Thanh Hóa: Gác Tết nông dân xuống đồng cấy lúa ngày đầu năm

Gặp chú \”Khương\” làm ruộng giỏi, hỏi cách đi phân và phun thuốc Gặp chú \”Khương\” làm ruộng giỏi, hỏi cách đi phân và phun thuốc Thanh Hóa: Gác Tết nông dân xuống đồng cấy lúa ngày đầu năm Thanh Hóa: Gác lại Tết, nông dân xuống đồng cấy lúa nhanh còn đi làm công…

Gặp chú \”Khương\” làm ruộng giỏi, hỏi cách đi phân và phun thuốc
Gặp chú \”Khương\” làm ruộng giỏi, hỏi cách đi phân và phun thuốc

Thanh Hóa: Gác Tết nông dân xuống đồng cấy lúa ngày đầu năm

Thanh Hóa: Gác lại Tết, nông dân xuống đồng cấy lúa nhanh còn đi làm công nhân

Nguyệt Tạ
Chủ nhật, ngày 06/02/2022 14:16 PM (GMT+7)

AaAa+

Mặc dù chưa hết Tết, thời tiết vẫn còn lạnh giá nhưng tại nhiều vùng quê, bà con nông dân đã gác lại Tết xuống đồng cấy lúa với hy vọng có một vụ mùa bội thu, thuận buồm xuôi gió. Nhiều người trong số đó cũng tranh thủ những ngày công ty cho nghỉ Tết để cấy lúa trước khi trở lại làm việc.

Cũng giống như nhiều nông dân trẻ ở xã Hoằng Đồng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), chị Nguyễn Thị Toán 37 tuổi vừa là công nhân, vừa là nông dân.

Chị Toán tâm sự, bình thường chị đi làm công nhân, chồng chị làm thợ xây, thu nhập mỗi tháng 2 vợ chồng làm được gần 20 triệu đồng. Công việc chính mang lại thu nhập tương đối cao nhưng vợ chồng anh chị vẫn làm thêm 7 sào ruộng.

Trời giá rét, gác lại Tết, nhiều nông dân ở xã Hoằng Đồng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn xuống ruộng ngày đầu năm. Ảnh: N.T

“Xuất thân từ nông dân, nên làm gì cũng không thể bỏ ruộng được. Nghĩ vậy nên vợ chồng tôi cố bám trụ, làm thêm ít sào ruộng để có ít lúa ăn đỡ đi mua. Tiền lương để nuôi con ăn học và sắm sửa nhà cửa”, chị Toán nói.

Tranh thủ những ngày đầu năm, vẫn chưa phải đi làm ở công ty, chị cùng mọi người ra đồng cấy lúa. Từ 5 giờ sáng ngày mùng 4 Tết, vợ chồng chị đã ra đồng. Dự tính trong 3 nhà chị sẽ cấy xong 7 sào ruộng.

“Để kịp tiến độ, nhiều ngày nay nhà tôi cấy liên tục, trưa mang bánh chưng, mang cơm ra đồng, ăn trưa ngay tại đồng. Tranh thủ ăn xong lại xuống cấy luôn cho kịp thời gian”, chị Toán nói.

“Thay vì thuê máy cấy, bà con nông dân ở xã Hoằng Đồng vẫn duy trì phong tục cấy thủ công, cấy đổi công. Nhiều gia đình không có đủ người cấy thì thuê thêm người cấy”.

Những ngày này thời tiết tại Thanh Hóa có mưa bụi, kèm theo không khí lạnh, khiến nhiệt độ xuống dưới 15 độ. Tuy vậy, điều này vẫn không làm giảm đi sự hăng say, cần cù của những người nông dân nơi đây. Hình ảnh những cánh đồng nghịt người, cùng không khí lao động tấp nập vẫn là hình ảnh chủ đạo ngày đầu xuân ở các vùng quê.

Mong ước không mất đất ruộng, có một vụ mùa bội thu

Cũng như chị Toán, dù làm lúa không ăn thua, thu nhập thấp nhưng nhiều nông dân trẻ ở các xã nông thôn trong xã Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa vẫn cố gắng bám trụ với công việc đồng áng. Đa phần họ đều sinh ra ở làng quê, ông bà, bố mẹ đều làm nông nghiệp nên dù thế nào vẫn muốn làm thêm mấy sào ruộng.

Nhiều nông dân ăn cơm tại ruộng để kịp giờ xuống đồng cấy lúa. Ảnh: N.T

Từ 2 ngày nay, chị Nguyễn Thị Huệ (35 tuổi) ở TP. Thanh Hóa về quê ăn Tết cũng xắn quần lội ruộng cấy giúp chị gái 4 sào ruộng. Chị Huệ cho biết, dù lâu rồi không làm ruộng nhưng chị vẫn nhớ cách cấy lúa.

“Làm nghề nông đã ăn vào máu rồi nên giờ dù lâu không làm vẫn nhớ. Đi cấy mệt nhưng vui, về ăn bánh chưng dưa hành và giò mỡ thì tuyệt vời, không thể chê được”, chị Huệ nói.

Còn với chị Lan, chị gái của chị Huệ thì chỉ có niềm mơ ước là đất ruộng không bị lấy hết, để còn được làm ruộng, có gạo ăn dần, không phải đi mua gạo.

“Giờ quê diện tích đất làm nông nghiệp bị lấy gần hết rồi, đất ruộng còn ít lắm. Chỉ mong ước đất ruộng đừng bị lấy hết để những người nông dân như chúng tôi còn có công ăn việc làm, còn có gạo ăn”, chị Lan nói.

Tại nhiều vùng quê, bà con nông dân cũng đã sử dụng máy cấy thay vì cấy thủ công. Ảnh: N.T

So với việc làm công nhân, thì làm ruộng vừa vất vả vừa thu nhập thấp. Làm ruộng chủ yếu lấy gạo ăn chứ không đủ để buôn bán hay kinh doanh được. Theo tính toán của chị Lan, 4 sào ruộng của chị nếu được mùa cũng được khoảng 1,5 tấn, bán ra khoảng 15 triệu đồng/1 vụ. Một năm làm được 2 vụ, tính ra được 30 triệu, trừ 10 triệu đồng tiền mua phân bón, giống, tiền công làm đất, công cắt… tiền lãi chỉ được 20 triệu đồng.

“Thu nhập tuy thấp nhưng đất đai của ông bà để lại nên tôi vẫn muốn làm ruộng tới già. Chỉ mong đất ruộng không bị lấy hết để chúng tôi mỗi vụ còn được ra đồng”, chị Lan nói.

Chị Lan cho biết thêm, nhà chị có 4 sào ruộng, nhưng chỉ có 2 người cấy vì vậy, chị dự định sẽ thuê thêm 2 người cấy cho nhanh. “Lúc ruộng đang có nước phải cấy nhanh, nếu không mai kia hết nước thì không thể cấy được. Cấy xong cho nhà, nếu có người thuê cấy tôi lại đi cấy đổi công, cấy thuê”, chị Lan nói.

Bạn đang xem bài viết: Thanh Hóa: Gác Tết nông dân xuống đồng cấy lúa ngày đầu năm. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts