Tất tần tật về cây gỗ đinh
Những người giữ rừng đinh hương trên bản Na Hang| VTC14 Những người giữ rừng đinh hương trên bản Na Hang| VTC14 Cây gỗ đinh là một trong bốn loại tứ thiết mộc của Việt Nam. Nó có nghĩa gỗ đinh được ví là một trong bốn loài thực vật thân gỗ cứng như sắt…
Cây gỗ đinh là một trong bốn loại tứ thiết mộc của Việt Nam.
Nó có nghĩa gỗ đinh được ví là một trong bốn loài thực vật thân gỗ cứng như sắt gồm đinh, lim, sến, táu.
Nếu bạn thấy hứng thú với đệ nhất tứ thiết mộc, hãy cùng blog gỗ tìm hiểu về cây gỗ đinh nhé!
Cây gỗ đinh
Cây đinh (gốc) có tên khoa học là Markhamia stipulata Seem, thuộc họ chùm ớt bộ Hoa môi.
Đinh còn có nhiều tên khoa học đồng nghĩa khác, ít dùng hơn như Spathodea stipulata/ Markhamia caudafelina/ Spathodea caudafelina.
Đinh là loài cây thân gỗ lớn, tại Việt Nam nó sinh trưởng tự nhiên ở Lào Cai, Lạng Sơn (Đồng Mỏ), Phú Thọ (Thanh Ba), Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Đặc điểm sinh thái
Cây đinh có chiều cao trung bình 10 – 25m, đường kính thân 60 – 80cm.
Vỏ cây có màu xám, cành cây non có lông dày màu xám.
Lá kép hình lông chim dài 30 – 40cm. Cụm hoa hình chùm ở đỉnh cành, dài 15-35cm, có lông và có màu vàng nhạt/ nâu đỏ.
Quả nang hơi dẹt dài từ 30 – 50cm, rộng 3 – 4cm, có lông màu xám.
Hạt cây có cánh mỏng dài khoảng 4cm, rộng 1cm.
Mùa hoa cây đinh nở vào tháng 9 – 12 và mùa quả chín vào tháng 3 – 5 năm sau.
Bạn tham khảo
Gỗ đinh
Gỗ đinh được xếp vào nhóm II trong bảng 8 nhóm gỗ Việt Nam.
Đinh cho loại gỗ rất tốt, cứng chắc và đặc thịt. Gỗ đinh không bị mối mọt, được các dân tộc vùng cao dùng làm sàn, cột và dầm chống nhà.
Hoa và quả non của cây đinh còn là món ăn trong ẩm thực Lào, Thái Lan. Hoa còn là dược liệu cổ truyền của người Thái.
Tình trạng bảo tồn
Cây gỗ đinh được xếp vào nhóm loài thực vật sẽ nguy cấp (mức V), bị hạn chế khai thác nếu để mua bán.
Loài đinh mới phát hiện
Thực vật họ Đinh tại Việt Nam ngoài cây đinh phía trên, các nhà khoa học cũng phát hiện thêm một loài đinh mới là Đinh cà ná!
Đinh cà ná
Đinh cà ná có tên khoa học Markhamia stipulata var. canaense, tìm thấy ở Cà Ná Ninh Thuận.
Loài này khác cây đinh trên ở chỗ có ống tràng dài hơn, quả nang ngắn hơn, lá chét ít hơn.
Cây đinh cà ná ra hoa từ tháng 4 – 6 và ra quả từ tháng 7 – 9.
Phân biệt với thiết đinh lá bẹ
Một loài họ Đinh nữa là thiết đinh lá bẹ. Đây là một phân loài của cây đinh trong bài viết này.
Thiết đinh lá bẹ có tên khoa học Markhamia stipulata var. pierrei, quả dài từ 20 – 47cm như quả đỗ.
Thiết đinh lá bẹ ra hoa vào tháng 10 – 5 và ra quả từ tháng 2 – 11.
Gỗ cây thiết đinh lá bẹ có màu trắng, nhẹ nhưng không bị mối mọt, dùng làm đồ nội thất xuất khẩu.
Cảm ơn bạn!
Xem thêm: