Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?

Thu hoạch TRỨNG TÔM Điện KIỂNG sau 2 tuần nuôi | electric crayfish blue Eggs Thu hoạch TRỨNG TÔM Điện KIỂNG sau 2 tuần nuôi | electric crayfish blue Eggs Với đặc điểm sinh sản phân tính, tôm mẹ sẽ chịu trách nhiệm đẻ trứng. “Tập tính ôm trứng của tôm mẹ” là hiện tượng…

Thu hoạch TRỨNG TÔM Điện KIỂNG sau 2 tuần nuôi | electric crayfish blue Eggs
Thu hoạch TRỨNG TÔM Điện KIỂNG sau 2 tuần nuôi | electric crayfish blue Eggs

Với đặc điểm sinh sản phân tính, tôm mẹ sẽ chịu trách nhiệm đẻ trứng. “Tập tính ôm trứng của tôm mẹ” là hiện tượng xảy ra khi đẻ, tôm mẹ dùng các chân dưới bụng của mình để ôm trứng tránh cho con mình khỏi các nguy hiểm xung quanh. Để tìm hiểu kỹ hơn về tập tính ôm trứng của tôm mẹ cũng như ý nghĩa của nó, bà con đọc hãy cùng Biogency theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Hai tập tính đặc trưng của tôm

– Tập tính săn mồi

Hầu hết các loài tôm phân bố ở các ao hồ nước ngọt và nước lợ với tỷ lệ muối thấp, chúng thường kiếm ăn vào lúc chập tối và thức ăn chủ yếu là thực vật, động vật như: Giun, giáp xác nhỏ, ấu trùng, côn trùng, mùn bã hữu cơ… Nhờ các tế bào khứu giác trên râu mà tôm có khả năng tìm thấy con mồi từ khoảng cách rất xa.

Đặc biệt khi tìm kiếm thức ăn, loài tôm có tính cạnh tranh cao để chiếm đoạt được con mồi và có thể ăn thịt lẫn nhau khi chúng đói. Loài tôm sử dụng đôi càng của mình để bắt mồi, dùng chân hàm nghiền nát thức ăn. Khi thức ăn được đưa qua miệng và hầu thì nó được tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzyme từ gan tiết và được hấp thụ ở ruột.

Hình 1. Tôm càng xanh săn mồi vào ban đêm.

– Tập tính sinh sản

Thuận theo khí hậu, tôm sinh sản tự nhiên suốt mùa ở miền Bắc và sinh sản quanh năm ở miền Nam. Mỗi lần tôm cái sinh sản trong khoảng từ 1.600 – 2.000 trứng, khoảng cách giữa hai lần đẻ là 15 – 20 ngày. Khi đẻ xong, tôm dùng các đôi chân dưới bụng của mình để ôm trứng. Sau 10 – 15 ngày, chúng nở thành ấu trùng. Khi ấu trùng rời khỏi thân xác tôm mẹ, chúng sống độc lập và phát triển qua các lần lột xác khác nhau để trưởng thành.

>>> Xem thêm: 4 Giai đoạn trong: Quy trình lột xác của tôm thẻ chân trắng

Trong quá trình sinh sản, tôm mẹ dùng các đôi chân dưới bụng của mình để bảo vệ trứng. Hiện tượng này được gọi là tập tính ôm trứng của tôm mẹ. Tập tính ôm trứng của tôm mẹ này có ý nghĩa như thế nào?

Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?

Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình sinh sản và nhân giống tôm, cụ thể là:

  • Giúp tôm mẹ bảo vệ tôm con tránh khỏi những mối đe dọa, nguy hiểm xung quanh con của nó.
  • Tôm mẹ dùng cơ thể của mình để bao phủ trứng tránh không bị rơi ra ngoài, giúp cho quá trình phát triển của trứng trở thành ấu trùng nhanh hơn.
  • Khi đi săn mồi, tôm mẹ dễ dàng đem trứng đi theo, giúp phát tán trứng đi nhiều nơi, tìm kiếm nhiều môi trường sống cho con mình.

Hình 2. Tôm càng xanh cái dùng chân bụng của mình để ôm trứng.

Phân biệt tôm bố và tôm mẹ

Một số loại tôm trong nuôi tôm thâm canh mà chúng ta thường gặp như: Tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm, tôm tít,… Mỗi loại tôm khác nhau sẽ có những đặc điểm sinh học khác nhau, vì vậy giữa tôm cái và tôm đực sẽ có những dấu hiệu, tập tính để người nuôi nói chung và khách hàng nói riêng phân biệt chúng.

Hình 3. Tôm càng xanh đực (bên trái) và tôm cái (bên phải).

Tuy nhiên, để dễ dàng nhận biết tôm đực và tôm cái, mời bà con tham khảo qua bảng so sánh sau:

Đặc điểmTôm bốTôm mẹ
Kích thướcLớn hơnNhỏ hơn
Đôi càngTo và dài hơnNhỏ và ngắn hơn
Tập tính ôm trứngKhông

Để tăng năng suất sản lượng trong nuôi trồng thủy hải sản thì chắc hẳn người chăn nuôi không thể bỏ qua những kiến thức về tập tính sinh sản ở tôm. Hy vọng với những thông tin ở trên, Biogency đã giúp các bà con có được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi “Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?”. Mọi thắc mắc, câu hỏi liên quan bà con có thể liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được Biogency tư vấn và hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Cách nhận biết tôm sắp lột vỏ. Làm thế nào để tôm lột vỏ thuận lợi?

Bạn đang xem bài viết: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts