Tập trung chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tham quan trường Học viện nông nghiệp Việt Nam. Tham quan trường Học viện nông nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng tốt 3,9%. Hoạt…

Tham quan trường Học viện nông nghiệp Việt Nam.
Tham quan trường Học viện nông nghiệp Việt Nam.

Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng tốt 3,9%. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản đang dần được khôi phục hoàn toàn; mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra…

''

100% diện tích trồng mới và tái canh trên địa bàn tỉnh đã sử dụng các giống mới. Trong ảnh: Nông dân chọn mua cây giống tại cơ sở cây giống ở xã Tà Lài, H.Tân Phú. Ảnh: B.Nguyên

Đạt được thành tích ấn tượng trên là do các địa phương của tỉnh đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt tập trung chuyển đổi cây trồng, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất.

* Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng

Theo Sở NN-PTNT, thời gian qua, cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh được chuyển đổi linh hoạt, hợp lý, tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính đều tăng.

Cụ thể, toàn tỉnh hiện có hơn 12 ngàn ha xoài, sản lượng đạt 88,5 ngàn tấn; có gần 13,4 ngàn ha chuối, sản lượng 112,4 ngàn tấn; gần 10,6 ngàn ha bưởi, sản lượng 51 ngàn tấn; chôm chôm hơn 9,2 ngàn ha, sản lượng 161 ngàn tấn…

Cây trồng trên địa bàn tỉnh có xu hướng chuyển dịch từ cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2022, toàn tỉnh giảm 831ha lúa, 616ha bắp. Ngoài ra, một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, hồ tiêu, cao su, cà phê… cũng giảm về diện tích để chuyển sang trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao hơn.

Đồng Nai luôn thuộc tốp đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Trong đó, ấn tượng nổi bật của tỉnh là các địa phương tập trung phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao thu nhập cho nông dân.

Với xuất phát điểm là huyện thuần nông, nhiều khó khăn, đến nay nhiều địa phương của H.Cẩm Mỹ đã về đích trong xây dựng NTM kiểu mẫu. Từ một xã nghèo, hiện Lâm San đã vươn lên dẫn đầu về phát triển kinh tế trên địa bàn huyện nhờ sự chuyển đổi mạnh mẽ trong sản xuất từ cây hằng năm, cây trồng tạp sang vùng chuyên canh hồ tiêu. Địa phương này không chuyển đổi sản xuất theo kiểu phát triển đại trà, chạy theo năng suất mà định hướng cho nông dân liên kết lại với nhau thành lập các HTX, tổ hợp tác để sản xuất tiêu sạch, tiêu an toàn và từng bước chuyển sang hữu cơ. Nông dân trồng tiêu của địa phương này cũng đi đầu trong tỉnh về sản xuất tiêu đạt chuẩn GlobalGAP, xây dựng được cánh đồng lớn sản xuất hồ tiêu sạch. Nhờ đó, từ nhiều năm nay, hồ tiêu Lâm San đã có thương hiệu trên thị trường và xuất khẩu tốt vào thị trường khó tính như châu Âu.

* Nhân rộng mô hình hay

Cùng với việc các địa phương tập trung chuyển đổi cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, nhiều mô hình hay, hiệu quả không ngừng được nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

Xuân Định là một trong số những xã đi đầu trong xây dựng NTM kiểu mẫu của H.Xuân Lộc. Điểm nổi bật của địa phương này là phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Tính đến giữa năm 2020, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đã đạt trên 66 triệu đồng/người/năm. Xã cũng không còn hộ nghèo, cận nghèo A theo chuẩn nghèo của tỉnh. Trong sản xuất nông nghiệp, địa phương đã xây dựng được 2 mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đạt chuẩn an toàn với 2 loại cây trồng chủ lực là sầu riêng có diện tích 120ha và chôm chôm 11,5ha. Trong đó, có hơn 56ha sầu riêng VietGAP đã xây dựng được liên kết phát triển theo chuỗi giá trị hàng hóa.

Các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đang tập trung nhân rộng các mô hình làm nông nghiệp sạch, liên kết nông dân vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ để có đầu ra bền vững. Đến nay, 100% diện tích trồng mới và tái canh trên địa bàn tỉnh đã sử dụng các giống mới, giống có chất lượng cao. Toàn tỉnh đang triển khai xây dựng 80 mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ với quy mô hơn 1.454 ha cây trồng và gần 24 ngàn vật nuôi. Toàn tỉnh có gần 150 ha diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới.

Bình Nguyên

Bạn đang xem bài viết: Tập trung chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts