Rác thải nông nghiệp là gì? Quy trình xử lý rác thải nông nghiệp

MỘT SÔ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG NÔNG NGHIỆP MỘT SÔ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG NÔNG NGHIỆP Rác thải nông nghiệp là gì? Quy trình xử lý rác thải nông nghiệp Hiện nay mỗi ngày, có hàng ngàn tấn rác thải nông nghiệp được thải ra ngoài môi trường. Gây…

MỘT SÔ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG NÔNG NGHIỆP
MỘT SÔ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG NÔNG NGHIỆP

Rác thải nông nghiệp là gì? Quy trình xử lý rác thải nông nghiệp

Hiện nay mỗi ngày, có hàng ngàn tấn rác thải nông nghiệp được thải ra ngoài môi trường. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta. Vậy chất thải nông nghiệp là gì? Phân loại rác thải và cách xử lý nó như thế nào?

Ngành nông nghiệp đóng vai trò hết sức to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cả nước. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, người dân đã vô tình thải ra môi trường những chất thải độc hại gây ảnh đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Vì vậy, việc xử lý tốt những rác thải thông nghiệp là rất cần thiết

Rác thải nông nghiệp là gì?

Là các loại rác phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của nông nghiệp ( trồng trọt, chăn nuôi). Ví dụ: rơm, rạ, cỏ, trấu, thực vật chết, các chai lọ thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, các chất thải từ vật nuôi. Cần có những biện pháp khắc phục và xử lý nhằm hạn chế khả năng gây ô nhiễm môi trường cũng như sức khỏe và tính mạng của con người.

Rác thải nông nghiệp

Các loại rác thải nông nghiệp

Dựa vào nguồn gốc phát sinh rác thải nông nghiệp chia làm 2 loại:

– Chất thải trong trồng trọt bao gồm rơm, rạ, cỏ, thực vật chết,

– Chất thải chăn nuôi gồm phân của các loại gia súc, gia cầm và thức ăn thừa của chúng

Dựa vào mức độ nguy hại gồm có:

– Chất thải nông nghiệp thông thường là các loại rác thải không có các đặc tính gây hại hoặc ít gây hại đến môi trường

– Rác thải nông nghiệp nguy hại là các loại rác thải mang trong mình các đặc tính gây hại như ăn mòn, dễ cháy – nổ, có độc tố, dễ lây nhiễm làm ảnh hưởng đến môi trường và sức nghỏe con người. Nguyên nhân của các căn bệnh truyền nhiễm và ung thư.

Quy định thu gom và quản lý chất thải nông nghiệp

Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về việc quản lý chất thải nông nghiệp có nội dung như sau:

– Các bao bì chứa các chất thải nguy hại hoặc sản phẩm hóa học độc hại phải được phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của Chính phủ ban hành.

– Các bao bì chứa chất thải độc hại sau khi làm sạch sẽ được xử lý như các chất thải thông thường

– Chất thải từ hoạt động chăn nuôi sẽ tái sử dụng làm nước tưới và phân bón cho cây trồng

– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết cho người dân về việc thu gom, lưu giữ chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của nông nghiệp.

– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong việc quy định về xử lý các loại bao bì, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, độc hại phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất hoạt động của nông nghiệp.

Quy trình xử lý rác thải nông nghiệp

Quy trình xử lý rác thải nông nghiệp gồm 4 bước:

Bước 1: Phân loại các loại rác thải tại nguồn

Bước 2: Tiến hành thu gom và lưu chữ rác thải

Bước 3: Vận chuyển rác thải đến điểm tập kết

Bước 4: Tiến hành xử lý và tiêu hủy rác thải

Ảnh hưởng của chất thải nông nghiệp tới môi trường

Môi trường sống đang dần bị hủy hại, mức độ ô nhiễm về đất, nước trở thành một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời, ngành nông nghiệp khó có thể tồn tại và phát triển được. Không thể có nền nông nghiệp sạch nếu đất đai, nguồn nước nhiễm bẩn

Bên cạnh đó việc bà con nông dân thiếu hiểu biết trong việc sử dụng phân bón bừa bãi và thường là bón quá nhiều liều lượng, dẫn tới ô nhiễm nguồn đất, nước và có thể gây đột biến gen một số loại cây trồng. Cùng đó là việc lạm dùng thuốc bảo vệ thực vật, điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà nguy hiểm hơn đe doạ đến tính mạng của con người và sức khỏe cộng đồng.

