Số phận long đong của cặp đôn gốm Cây Mai từ Paris về TPHCM

Gốm Cây Mai !! Đôn Bồng , Voi , Chậu .. Giá Không Hề Rẻ Gốm Cây Mai !! Đôn Bồng , Voi , Chậu .. Giá Không Hề Rẻ PNO – Sau nhiều thập niên ở xứ người, cặp đôn gốm Cây Mai được hồi hương bởi một nhà sưu tập trong nước nhưng…

Gốm Cây Mai !! Đôn Bồng , Voi , Chậu .. Giá Không Hề Rẻ
Gốm Cây Mai !! Đôn Bồng , Voi , Chậu .. Giá Không Hề Rẻ

PNO – Sau nhiều thập niên ở xứ người, cặp đôn gốm Cây Mai được hồi hương bởi một nhà sưu tập trong nước nhưng lại gặp nhiều vướng mắc về thủ tục thông quan, sau đó bị tịch thu.

Gốm Cây Mai là một trong những sản phẩm gốm sứ tiêu biểu của Sài Gòn xưa, nay đã thất truyền. Giới sưu tập nghệ thuật khắp nơi luôn dành tình yêu đặc biệt cho dòng gốm này. Mới đây, chúng tôi được nghe về câu chuyện buồn liên quan đến mong muốn bảo tồn phẩm vật thuộc dòng gốm này.

Đồ mỹ nghệ bị cho là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng

Tiếp chúng tôi, nhà sưu tập P.H.V. kể, ông mua cặp đôn gốm Cây Mai tại Nhà đấu giá Asium danh tiếng ở Paris (Pháp). Đây là các vật phẩm được chủ nhân người Pháp đưa đến đấu giá sau thời gian dài lưu giữ trong bộ sưu tập cá nhân của mình. Được một người thân là Việt kiều ở Pháp giới thiệu, với tấm lòng trân quý muốn hồi hương những hiện vật hiếm hoi về Việt Nam, ông V. quyết định tham gia mua và đã thắng phiên đấu giá.

Hình ảnh chụp chiếc đôn của ông P.H.V. rò rỉ trong giới săn đồ cổ hồi tháng 9/2018 – Ảnh: Bạn đọc cung cấp

Tháng 6/2018, ông nhờ người thân chuyển về TPHCM.Thế nhưng, khi cặp đôn về đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh (CCHQCPN) thuộc Cục Hải quan TPHCM, không cho thông quan với lý do “hàng tiêu dùng đã qua sử dụng”, cấm nhập khẩu. Tháng 8/2018, cơ quan này trưng cầu giám định tại Phòng Kiểm tra Văn hóa phẩm xuất nhập khẩu (Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM). Phòng kiểm tra đã có giấy xác nhận văn hóa phẩm xuất nhập khẩu với nội dung đây là một cặp đôn bằng gốm men nhiều màu, kiểu gốm Sài Gòn dùng để trang trí, đồ giả cổ, mô phỏng một ngôi miếu, có thể hiện hình người và tượng thần hộ pháp. Giấy xác nhận kết luận hàng hóa “được phép nhập khẩu”, “không vi phạm Nghị định 32/2012/NĐ-CP” của Chính phủ.

Tuy nhiên, hơn ba tuần sau kể từ lúc có kết quả giám định của ngành quản lý văn hóa, CCHQCPN lại có công văn yêu cầu trưng cầu giám định lần thứ hai tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3. Kết quả theo trung tâm, tại thời điểm giám định, hàng đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo Thông tư 12/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương. “Tôi đã khiếu nại kết quả giám định và quyết định tạm giữ tang vật của hải quan”, ông V. cho biết.

Gần một năm sau, ngày 23/5/2019, CCHQCPN ra quyết định không chấp nhận khiếu nại của ông V. Cụ thể, CCHQCPN không giải quyết đề nghị thông quan cặp đôn của ông kèm theo xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu tang vật. Tháng 6/2019, ông V. đã khởi kiện vụ việc ra tòa thì bất ngờ tháng Tám cùng năm, ông nhận được quyết định tịch thu hàng với lý do không xác định được chủ sở hữu hàng hóa vi phạm. “Thật hết sức vô lý, vì tôi đã liên tục khiếu nại hành chính, rồi vụ việc đang được tòa án thụ lý, vậy mà cơ quan hải quan lại ra quyết định tịch thu tang vật với lý do hàng vắng chủ”, ông V. nói.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Bùi Thanh Hùng, Phó chi cục trưởng CCHQCPN, cho rằng, sự vụ đang được tòa án cấp cao tại TPHCM giải quyết, chưa thể cung cấp thêm thông tin liên quan.

Giám định lần nào là đúng?

Với diễn biến trên, luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn Luật sư TPHCM) đặt vấn đề: “Tại sao phải giám định hai lần. Cơ sở nào để cho rằng giám định lần hai là đúng, thay thế giá trị của giám định lần một? Đây là vấn đề cần phải làm rõ”.

Luật sư Trần Hồng Phong cho biết thêm, cặp đôn được nhập khẩu nên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Quản lý ngoại thương 2017 và Nghị định 69/2018 (quy định chi tiết luật này). Vấn đề cần làm rõ ở đây, đó là “hàng tiêu dùng” hay “văn hóa phẩm”?

“Cá nhân tôi cho rằng đây là sản phẩm văn hóa. Có hai thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2018 vừa đề cập. Thông tư 12/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương và Thông tư 24/2018/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VHTTDL). Theo thông tư của ngành công thương thì cặp đôn là “hàng tiêu dùng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu”. Trong khi tại Phụ lục 2 về danh mục hàng hóa nhập khẩu của Thông tư 24/2018/TT-BVHTTDL quy định cho phép nhập khẩu “nguyên bản tác phẩm điêu khắc và tượng tạc, làm bằng mọi loại vật liệu”. Ở đây chính là cặp đôn. Hay nói cách khác, việc một cá nhân nhập khẩu sản phẩm văn hóa này là hoàn toàn hợp pháp”, luật sư Phong phân tích.

Hồ sơ về cặp đôn gốm Cây Mai của ông P.H.V. trên trang web Nhà đấu giá Asium (Paris, Pháp) – Ảnh: Quốc Ngọc

Luật sư Trần Hồng Phong cho rằng, tòa án cần ra quyết định trưng cầu giám định giá trị văn hóa, nghệ thuật và lịch sử của cặp đôn do ông V. mua từ Pháp. “Các giám định viên cần phải là chuyên gia ngành văn hóa để xác định xem có đúng là sản phẩm văn hóa, thậm chí, đây có phải là di vật, cổ vật hay không? Nếu đúng là di vật, cổ vật, càng cho thấy việc cá nhân sưu tập, nhập khẩu cặp đôn này không những không sai, mà còn cần được khuyến khích, vì góp phần gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc”, ông Trần Hồng Phong đề nghị.

Nên xem là sản phẩm văn hóa

Trao đổi với Báo Phụ Nữ TPHCM, tiến sĩ Bùi Phát Diệm, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Long An, cho rằng, một khi cơ quan quản lý văn hóa đã xác định, chấp thuận cho nhập khẩu thì nên cho thông quan. “Đồng ý rằng hải quan bị ràng buộc, điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau nhưng ngành văn hóa đã có giấy xác nhận rồi và họ có trách nhiệm về xác định của mình. Đừng quên, dù cho có là hàng giả cổ thì cũng là một sản phẩm văn hóa. Quan điểm của tôi là cứ cho nhập khẩu theo kết luận của đơn vị quản lý ngành văn hóa”, ông nói.

Theo tiến sĩ Đinh Bá Hòa, Hội Khảo cổ học Việt Nam, trước tiên cần phải dành lời khen ngợi đối với ông V. bởi có tấm lòng, thiện chí muốn đưa sản phẩm văn hóa Việt Nam về với quê hương. “Trong khi hiện chúng ta đang bị “chảy máu” cổ vật ra nước ngoài rất nhiều thì những người có ý thức muốn đưa vật phẩm văn hóa hồi hương như vậy rất đáng khen”, ông Hòa nói.

Tiến sĩ Đinh Bá Hòa cũng cho rằng, cho dù cặp đôn có là đồ “giả cổ” đi nữa thì vẫn là sản phẩm văn hóa. “Đã là sản phẩm văn hóa thì phải được trân trọng, đối xử tử tế, công bằng không thể cứ cho là đồ đã qua sử dụng là tịch thu. Đồ giả cổ vẫn là đồ mỹ nghệ, vẫn có giá trị của giả cổ. Với dân chơi đồ cổ, họ sẽ mua với giá thấp hơn chứ đâu phải giả cổ là đồ vứt đi. Đó là cả một thú chơi đồ giả cổ. Như đồ gốm Chu Đậu ở tỉnh Bình Dương hiện được người ta làm giả cổ bán ra thị trường cho dân chơi cổ vật đấy thôi. Nhưng đó vẫn là sản phẩm văn hóa”, ông Hòa nêu.

Theo nhiều tư liệu, có một cặp đôn gốm Cây Mai được các nghệ nhân làng gốm trứ danh này ở Chợ Lớn chế tác riêng để tham gia cuộc đấu xảo (triển lãm) năm 1889 tại Paris. Sau khi được trưng bày, những hiện vật này được khách tham quan người Pháp mua lại để trang hoàng nhà cửa thời điểm đó, hoặc được sưu tập và lưu giữ tại các bảo tàng. Cặp đôn gốm Cây Mai với các họa tiết mô phỏng miếu, người và thần hộ pháp mà chúng tôi đã nêu trong bài cũng được đề cập tại cuốn di khảo Gốm Cây Mai, Đề Ngạn – Sài Gòn xưa (Nhà xuất bản Đà Nẵng) của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng và tác giả Nguyễn Đại Phúc, tái bản năm 2021.

Quốc Ngọc

Chia sẻ bài viết:

Từ một ngôi làng đông đúc giữa sông Lam, nay chỉ còn lại vài trăm người già sống khắc khoải giữa bốn bề sông nước cùng nỗi lo làng bị xóa sổ.

Có nhiều báo cáo về số người đi xuất khẩu lao động, số tiền mà họ gửi về… nhưng chưa thấy có báo cáo về hệ quả tiêu cực ẩn sau đó.

Xuất khẩu lao động cũng bộc lộ nhiều mặt trái mà một trong số đó là sự tan vỡ hạnh phúc ở những gia đình có người xuất ngoại.

Công ty TNHH Một thành viên Phát triển đô thị Quảng Ngãi bị xử phạt 632 triệu đồng về hành vi chiếm đất để thi công san lấp mặt bằng.

Ngày 14/4, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức” đối với 7 bị cáo.

Ngày 14/4, BĐBP Quảng Trị đã phát hiện và bắt giữ 1 đối tượng đang vận chuyển khoảng 210.000 viên ma túy tổng hợp tại khu vực biên giới.

Ngày 14/4, Cơ quan CSĐT Công an quận 12 (TPHCM) cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can 15 đối tượng về tội “gây rối trật tự công cộng”.

Sau 7 ngày tích cực xác minh, cơ quan công an đã tìm được người điều khiển xe máy tông bé gái nguy kịch, rồi bỏ trốn.

Nạn nhân là bà Nguyễn T.N. (sinh năm 1964, ngụ tỉnh Đắk Lắk). Sau khi gây án, Chung gọi điện thoại báo cho cha ruột biết.

Tại buổi làm việc, Công ty Grab Việt Nam đã xác nhận nội dung vi phạm và đã hợp tác với đơn vị đối tác khắc phục sự cố.

UBND phường 15, quận Bình Thạnh đã có thông tin liên quan đến phản ánh xe biển xanh hết hạn đăng kiểm, nhưng vẫn chạy ra đường.

Đà Nẵng sẽ thu hồi toàn bộ 238 sổ đỏ do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sai quy định theo phán quyết của TAND TP Đà Nẵng.

Người phụ nữ được phát hiện tử vong trong phòng trọ, nghi phạm là con gái riêng của chồng, hiện công an đang phong tỏa hiện trường để điều tra vụ việc.

Với thủ đoạn giả mạo công an, đối tượng Hiếu đã chiếm đoạt của khoảng 9 phụ nữ ở nhiều địa phương khác nhau, với số tiền trên 126 triệu đồng.

Hôm nay, cả nước nhiều nơi có mưa do ảnh hưởng của áp cao lục địa nén và đẩy rãnh áp thấp xuống phía Nam kết hợp với hội tụ gió.

Ngày 11/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT ký công văn gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin Báo Phụ nữ TPHCM đã nêu.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 28 dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú.

UBKT Trung ương đã đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Ánh.

Bạn đang xem bài viết: Số phận long đong của cặp đôn gốm Cây Mai từ Paris về TPHCM. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts