Sâu Gạo Và Những Điều Bạn Chưa Biết

Cách nuôi sâu quy đơn giản nhất từ A đến Z Cách nuôi sâu quy đơn giản nhất từ A đến Z Sâu gạo (superworm) hay còn gọi là sâu quy, siêu sâu … Đây là ấu trùng của một loài bọ cánh cứng Tenebrionidae. Xem thêm: Ruồi ăn sâu | Loài Côn Trùng ăn…

Cách nuôi sâu quy đơn giản nhất từ A đến Z
Cách nuôi sâu quy đơn giản nhất từ A đến Z

Sâu gạo (superworm) hay còn gọi là sâu quy, siêu sâu … Đây là ấu trùng của một loài bọ cánh cứng Tenebrionidae.

Xem thêm:

  • Ruồi ăn sâu | Loài Côn Trùng ăn bằng cách tiêm nọc độc
  • Sâu bướm – Khía cạnh của một tiến hoá tiêu cực

Sâu gạo

Sâu gạo được dùng làm thức ăn cho rất nhiều vật nuôi bao gồm: Thằn lằn, rùa, ếch, kỳ nhông, chim, cá và các động vật ăn côn trùng khác… Ở một số nơi chúng còn được dùng làm thức ăn cho cả con người.

Sâu gạo

Mô tả

Sâu gạo có kích thước chiều dài cơ thể khoảng từ 50 – 60 mm, chúng có 6 chân nhỏ ở trước và 2 chân thô sơ phía sau. Đầu màu đen – toàn thân có màu vàng trắng, khi sinh trưởng đến một kích cỡ nhất định (các khoang màu đen sẽ xuất hiện nhiều ở phần phía sau của cơ thể), chúng sẽ hóa nhộng và lột xác thành bọ cánh cứng.

Môi trường sống

Sâu gạo được tìm thấy tại các vùng nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ, nhưng sau đó đã lan rộng ra khắp thế giới.

Ngoài tự nhiên sâu gạo sinh sống dưới vỏ cây, nơi chứa ngũ cốc, gỗ mục và lá cây… Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đóng vai trò lớn đối với quá trình sinh trưởng của loài sâu này.

Sâu gạo ăn gì?

Theo thói quen những người nuôi sâu gạo, họ thường cho chúng ăn khoai tây, táo, cà rốt … đơn giản vì loại thực phẩm này khá dễ tìm và rẻ. Ngoài trái cây rau củ, sâu gạo còn có thể ăn thịt, cá chết… Chúng có thể ăn tất cả và không để lại gì ngoại trừ da, lông và phần xương cứng.

Vòng đời

Bọ cánh cứng Tenebrionidae sẽ trải qua 4 giai đoạn để hoàn thành vòng đời của mình: Trứng, ấu trùng, nhộng và bọ trưởng thành. Sâu gạo có thể dành phần lớn cuộc đời của mình trong giai đoạn ấu trùng.

Trong quá trình nuôi nhốt, chúng sẽ không hóa nhộng nếu tiếp xúc quá nhiều với những con sâu gạo khác, vì vậy nên tách chúng ra khỏi nhau nếu muốn chúng phát triển thành bọ cánh cứng.

Để chuẩn bị hóa nhộng chúng phải mất 2 tuần, và giai đoạn nhộng kéo dài thêm khoảng 2 tuần nữa, rồi mới lột xác thành bọ cánh cứng.

Hầu hết bọ cánh cứng trưởng thành chỉ sống khoảng 5 tháng, và bọ cánh cứng cái có thể đẻ đến 500 quả trứng trong suốt cuộc đời của mình.

Vòng đời sâu gạo

Nguy cơ

Một số ý kiến lo ngại trong quá trình nuôi nhốt, loài côn trùng này bị thất thoát ra ngoài môi trường sẽ có nguy cơ gây hại cho nông nghiệp.

Bài viết được tham khảo từ các nguồn sau:

48

Bạn đang xem bài viết: Sâu Gạo Và Những Điều Bạn Chưa Biết. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts