Tạo đà phát triển nông nghiệp công nghệ cao, “đòn bẩy” nằm ở đâu? (Bài 4)
Nông nghiệp sạch số 164 – Rau sạch công nghệ cao (Aquaponics) Nông nghiệp sạch số 164 – Rau sạch công nghệ cao (Aquaponics) Không bầu thành viên HĐQT đối với ông Trương Gia Bình theo nguyện vọng cá nhân Kinh tế 09/01/2021 16:30 Hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai Nhận thức được…
Không bầu thành viên HĐQT đối với ông Trương Gia Bình theo nguyện vọng cá nhân
Kinh tế 09/01/2021 16:30
Hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp công nghệ cao, ngày 29/01/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Để hiện thực hóa đề án, ngày 17/02/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1895/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 nhằm góp phần thúc đẩy xây dựng và phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.
Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Đến nay, cả nước có 3 khu nông nghiệp công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các tỉnh Hậu Giang, Phú Yên và Bạc Liêu, các khu nông nghiệp công nghệ cao còn lại do UBND các tỉnh thành lập. Hiện đã được Thủ tướng Chính phủ xem xét thành lập 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Thái Nguyên, Quảng Ninh và Lâm Đồng.
Bên cạnh đó, có 46 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 9 vùng nông nghiệp công nghệ cao được công nhận.
Đồng thời, gói tín dụng thương mại phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đã thu hút hơn 16.800 doanh nghiệp tham gia với khoản đầu tư hơn 39.000 tỷ đồng. Vì vậy, có thể khẳng định nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang cho thấy hướng đi đúng đắn trong sản xuất nông nghiệp những năm tiếp theo, góp phần đưa ngành nông nghiệp của Việt Nam có những bước phát triển mới. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ thì đổi mới sáng tạo gắn với khoa học công nghệ chính là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần chi phí đầu tư rất lớn nhưng nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khi tiếp cận tín dụng. |
Những khó khăn còn tồn tại
Theo ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, để tạo đà phát triển cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta hiện nay vẫn cần phải khắc phục nhiều rào cản.
Đầu tiên là phải kể đến những bất cập về mặt chính sách. Chẳng hạn như chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao với nhiều quy định phức tạp, điển hình là việc đánh giá, xếp loại các dự án nông nghiệp công nghệ cao dựa trên các tiêu chí theo định tính,… khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn này. Theo kết quả điều tra của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cho biết, có tới 70% doanh nghiệp kêu khó khi tiếp cận tín dụng. Chính sách đất đai với thời hạn và hạn điền chưa phù hợp cũng khiến cho chủ thể có nhu cầu sản xuất kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các chính sách như đào tạo nhân lực nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, quản lý thị trường, hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ vào nông nghiệp,… còn nhiều nút thắt cũng đang là rào cản làm chậm quá trình phát triển của nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam.
Những rào cản về vốn cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao gặp khó. Lý do là mô hình nông nghiệp công nghệ cao cần có sự đầu tư kinh phí lớn để xây dựng hạ tầng, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thiết bị, đào tạo nhân lực,… Thực tế cho thấy, để thành lập và phát triển trang trại chăn nuôi theo mô hình doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao cần chi phí gấp từ 4-5 lần so với xây dựng mô hình trang trại truyền thống; hay đầu tư một héc ta nhà kính có đầy đủ hệ thống tưới nước, phun sương, phân bón tự động hóa theo công nghệ Israel cần ít nhất từ 10 – 15 tỷ đồng,…
Song song với nguồn vốn, để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần phải có đất đai quy mô lớn, ở vị trí thuận lợi cho sản xuất và lưu thông. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, cả nước hiện có trên 11 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp với 78 mảnh ruộng và trên 8,58 triệu hộ nông lâm thủy sản, trong đó, 70,4% hộ có tổng diện tích dưới 0,5% ha và 3,4% số hộ có diện tích trên 3 ha. Quá trình tích tụ và tập trung đất đai còn chậm do quy định hạn điền và thời hạn sử dụng đất còn bất cập, chưa tạo động lực thu hút các nhà đầu tư; thủ tục thuê, chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp còn nhiều thù tục gây phiền hà, việc cấp quyền sử dụng đất ở một số địa phương chưa xong gây khó khăn cho việc thuê, chuyển nhượng đất; làm nảy sinh tâm lý giữ đất, dự phòng đất đai để tái sản xuất khi gặp bất ổn.
Một yếu tố nữa quyết định trực tiếp đến sự thành bại của trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao chính là thị trường tiêu thụ. Hiện nay, ở nước ta, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao còn hạn hẹp, không ổn định dẫn đến hiệu quả sản xuất một số sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng với mức độ đầu tư. Nguyên nhân do nhiều loại nông sản chưa có thương hiệu; dự báo nhu cầu thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chưa có hoặc chưa đầy đủ; liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn lỏng lẻo; nông sản xuất khẩu phần lớn ở dạng thô; giá trị gia tăng thấp; giá bán sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao còn cao so với mức thu nhập của người tiêu dùng.
Tiếp đó, vấn đề nguồn nhân lực vẫn luôn là câu chuyện nan giải trong quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao bởi sự thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, có 40% lực lượng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp nhưng mới chỉ có 7,93% đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Trình độ thấp khiến cho phần lớn lao động trong lĩnh vực không đủ năng lực làm chủ công nghệ tiên tiến, làm hạn chế việc tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.
Cuối cùng là những rào cản về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Bởi lẽ mục tiêu lớn nhất của nông nghiệp công nghệ cao là năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao nên vấn đề nông nghiệp công nghệ cao phải đặt lên hàng đầu. Thực tế cho thấy, năng lực nội sinh lĩnh vực khoa học công nghệ trong nông nghiệp của nước ta còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Chẳng hạn như phần lớn các giống cây trồng, vật nuôi, các giải pháp kỹ thuật, biện pháp canh tác nông nghiệp công nghệ cao, các doanh nghiệp vẫn phải nhận chuyển giao từ nước ngoài. Trong khi đó, do thiếu tính định hướng cũng như chưa nắm bắt được nhu cầu của các doanh nghiệp nên nhiều sản phẩm công nghệ của các cơ sở nghiên cứu khoa học nông nghiệp mới dừng lại ở thử nghiệm, không đưa vào sản xuất được.
Nhìn chung, chỉ khi nào tháo gỡ được những bất cập còn tồn tại như trên thì quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta mới đạt được nhiều thành tựu bứt phá hơn.
Thực trạng thiếu hụt nhân lực cũng như chảy máu chất xám đối với lao động có trình độ chuyên môn cao là một trong … |
Trong những năm qua, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên cả nước đòi hỏi một nguồn nhân lực lớn có trình độ … |
Công nghệ cao được tích hợp từ thành tựu trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hiện đại nhằm tạo ra sản … |