Tác dụng của cây đinh lăng như ‘nhân sâm’ cho người nghèo

TẬP 1090. NGHIỆP CHƠI NGẢI _ 1940 TẬP 1090. NGHIỆP CHƠI NGẢI _ 1940 Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá, đinh lăng lá nhỏ. Do có tính chất như nhân sâm nhưng lại là loại cây dễ trồng, dễ tìm, người dân có thể dễ dàng có được và sử dụng nên Danh…

TẬP 1090. NGHIỆP CHƠI NGẢI _ 1940
TẬP 1090. NGHIỆP CHƠI NGẢI _ 1940

Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá, đinh lăng lá nhỏ. Do có tính chất như nhân sâm nhưng lại là loại cây dễ trồng, dễ tìm, người dân có thể dễ dàng có được và sử dụng nên Danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi cây đinh lăng là “cây sâm của người nghèo”. Bài viết dưới đây sẽ nói về tác dụng cây đinh lăng.

Đặc điểm của cây đinh lăng

Đinh lăng tên khoa học là Polyscias Fruticosa (L), họ ngũ gia bì (Araliaceae). Đinh lăng là một loại cây thân nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao từ 0,8 – 1,5m và có nhiều loại khác nhau ở lá.

Đinh lăng lá nhỏ có lá mọc so le, có bẹ, mép lá hình răng cưa không đều, có lá chét, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, các đoạn đều có cuống. Đây là loại đinh lăng phổ biến nhất thường được dùng để làm rau gia vị và làm thuốc. Ngoài ra còn có đinh lăng lá tròn, lá răng bản tròn thường được dùng để làm cảnh.

Đinh lăng đĩa là loại đinh lăng dáng to, lá to, được trồng làm cảnh nhưng rất ít khi gặp. Đinh lăng lá nhỏ có cụm hoa hình chùy, nhiều hoa nhỏ, quả dẹt, dài.

Đinh lăng được trồng phổ biến ở nước ta. Có thể dùng lá hoặc rễ đinh lăng để làm thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền. Trong đinh lăng có alcaloid, glucosid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B, các acid amin như lysin, methionin… là những acid amin thiết yếu của sức khỏe.

Cây đinh lăng – không chỉ làm cảnh mà còn là ‘nhân sâm’ của người nghèo

Tác dụng cây đinh lăng

Cây đinh lăng dùng làm thuốc thì càng lâu năm càng tốt. Cây có tuổi đời từ 10 năm trở lên quý như nhân sâm. Lá thường dùng ăn gỏi cá chữa đau bụng, giải độc có tôm. Phía bắc thường dùng lá ăn với thịt chó hoặc thịt mèo.

Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng tác dụng phát tán phong nhiệt, chữa đau đầu, cảm nắng. Dùng lá sắc đặc uống có tác dụng tiêu nhọt, áp xe vú.

Lá sắc uống có tác dụng điều trị tiểu máu, tiểu buốt dắt do viêm tiết niệu do sỏi.

Thân cây thái lát phơi khô rồi sao vàng hạ thổ dùng điều trị các bệnh lý về xương khớp, điều trị đau lưng mỏi gối, đau nhức các khớp.

Củ cây đinh lăng giá trị cao, tác dụng bồi bổ cơ thể phục hồi tốt cho người mới ốm dậy, tốt cho tiêu hóa, làm mát cho cơ thể. Các thầy thuốc Đông y quý củ đinh lăng lâu năm như sâm cao ly.

Củ rễ cây đinh lăng sao vàng hạ thổ tác dụng điều trị viêm đại tràng mạn tính.

Theo nghiên cứu hiện đại, đinh lăng chứa alcaloid, saponin, tanin, glycosid, tinh dầu, các acid amin, các vitamin B1, B2, B6, C, acid hữu cơ, nhiều nguyên tố vi lượng, đường. Lá đinh lăng có saponin triterpen và 5 hợp chất polyacetylen… tác dụng tăng lực, làm tăng trọng lượng cơ thể, tăng co bóp tử cung và lợi tiểu. Ba chất polyacetylen trong rễ và lá kháng khuẩn mạnh và đang được nghiên cứu chống một số dạng ung thư.

Trên đây là tác dụng cây đinh lăng. Tuy là vị thuốc quý nhưng trước khi sử dụng người dân cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ rồi mới dùng.

Bạn đang xem bài viết: Tác dụng của cây đinh lăng như ‘nhân sâm’ cho người nghèo. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts