Tặng bạn cách nuôi chim cút non siêu dễ, tránh bệnh tật
Cách nuôi chim chao trảo(hoành hoạch)con mới đơn như thế nào. Cách nuôi chim chao trảo(hoành hoạch)con mới đơn như thế nào. Ngày càng có nhiều người chọn cách nuôi chim cút làm kinh tế. Trứng hay thịt chim cút đều là món ăn được yêu thích của người Việt. Nhưng chim cút non tương…
Ngày càng có nhiều người chọn cách nuôi chim cút làm kinh tế. Trứng hay thịt chim cút đều là món ăn được yêu thích của người Việt. Nhưng chim cút non tương đối khó nuôi và hay bị bệnh. Vậy phải làm sao? Sau đây là hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim cút non vừa đơn giản, vừa mau thu hoạch, lại phòng được nhiều bệnh.
Hướng dẫn chọn giống chim cút
Chim cút con là từ 1 đến 16 ngày tuổi, cân nặng trung bình 6 đến 8g. Chọn những con khỏe, nhanh nhẹn, không có khuyết tật. Không chọn những chim nở muộn.
Hướng dẫn làm lồng úm
Đặt lồng úm cách bề mặt đất chừng 0.5m. Có thể tham khảo kích thước 1.5mx1mx0.5m. Chú ý bảo vệ cút non trong những ngày đầu vì chim cút non còn yếu. Nếu vào mùa nóng, làm làm úm thông thoáng hơn để giải nhiệt. Ban đêm nếu có gió cần che chắn lồng cẩn thận. Sao cho chim cút non không bị sốc vì nhiệt.
Quy cách 1,5 x 1,0 x 0,5, cách mặt đất 0,5m. Xung quanh làm bằng lưới ô vuông 1cm. Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân.
Nhiệt độ úm sẽ giảm dần theo tuổi của chim cút non. Chim cút non từ 1 đến 3 ngày tuổi úm ở 35 đến 38 độ C; cút được 4 đến 7 ngày tuổi úm ở 32 đến 34 độ C; cút non từ 8 đến 14 ngày tuổi thì úm ở nhiệt độ 28 đến 31 độ C.
Đối phó loạt bệnh thường hỏi thăm chim cút non
Chứng suy dinh dưỡng: Chim cút chậm lớn, phát triển không đồng đều, lông xác xơ. Ở chim cút đẻ thì năng suất trứng giảm đi, kích thước trứng nhỏ lại.
Phòng trị: Cho ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng pha thêm vitamin vào nước uống hoặc trộn vào các thức ăn cho chim cút.
Chứng ngộ độc thức ăn: Do ăn phải các thức ăn hư cũ, bị nấm mốc, không hợp vệ sinh.
Triệu chứng: Chim cút gầy còm, ăn ít, đứng yên một chỗ đầu chúc xuống đất hoặc đi lảo đảo, thụt lùi hoặc xoay vòng vòng.
Phòng trừ: Chọn thức ăn tốt, mới pha trộn trong vòng 3 – 5 ngày, hợp vệ sinh. Nếu vừa thấy hiện tượng ngộ độc thì ngưng ngay loại thức ăn đang dùng. Thay thế bằng loại thức ăn mới, có chất lượng bảo đảm. Dùng thuốc I.M hỗn hợp gồm: Strychnin 1 mg + Vitamin B1 50 mg + Vitamin B12 1000… tiêm cho 3 – 5 chim cút đẻ hoặc cho 10 – 15 chim cút con uống. Mỗi ngày 2 lần.
Chứng sưng mắt: Do thiếu Vitamin A hoặc do chuồng thiếu thông thoáng, tích tụ khí độc.
Phòng trị: Bổ sung vitamin A: 10.000 IU/ con/ ngày. Điều chỉnh cho chuồng nuôi được thông thoáng. Nhỏ mắt ngày 2 lần.
Một số bệnh khác
Chứng chết đột ngột: ( khi vượt qúa tỉ lệ chết thông thường là 1 – 1,5%/ tháng):
Thường gặp ở chim cút đẻ do điều kiện chuồng trại không tốt, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, hợp lý, nhiễm trùng bộ phận sinh dục…
Để phòng trị, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều chỉnh ngay các sai sót. Nên thường xuyên pha vào nước uống của chim cút các vitamin và Terramycine
Chứng nằm liệt của chim cút đẻ: Do xương cánh bị gãy vì thiếu canxi, thường gặp ở chim cút đã đẻ trên 4 tháng. Chim cút không đi đứng được, không ăn uống được, ốm lần rồi chết.
Phòng ngừa: Đảm bảo đầy đủ canxi và phôtpho trong khẩu phần ăn của chim cút đẻ.
Bệnh dịch ở chim cút: Do một loại vi trùng đặc biệt gây nên làm chim cút chết hàng loạt.
Triệu chứng:
+ Ở chim cút con: chim cút lờ đờ, bỏ ăn, đầu gục xuống, nằm chồng chất lên nhau, đít dính phân trắng.
+ Ở chim cút đẻ: chim cút bị ỉa chảy, phân lỏng như nước, và có đốm trắng, bỏ ăn, ủ rũ, đẻ kém. Vỏ trứng mềm, màu nâu, không có các đốm trên vỏ.
Phòng trị: Dùng thuốc đặc hiệu do cán bộ thú y hướng dẫn, để cho chim cút uống phòng bệnh định kỳ.
Xem thêm tin tức về kỹ năng chăn nuôi gia cầm tại đây.
Trích dẫn từ khoahochonhanong.com.vn
Hồng Minh