Sự tự tin của trẻ bắt đầu từ bố mẹ

[Sách nói] Nuôi Dạy Con Bằng Trái Tim Của Một Vị Phật – Chương 1 | Dr. C. L. Claridge [Sách nói] Nuôi Dạy Con Bằng Trái Tim Của Một Vị Phật – Chương 1 | Dr. C. L. Claridge Nội dung bài viết Quan điểm “vấp ngã là điều cần thiết để trẻ rèn…

[Sách nói] Nuôi Dạy Con Bằng Trái Tim Của Một Vị Phật – Chương 1 | Dr. C. L. Claridge
[Sách nói] Nuôi Dạy Con Bằng Trái Tim Của Một Vị Phật – Chương 1 | Dr. C. L. Claridge

Image alt

Nội dung bài viết

Quan điểm “vấp ngã là điều cần thiết để trẻ rèn luyện sự tự tin và tính kiên trì” đã trở nên quá quen thuộc khi nói đến cách nuôi dạy con. Thế nhưng, việc để trẻ gặp phải thất bại nhiều lần mà không có sự khích lệ từ phụ huynh sẽ khiến chúng bất mãn về bản thân, từ đó luôn cảm thấy tự ti thay vì tự tin. Rèn luyện sự tự tin, kiên trì không đến từ việc gặp nhiều thất bại, mà đến từ việc giúp trẻ hiểu được rằng mình có thể đứng dậy, làm lại từ đầu và sẽ đạt được thành công. Để đạt được điều này, trẻ cần phải trải qua cảm giác thành công và sự động viên to lớn từ cha mẹ.

Chúng ta học từ những thử thách và học được nhiều hơn khi vượt qua thử thách đó thành công. Điều này tạo nên động lực khiến chúng ta tiếp tục chinh phục các khó khăn khác. Trẻ con cũng thế. Nếu gặt hái được thành công, trẻ sẽ được tiếp thêm ý chí tiếp tục phấn đấu; ngược lại việc gặp thất bại liên tục sẽ dẫn đến cảm giác tự ti và muốn từ bỏ mọi thứ.

Việc bố mẹ quá bảo bọc con sẽ khiến trẻ thiếu tự tin do không học được cách tự giải quyết các vấn đề cá nhân. Giúp con rèn luyện sự tự tin đòi hỏi cha mẹ phải học cách cân bằng giữa sự bảo vệ con khi cần thiết và tạo ra không gian để con tự do quyết định.

Đừng kiểm soát, hãy là bạn đồng hành bên con

Bạn có thể hướng dẫn con những kỹ năng vượt qua các tình huống khó khăn nhưng chính trẻ phải là người tự giải quyết vấn đề. Bố mẹ chỉ nên là bạn đồng hành để trẻ có được sự tự do và chủ động phát triển. Việc bạn “nhúng tay” quá nhiều vào việc của trẻ nghĩa là bạn đang lấy đi cơ hội để con tự khẳng định khả năng của mình.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phương pháp dạy con thời 4.0: Hãy cùng con trưởng thành

Để con là người quyết định vấn đề của mình

Hãy kiềm chế bản năng bảo vệ con – điều này không có nghĩa là bạn bỏ mặc trẻ, mà hãy kiên nhẫn quan sát, mỉm cười động viên và sẵn sàng hỗ trợ khi con cần.

Ví dụ khi nhìn thấy trẻ đang leo cầu thang cao hoặc chạy nhanh trong sân chơi sẽ khiến bạn có cảm giác lo lắng. Bạn muốn bảo vệ trẻ nên cứ liên tục nhắc trẻ cần phải làm gì nhưng đó là lúc bạn đang giới hạn khả năng của trẻ. Điều bạn nên làm lúc này là quan sát, đảm bảo bảo con mình được an toàn và động viên “Mẹ biết con làm được nhưng hãy cẩn thận nhé!” (Nếu trẻ ngã, bạn có thể đỡ trẻ và động viên trẻ tiếp tục)

>>> Bài viết có liên quan: Làm sao để trẻ có thể trở nên tự lập?

Giúp trẻ tự tin khi làm việc vừa sức

Một thuật ngữ được các nhà nghiên cứu về phát triển cảm xúc đặt tên là “làm giá đỡ” (scraffolding), chỉ việc bố mẹ hướng dẫn cho con cách thức để thực hiện một việc gì đó bằng hành dộng hoặc lời nói, thay vì làm thay trẻ. Việc này không chỉ giúp con bạn sớm thực hiện được điều mình muốn mà còn có thêm tự tin hoàn thành nhiều việc khác. Hơn thế nữa, con bạn cũng sẽ cảm nhận được bố mẹ luôn sẵn sàng bên cạnh.

Trang bị kiến thức đủ giúp con không nản chí

Hãy chuẩn bị cho trẻ tâm thế: muốn làm được điều mình muốn sẽ không dễ dàng. Thay vì đợi đến lúc té đau, hãy giúp trẻ tìm hiểu rằng có thể việc đó không thành công ngay lần đầu nhưng sẽ có cách giúp con hạn chế thất bại (trong việc học đàn, hay tự xếp mô hình đồ chơi), thông qua đọc sách, đọc các chỉ dẫn, xem phim ảnh…

>>> Đừng bỏ lỡ: Phải làm sao khi con gặp thất bại?

Tuy nhiên, bố mẹ cần cho trẻ tìm hiểu vừa phải, không bị “bội thực” thông tin trước khi thực hành, vì sẽ dẫn đến trường hợp trẻ cảm thấy quá sức của mình và không muốn làm gì nữa vì có quá nhiều đòi hỏi. Hãy cùng trẻ tìm hiểu và thực hành theo từng bước nhỏ để hoàn thành việc mình muốn.

Liên tục động viên và dạy trẻ cách suy nghĩ lạc quan

Bất kỳ ai cũng muốn được động viên. Đối với trẻ con, sự khích lệ của bố mẹ không chỉ tạo tâm lý tích cực mà còn là “tiếng nói nội tâm” để trẻ tự động viên mình, ngay cả khi đã trưởng thành. Hãy mách nhỏ cho trẻ câu “thần chú” để tự nhắc nhở mình không nản chí trong những tình huống khó khăn, như “Có khó khăn thì con mới phải cần cố gắng!”, “Nếu không thành công, thì hãy thử lại lần nữa và làm tốt hơn!”. Chẳng hạn, khi con bạn đánh sai nhịp một bài nhạc, trẻ có thể tự nhủ “mình làm được mà” để cảm thấy thoải mái tiếp tục cho đến khi đúng nhịp. Ngược lại, nếu nghe toàn những chỉ trích sẽ khiến trẻ tự trách mình và thất vọng hơn.

Hãy giải thích và bày tỏ sự đồng cảm

Nếu chỉ khen một cách chung chung như “Giỏi lắm!” trẻ chỉ hiểu bố mẹ đang hài lòng mà không biết mình đã làm tốt việc gì, tại sao tốt, lâu ngày sẽ dẫn đến việc trẻ phụ thuộc vào lời khen bên ngoài mà không phát triển được điều mình đã làm tốt. Hãy kiên nhẫn dành thêm thời gian giải thích kết quả tốt mà con đã hoàn thành để trẻ có thể tự đánh giá được khả năng của mình, từ đó tự tin hơn. Lời giải thích kèm sự động viên sẽ hiệu quả hơn một lời khen đơn thuần. Ví dụ như “Mẹ biết con đàn hay vì phải đã luyện tập rất chăm chỉ. Con có thấy vui khi đàn hết cả bài nhạc khó này không?”

>>> Chủ đề có liên quan: Khen ngợi con trẻ như thế nào mới hợp lý?

Hãy bình tĩnh khi bé hoang mang

Khi trẻ cảm giác hoang mang, buồn chán thì việc tìm kiếm sự đồng cảm từ bố mẹ là điều dễ hiểu. Và cảm giác mà con đang đối mặt là một phần tất yếu giúp trẻ trưởng thành. Thế nên, đừng vội tìm cách loại bỏ cảm giác lo lắng ấy mà hãy nhẹ nhàng trò chuyện và thấu hiểu tâm trạng của bé, như “Mẹ biết điều này rất khó…”, “Thất vọng là chuyện bình thường mà con” hay “Không phải lúc nào mọi điều cũng theo ý mình muốn”. Trẻ có thể khóc và ủ rủ cả ngày vì một vấp ngã nào đó, nhưng nếu có người sẵn sàng thấu hiểu, trẻ sẽ có thêm động lực để tiếp tục vào ngày hôm sau. Đó chính là chìa khóa để tạo nên sự tự tin và tính kiên trì.

Trao niềm tin trẻ có thể làm điều to lớn

Khi làm được một điều khó hơn sức mình, trẻ sẽ cảm thấy như mình có thể làm được tất cả mọi thứ. Ví dụ như, bạn nghe trẻ reo vang “Con biết bắt ghế để bật công tắc đèn cho cả căn phòng” thì đừng tiếc lời động viên khen ngợi để con tự tin và có thể làm được những điều lớn hơn.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng mục tiêu của việc giúp con tự tin khi còn nhỏ chính là chuẩn bị cho trẻ một cuộc sống độc lập khi lớn lên. “Độc lập” không chỉ là để con tự giải quyết vấn đề hay làm điều mình thích, mà còn là sự “độc lập” về tài chính, để con học cách tiết kiệm và quản lý chi tiêu của mình. Bằng việc “chắp cánh” cho cuộc đời của trẻ bằng một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho con với nhiều quyền lợi thiết thực, bảo hiểm sẽ là một người bạn “thay mặt” bố mẹ đồng hành cùng con trên chặng đường tương lai.

Giải pháp cho con hành trang vững vàng

Có thể nói, khi tình yêu đủ lớn, chúng ta có thể nhận ra, yêu thương trao cho con không chỉ là sự bảo bọc như ngày thơ bé, mà còn phụ thuộc vào việc bạn đủ tỉnh táo để kiềm chế bản năng bảo vệ con và hiểu điều gì sẽ tốt cho trẻ. Ai có được cả hai điều đó, sẽ có được một cuộc đời trọn vẹn.

>>> Xem thêm:

Bài viết mới nhất

Khi nghịch cảnh trở thành “vaccine” cho cuộc sống

Khi nghịch cảnh trở thành “vaccine” cho cuộc sống

Khả năng cải thiện nghịch cảnh không chỉ đơn thuần là sự bền bỉ hay khả năng hồi phục, mà còn là sự mạnh mẽ. Nếu khả năng hồi phục giúp chúng ta chống lại các cú sốc và trở về trạng thái cũ, thì khả năng cải thiện nghịch cảnh giúp ta trở nên tốt hơn so với trước.

Đừng để tuổi tác trở thành giới hạn của bạn

Đừng để tuổi tác trở thành giới hạn của bạn

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta lại gặp một người dường như không bao giờ già. Họ lúc nào cũng trẻ trung, tràn đầy năng lượng tích cực, không ngừng chinh phục những ước mơ, ngay cả khi đã bước vào độ tuổi trung niên. Hãy cùng học hỏi bí quyết của những người mãi không “già” để tuổi tác không trở thành giới hạn của chúng ta nhé.

“Quản lý” hay “Chuyên viên”, bạn chọn con đường sự nghiệp nào?

“Quản lý” hay “Chuyên viên”, bạn chọn con đường sự nghiệp nào?

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng, để thành công thì chúng ta nên trở thành một người đa năng hay một chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể? Đã có nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng đâu mới thật sự là câu trả lời đúng…

Tài sản quý nhất của cha mẹ chính là chúng ta

Tài sản quý nhất của cha mẹ chính là chúng ta

Chúng ta có thể dành thời gian cho công việc, cho đam mê, cho cuộc sống riêng và quên rằng quỹ thời gian dành cho cha mẹ mình là điều thật sự cần được ưu tiên: mình càng trưởng thành – cha mẹ càng già đi. Khi tình yêu đủ lớn, bạn sẽ nhận ra rằng…

Sắp xếp bàn làm việc cùng phù thuỷ dọn nhà Marie Kondo

Sắp xếp bàn làm việc cùng phù thuỷ dọn nhà Marie Kondo

Bàn làm việc lộn xộn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà còn làm tâm trạng xấu đi. Hãy cùng Prudential sắp xếp lại bàn làm việc theo cách của “phù thủy dọn nhà” Marie Kondo để thiện mức độ tập trung và hiệu quả công việc của mình…

Giúp con vượt qua những khó khăn đầu đời

Giúp con vượt qua những khó khăn đầu đời

Với mỗi đứa trẻ, cha mẹ chính là những vị “siêu anh hùng” đầu tiên trong đời. Những ngày còn tấm bé, dường như mọi nước mắt được xoa dịu bởi những cái ôm thân yêu trìu mến của mẹ cha; và mỗi lần vấp ngã đều có sẵn tay bàn tay của cha mẹ ở đó để đỡ nâng, an ủi…

Giúp con gọi tên cảm xúc

Giúp con gọi tên cảm xúc

Có nhiều yếu tố tác động đến khả năng giao tiếp của trẻ, một trong những yếu tố đó là việc “gọi đúng tên cảm xúc”. Đây là yếu tố ảnh hưởng một cách trực tiếp đến việc trẻ lựa chọn được hành vi giao tiếp phù hợp, tuy nhiên, trong giáo dục con cái, phụ huynh hầu như chưa quan tâm vấn đề này một cách đúng mức…

Trao quyền hợp lý khi con ở tuổi nổi loạn

Trao quyền hợp lý khi con ở tuổi nổi loạn

Khi trẻ ở những năm tháng thiếu niên là khoảng thời gian chất chồng khó khăn cho cả trẻ và chính bạn. Tuổi dậy thì được xem như một cánh cửa, bước qua được thời gian này cũng đồng nghĩa với việc trẻ chuyển dịch sang một độ tuổi khác, trưởng thành hơn, đĩnh đạc hơn…

Steiner - Phương pháp giáo dục tạo dựng con người hạnh phúc

Steiner – Phương pháp giáo dục tạo dựng con người hạnh phúc

Bên cạnh phương pháp giáo dục phổ quát (giáo dục công) vẫn đang chiếm ưu thế tại hầu hết các nước trên thế giới, phương pháp giáo dục Steiner (hay còn gọi là Waldorf) được lan tỏa mạnh mẽ với một triết lý và cách tiếp cận khác biệt…

Alt Text

Bạn đang xem bài viết: Sự tự tin của trẻ bắt đầu từ bố mẹ. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts