Quy trình nuôi cá kèo hiệu quả, quy trinh nuoi ca keo hieu qua
Wednesday Addams! Làm sao để Wednesday Addam không biết mình lén mang kẹo vào đây! Wednesday Addams! Làm sao để Wednesday Addam không biết mình lén mang kẹo vào đây! Cá kèo là loại cá phát triển ở ở cả hai vùng nước mặn và nước lợ, có hình dạng thon dài, tăng trưởng tương…
Cá kèo là loại cá phát triển ở ở cả hai vùng nước mặn và nước lợ, có hình dạng thon dài, tăng trưởng tương đối nhanh, khi chưa đến giai đoạn thành thục, cá thường có chiều dài nhỏ hơn 20,7 cm. Đây là loại cá được nhiều người quan tâm khai thác và nuôi trồng, góp phần đa dạng hóa loài và mô hình nuôi, nâng cao và ổn định năng suất, tạo thu nhập cho nông hộ ở ĐBSCL.
1. Điều kiện ao ương, nuôi phù hợp
Ao sử dụng để ương và nuôi cá kèo thương phẩm thì có thể dùng ao đất thông thường hay ao nuôi tôm sú dưới dạng bán hay thâm canh (chỉ dùng nuôi một vụ tôm) để tiết kiệm chi phí. Ao cần có bờ chắc chắn, không bị rò rỉ nước vì cá sẽ thất thoát và dễ làm thay đổi môi trường ao ương, nuôi. Phải luôn điều hòa độ mặn trong ao nước dao động từ 5 – 20% và hạn chế tối đa điều kiện môi trường nước ao ương nuôi bị ngọt hoá, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng và bệnh do các loài ngoại ký sinh nhiễm ở cá kèo trong ao ương nuôi. Bà con chăn nuôi thủy sản có thể sử dụng thêm sản phẩm EM gốc để hỗ trợ xử lý nước trong ao nuôi, phòng dịch bệnh cho thủy sản.
2. Hoạt động cải tạo ao nuôi
Cải tạo ai nuôi là khâu quan trọng góp phần nâng cao tỷ lệ sống và năng suất cá. Đầu tiên, bà con cần dọn dẹp tất cả cây cỏ thuỷ sinh trong ao và bờ ao, sau đó tát cạn, bắt và diệt tạp, cá dữ. Đối với ao ao nuôi tôm sú bán hay thâm canh, có thể người nuôi không cần phải sên vét lớp bùn đáy, vấn đề còn lại là phải diệt tạp, diệt cá dữ hiện diện trong ao.
Trường hợp ao ương, nuôi không có tạp, nền đáy ao được phơi khô và cày xới một lớp đất mặt mỏng ở đáy ao, sau đó bón lót thêm phân vô cơ (DAP) với liều lượng dao động từ 200 – 300 gram/100 m2 ao để gây nuôi thức ăn tự nhiên ban đầu (các loài phiêu sinh động, thực vật và động vật đáy) cho cá con.
Tuy nhiên, cá kèo rất nhạy cả nên cần phải điều hòa nhiệt độ trong ao, đảm bảo cấp nước vào ao ương thông qua lưới lọc và duy trì mức nước ban đầu trong ao dao động từ 3 – 15 cm. Khi cá kèo nuôi lớn dần sau 10 – 15 ngày thả, lúc bấy giờ mực nước trong ao cần phải được điều chỉnh tăng dần lên 20 – 30 cm và sau 1 tháng ương, mức nước trong ao có thể đạt từ 30 – 40 cm.
Nhiệt độ từ 20 – 30 độ C – Độ mặn từ 20 – 30‰, tốt nhất là 10 – 25‰, pH từ 7 – 9 tốt nhất 7 – 8,5, Oxy hòa tan > 4 mg/l, không dưới 2 mg/l.
3. Thời vụ mật độ nuôi thích hợp
Loại cá này đánh bắt tự nhiên nên mùa vụ nuôi cá kèo phụ thuộc rất lớn vào mùa cá giống, thông thường từ tháng 3 – 7 (từ 5 – 9 âm lịch) nên mùa vụ nuôi của cá kèo cũng tập trung vào những tháng đó.
Mật độ cá thả ương trong vèo dao động từ 500 – 1.000 con/m2 và cần thả cá ương vào ao nên chọn lúc trời mát (7h30 – 9h giờ sáng hay 4h – 4h30 chiều) là tốt nhất. Với cá giống có kích thước lớn hơn 1,7 cm, con giống có chiều dài dao động từ 2 – 3 hay từ 3 – 5 cm/con (một số người nuôi mua cá giống lớn nhưng chi phí giống sẽ cao), thông thường mật độ được nuôi có thể dao động từ 30 – 60 con/m2.
Trước khi thả cũng cần để cá làm quen với thời gian từ 15 – 30 phút, nhằm tạo điều kiện môi trường giữa trong bao vận chuyển và ngoài ao nuôi được cân bằng, sau đó nhẹ nhàng thả cá ra ao ương.
4. Chọn giống tốt nhất
Trong quá trình chọn cá kèo giống thì bà con chỉ lựa chọn con giống có kích thước lớn 1.7 – 2.5 cm để nuôi hoặc thực hiện quy trình ương cá để cho cá lớn cỡ 1.7 – 2.5 cm rồi mới thả.
5. Chăm sóc và quản lý hệ thống ao ương
Thức ăn cho cá trong tháng ương ban đầu (10 ngày – 1 tháng tuổi) là từ 10 – 30% trọng lượng thân/ngày. Có hàm lượng protein dao động từ 28 – 32% và giai đoạn ngày thứ 21 – 30: thì cần 8 – 10% trọng lượng thân/ngày. Bà con nên cho cá ăn 2 – 4 lần/ngày bên cạnh lượng thức ăn tự nhiên như thực vật phiêu sinh, các loài rong tảo dạng sợi sống bám, mùn bã hữu cơ…
Đối với thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế biến chỉ nên dao động từ 18 – 25% được sử dụng để cung cấp cho hệ thống nuôi với khẩu phần ăn dao động bình quân trong quá trình nuôi từ 5 – 7%/trọng lượng cá nuôi/ngày là phù hợp với cá.