
3 Tiến hành:
– Cho trẻ xúm xít bên cô cùng chơi bắt trước tiếng còi của ô tô, xe máy, chuông xe đạp. Khen trẻ. Hôm nay cô cháu mình cùng chơi trò chơi “Tập tầm vông”
– Cô nói cách chơi cho trẻ chơi.
– Cho trẻ chơi TC: “Bong bóng xà phòng” 2- 3 lần, hỏi trẻ tên TC
– Trong khi trẻ chơi cô khuyến khích- sửa sai – hỏi tên TC
– Cho trẻ chơi ý thích ở góc, cô động viên trẻ.
* Kết thúc: Cô nhận xét và khen trẻ.
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
* Tình trạng sức khoẻ:………………………………………………………………..
* Trạng thái xúc cảm và hành vi của trẻ:……………………………………………..
………………………………………………………………………………..………
* Kiến thức và kỹ năng của trẻ:……………………………………………………….
……………………………………………………………………………