Hậu quả là các dịch bệnh ở gia cầm, lở mồm long móng gia súc bùng phát mạnh mẽ thời gian trước. Tình trạng vứt bỏ xác gia súc, gia cầm bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và mất mỹ quan của địa phương.

Xử lý chất thải nông nghiệp là điều cấp thiết

Các cách xử lý chất thải nông nghiệp hiệu quả, an toàn nhất hiện nay

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas

Biogas hay (khí sinh học) là một dạng chất khí hỗn hợp được sinh ra từ quá trình phân hủy kị khí của phân động vật và những hợp chất hữu cơ lên men dưới tác động của các vi sinh vật.

Hỗn hợp khí biogas (hay khí sinh học biogas) được sinh ra gồm: 60 % khí metan (CH4) , 30% khí cacbonic (CO2) và các loại khí khác như N2, h2, H2S…

Trong đó khí metan (CH4) là khí chủ yếu tạo ra năng lượng khí đốt nhờ khả năng gây cháy. Lượng biogas sinh ra nhờ vào quá trình phân hủy sinh học, loại phân,..

Xử lý rác thải nông nghiệp bằng cách dùng năng lượng tái tạo và sinh khối

Đặc điểm của phương pháp này là dùng máy băm chặt, bếp khí hóa, máy sấy năng lượng mặt trời thường được áp dụng trên các phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, cành cây… được cắt nhỏ ra bởi máy băm chặt sau đó được sấy khô bằng máy sấy năng lượng và công đoạn cuối cùng là cho vào bếp khí hóa để tạo ra các loại năng lượng và các loại than hoạt tính. Phương pháp có thể xử các phể phẩm nông nghiệp một cách hiệu quả ít gây ô nhiễm.

Xử lý chất thải nông nghiệp bằng ruồi lính đen và giun quế

Phương pháp này giúp loại bỏ các chất thải đồng thời có làm thức ăn cho gia súc và là phân bón cho cây trồng. Thức ăn của trùng quế chủ yếu là các loại rác thải hữu cơ và phân của chúng thải ra sẽ rất tốt cho việc trồng trọt

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng giải pháp đệm lót sinh học

Phương pháp này được áp dụng trong chăn nuôi rất hiệu quả. Để thực hiện đệm lót sinh học ta cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: mùn,cưa, trấu, phoi bào được trộn với men vi sinh để phân chất thải từ vật nuôi (phân, nước tiểu), nhằm mùi hôi chuồng trại tạo môi trường trong xanh, sạch đẹp, không gây ô nhiễm môi trường

Xử lý rác thải nông nghiệp bằng công nghệ ủ phân cao nhiệt

Bên cạnh việc sử dụng ruồi lính đen và giun quế thì các chất thải hữu cơ còn được xử lý bằng cách ủ phân cao nhiệt với tấm toptex. Toptex là loại vải không dệt có công dụng đẩy nhiệt độ bên trong đống ủ lên tới 60 – 70 độ C mà vẫn cho phép không khí lưu thông giữa trong và ngoài đống ủ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn hiếu khí hoạt động tích cực hơn trong quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ, kìm hãm sự hoạt động của các loại vi khuẩn yếm khí (loại vi khuẩn tạo ra CH4). Như vậy, công nghệ này góp phần hạn chế phát thải khí nhà kính.

Xử lý chất thải nông nghiệp bằng giải pháp trồng cây luân canh, xen kẽ

Biện pháp này giúp gia tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, cũng như bảo vệ độ dinh dưỡng cho đất trồng. Bên cạnh đó, bà con nông dân còn có thể hạn chế được lượng thuốc trừ sâu cho cây trồng và hoa màu.Qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về rác thải nông nghiệp, phân loại, cách xử lý chúng góp phần nâng cao kiến thức trong việc phòng chống và bảo vệ môi trường

Tags: Rác thải nông nghiệp là gì, Các loại rác thải thông nghiệp, Quy trình xử lý rác thải nông nghiệp, rác thải nông nghiệp thông thông thường, chất thải nông nghiệp nguy hại, Các cách xử lý rác thải công nghiệp, Phương pháp ruồi lính đen và giun quế, Phương pháp ủ phân cao nhiệt, Phương pháp trồng cây luân canh xen kẽ

Bạn đang xem bài viết: Rác thải nông nghiệp là gì? Quy trình xử lý rác thải nông nghiệp. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts