Thanh Hóa – Wikipedia tiếng Việt

Thanh Hóa trọng trấn Việt Nam – Nâng Tầm Kiến Thức Thanh Hóa trọng trấn Việt Nam – Nâng Tầm Kiến Thức Thanh Hóa Thanh Hóa Tỉnh Tỉnh Thanh Hóa Biểu trưng Tượng vua Lê Thái Tổ ở Thanh Hóa Tên khác Xứ Thanh Hành chính Quốc gia Việt Nam Vùng Bắc Trung Bộ Tỉnh…

Thanh Hóa trọng trấn Việt Nam – Nâng Tầm Kiến Thức
Thanh Hóa trọng trấn Việt Nam – Nâng Tầm Kiến Thức

Thanh Hóa

Thanh Hóa

Tỉnh
Tỉnh Thanh Hóa

Biểu trưng

Tượng vua Lê Thái Tổ ở Thanh Hóa

Tên khácXứ Thanh
Hành chính
Quốc giaViệt Nam
VùngBắc Trung Bộ
Tỉnh lỵThành phố Thanh Hóa
Trụ sở UBND35, Đại lộ Lê Lợi, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa
Phân chia hành chính2 thành phố, 2 thị xã, 23 huyện
Thành lập1029
Đại biểu quốc hội14
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDĐỗ Minh Tuấn
Hội đồng nhân dân85 đại biểu
Chủ tịch HĐNDĐỗ Trọng Hưng
Chủ tịch UBMTTQPhạm Thị Thanh Thủy
Chánh án TANDNguyễn Thị Nga
Viện trưởng VKSNDLê Văn Đông
Bí thư Tỉnh ủyĐỗ Trọng Hưng
Địa lý
Tọa độ: 20°08′28″B 105°18′34″Đ / 20,141049°B 105,309448°Đ
Diện tích11.114,71 km²[1][2]
Dân số (2022)
Tổng cộng3.740.400 người[2]
Thành thị993.400 người (26,73%)[2]
Nông thôn2.723.000 người (73,27%)[2]
Mật độ334 người/km²[2]
Dân tộcKinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, H’Mông, Khơ Mú
Kinh tế (2022)
GRDP252.672 tỉ đồng (10,77 tỉ USD)
GRDP đầu người67,9 triệu đồng (2.917 USD)
Khác
Mã địa lýVN-21
Mã hành chính38[3]
Mã bưu chính40xxx – 42xxx
Mã điện thoại237
Biển số xe36
Websitethanhhoa

Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.[4] Đồng thời là một tỉnh lớn của Việt Nam, có dân số đứng thứ 3, diện tích đứng thứ 5 cả nước.

Thanh Hóa là một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.[1]

Thanh Hóa hiện nay là tỉnh có quy mô kinh tế đứng thứ 8 cả nước, cao nhất các tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên [2] Lưu trữ 2022-02-27 tại Wayback Machine và đồng thời cũng là địa phương có tổng vốn đầu tư FDI, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn nhất tại miền Trung.[3]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Địa giới hành chính tỉnh Thanh Hoá:

Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của Cục Bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18′ Bắc đến 20°40′ Bắc, kinh tuyến 104°22′ Đông đến 106°05′ Đông.

  • Phía bắc giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình
  • Phía nam giáp tỉnh Nghệ An
  • Phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Houaphanh, tiếng Lào: ແຂວງ ຫົວພັນ) nước Lào với đường biên giới 192 km
  • Phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km [5].

Các điểm cực của tỉnh Thanh Hóa:[sửa | sửa mã nguồn]

  • Điểm cực bắc tại: xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa.
  • Điểm cực đông tại: xã Nga Điền, huyện Nga Sơn.
  • Điểm cực tây tại: xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát.
  • Điểm cực nam tại: thôn Nam Hà, xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn.

Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.120,6 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².

Thanh Hóa là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ.

Cách đây khoảng 6.000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối – Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã phát triển rực rỡ.[6]

Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh miền Trung, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một phần nhỏ (phía bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa nóng lạnh khá rõ rệt, nhiệt độ trung bình khoảng 23,8°-24,5°c. Về ngôn ngữ, người Thanh Hóa có âm vực giống với phương ngữ Bắc Bộ nhưng khá khác về cách phát âm các từ (ví dụ: người bắc nói “chị” thì người Thanh Hóa nói là “chậy”) và sử dụng khá phong phú các từ ngữ của phương ngữ Nghệ – Tĩnh.

Thanh Hóa bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 23 huyện, với diện tích 11.133,4 km² và số dân 3.712.600 người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H’mông, Dao, Thổ, Khơ Mú[7], trong đó có khoảng 855.000 người sống ở thành thị.[8] Năm 2005, Thanh Hóa có 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%[6].

Địa hình, địa mạo[sửa | sửa mã nguồn]

Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ tây bắc xuống đông nam. Ở phía tây bắc, những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền.

Miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung.

Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa, nó được chia làm 3 bộ phận khác nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Cẩm Thủy, Thạch Thành và Ngọc Lặc. Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện. Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc địa bàn huyện Như Thanh và huyện Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý.

Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cả nước. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1 m.

Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Nghi Sơn, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Lạch Bạng. Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai[9] rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).

Tài nguyên thiên nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Hóa có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khoáng sản khác nhau: đá granit và marble, đá vôi làm xi măng, sét làm xi măng, crôm, quặng sắt, secpentin, đôlômit, ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác[10]. Tổng trữ lượng nước ngọt bề mặt của Thanh Hóa khoảng 19,52 tỷ m³ hàng năm

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Các di chỉ khảo cổ cho thấy người Việt đã sống ở đây cách nay 6.000 năm. Thời kỳ dựng nước nó là bộ Cửu Chân và bộ Quân Ninh của nước Văn Lang.

Thời Bắc thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Nhà Hán chính quyền đô hộ Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân. Sang đến thời Tam Quốc, nhà Đông Ngô trực tiếp cai trị. Sau khi tách quận Cửu Chân thành hai quận Cửu Chân và Cửu Đức thì thuộc quận Cửu Chân mới gồm đất Thanh Hóa ngày nay và Ninh Bình. Cửu Chân được chia làm 7 huyện: Tư Phố, Di Phong, Cư Phong, Trạn Ngô, Kiến Sơ, Phù Lạc, Thường Lạc, Tùng Nguyên. Sang đến thời nhà Lương, Lương Võ Đế đổi Cửu Chân làm Ái Châu. Đến thời Nhà Tùy gọi là Cửu Chân quận.

Thời kỳ tự chủ[sửa | sửa mã nguồn]

Ở thời kỳ tự chủ thì Thanh Hóa được đổi tên nhiều lần nhưng Thanh Hóa vẫn là tỉnh có số lần sáp nhập và chia tách ít nhất cả nước.

Ở thời Nhà Đinh và Tiền Lê Thanh Hóa gọi là đạo Ái Châu. Ở thời Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, vào năm Thuận Thiên 1 thì gọi là Phủ Thanh Hóa.

Năm 1242, vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ, trong đó có Thanh Hóa phủ lộ. Năm Quang Thái thứ 10 (Trần Thuận Tông – năm 1397) đổi làm trấn Thanh Đô. Trấn Thanh Đô lúc này gồm 7 huyện và 3 châu (mỗi châu có 4 huyện). Trong đó, 7 huyện là: Cổ Đằng, Cổ Hoằng, Đông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh, Yên Định, Lương Giang. 3 châu bao gồm: châu Thanh Hóa gồm huyện Nga Lạc, huyện Tế Giang, huyện Yên Lạc, huyện Lỗi Giang; châu Ái gồm huyện Hà Trung, huyện Thống Bình, huyện Tống Giang, huyện Chi Nga; châu Cửu Chân gồm huyện Cổ Chiến, huyện Kết Thuế, huyện Duyên Giác, huyện Nông Cống.

Năm 1397, Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thanh Đô, gồm 3 châu và 7 huyện: châu Thanh Hóa (gồm Nga Lạc, Tế Giang, Yên Lạc, Lỗi Giang); châu Ái (gồm: Hà Trung, Thống Bình, Tống Giang, Chi Nga); châu Cửu Chân (gồm: Cổ Chiến, Kết Thuế, Duyên Giác, Nông Cống); huyện Cổ Đằng, huyện Cổ Hoằng, huyện Đông Sơn, huyện Vĩnh Ninh, huyện Yên Định, huyện Lương Giang, huyện Cổ Lôi.

Năm 1403, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hóa thành phủ Thiên Xương. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi:

Phủ này (tức phủ Thiên Xương) cùng Cửu Chân và Ái Châu làm “tam phủ” gọi là Tây Đô. Thời thuộc Minh, trấn Thanh Đô đổi thành phủ Thanh Hóa (năm 1407 – theo Đào Duy Anh) và Thời thuộc Minh lại làm phủ Thanh Hóa, lãnh 4 châu là Cửu Chân, Ái Châu, Thanh Hóa, Quỳ Châu và 11 huyện. Trong đó, 11 huyện là Yên Định, Nông Cống, Vĩnh Ninh, Tống Giang, Cổ Đằng, Nga Lạc, Lương Giang, Lỗi Giang, Đông Sơn, Yên Lạc, Cổ Lôi[11]

Sau khi Nhà Hồ thất thủ, Nhà Minh cai trị Đại Việt, lại đổi lại làm phủ Thanh Hóa như cũ, đặt thêm hai huyện: Lôi Dương, Thụy Nguyên. Về địa giới vẫn không đổi.[11]

Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà Hậu Lê cầm quyền. Năm Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), Lê Thái Tổ chia nước làm 5 đạo, Thanh Hóa thuộc Hải Tây đạo, đến năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên là Thừa Tuyên Thanh Hóa, năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây. Thanh Hoa Thừa Tuyên theo “Thiên Nam dư hạ tập” lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu.

Thời Nhà Lê, Thanh Hóa là thừa tuyên Thanh Hóa (Thanh Hoa), gồm phần đất tỉnh Thanh Hóa ngày nay và tỉnh Ninh Bình (thời kỳ đó là phủ Trường Yên, trực thuộc) và tỉnh Hủa Phăn (Sầm Nưa) của Lào (thời kỳ đó gọi là châu Sầm). Xứ Thanh Hoa thời Nhà Lê với 6 phủ:

  • Phủ Thiệu Thiên (Thiệu Hóa), nằm ở phía tây tây bắc xứ Thanh, có 8 huyện: Thụy Nguyên, Vĩnh Phúc (Vĩnh Lộc), Đông Sơn, Lôi Dương, Yên Định, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Quảng Bình.
  • Phủ Hà Trung phủ có 4 huyện: Hoằng Hóa, Thuần Lộc (Hậu Lộc), Nga Sơn, Tống Sơn.
  • Phủ Tĩnh Gia có 3 huyện: Nông Cống, Ngọc Sơn, Quảng Xương.
  • Phủ Thanh Đô có 4 châu và 1 huyện là huyện Thọ Xuân và các châu: Khai Na (Quan Da), Tàm (châu), Lương Chính (Lang Chánh), Sầm (châu) (nay thuộc Lào).
  • Phủ Trường Yên, nay là một phần tỉnh Ninh Bình, có 3 huyện: Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khang (Yên Khánh).
  • Phủ Thiên Quan (Nho Quan), ở phía Tây Bắc xứ Thanh, giáp với trấn Sơn Tây và trấn Sơn Nam, nay thuộc các tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình, có 3 huyện: Phụng Hóa, Yên Hóa, Lạc Thổ (Lạc Sơn).[12]

Sau khi Nhà Nguyễn lên nắm quyền, vào năm Gia Long thứ nhất (1802), đổi gọi là trấn Thanh Hóa. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Thanh: trong sạch, Hoa: tinh hoa). Đến năm Thiệu Trị thứ ba (1843), lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa.[13] Tên gọi Thanh Hóa không đổi từ đó cho tới ngày nay.

Thời kỳ hiện đại (sau năm 1945 đến nay)[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các cấp hành chính là châu, phủ, quận được bãi bỏ. Tỉnh Thanh Hóa lúc này có 21 đơn vị hành chính gồm thị xã Thanh Hóa và 20 huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Đông Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Như Xuân, Nông Cống, Quan Hóa, Quảng Xương, Thạch Thành, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Thường Xuân, Tĩnh Gia, Vĩnh Lộc, Yên Định.

Ngày 16 tháng 12 năm 1964, huyện Triệu Sơn được thành lập trên cơ sở tách 13 xã thuộc huyện Thọ Xuân và 20 xã thuộc huyện Nông Cống[14]

Ngày 5 tháng 7 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Hà Trung và Nga Sơn thành huyện Trung Sơn; hợp nhất 2 huyện Vĩnh Lộc và Thạch Thành thành huyện Vĩnh Thạch; hợp nhất 2 huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc thành huyện Lương Ngọc; hợp nhất huyện Yên Định và 15 xã của huyện Thiệu Hóa ở tả ngạn sông Chu thành huyện Thiệu Yên; hợp nhất huyện Đông Sơn và 16 xã còn lại của huyện Thiệu Hóa ở hữu ngạn sông Chu thành huyện Đông Thiệu.[15]

Ngày 18 tháng 12 năm 1981, thành lập 2 thị xã Bỉm Sơn (tách ra từ huyện Trung Sơn) và Sầm Sơn (tách ra từ huyện Quảng Xương).[16]

Ngày 30 tháng 8 năm 1982, chia các huyện Lương Ngọc, Trung Sơn, Vĩnh Thạch thành các huyện như cũ; đổi tên huyện Đông Thiệu thành huyện Đông Sơn nhưng vẫn giữ nguyên địa giới như cũ.[17]

Ngày 1 tháng 5 năm 1994, chuyển thị xã Thanh Hóa thành thành phố Thanh Hóa.[18]

Ngày 18 tháng 11 năm 1996, chia huyện Quan Hóa thành 3 huyện Quan Hóa, Quan Sơn và Mường Lát; chia huyện Như Xuân thành 2 huyện Như Xuân và Như Thanh; hợp lại 16 xã thuộc huyện Đông Sơn ở hữu ngạn sông Chu và 15 xã thuộc huyện Thiệu Yên ở tả ngạn sông Chu thành huyện Thiệu Hóa; đổi tên huyện Thiệu Yên thành huyện Yên Định.[19]

Ngày 19 tháng 4 năm 2017, chuyển thị xã Sầm Sơn thành thành phố Sầm Sơn.[20]

Ngày 1 tháng 6 năm 2020, chuyển huyện Tĩnh Gia thành thị xã Nghi Sơn.[21]

Tỉnh Thanh Hóa có 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện như hiện nay.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện với 559 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 60 phường, 30 thị trấn và 469 xã[22].

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thanh Hóa

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2019 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; trong đó: Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,5%; công nghiệp – xây dựng chiếm 47,1%, tăng 1,7%; dịch vụ chiếm 33,2%, giảm 2,7%; thuế sản phẩm chiếm 8,8%, tăng 2,5%.

Sản xuất nông nghiệp mặc dù bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, dịch bệnh, nhưng vẫn phát triển ổn định và đạt kết quả khá toàn diện; tổng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 28.199 tỷ đồng, tăng 2,27% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đạt kết quả vượt bậc. Năm 2019, có 05 huyện, thành phố, 54 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt kế hoạch (kế hoạch là 01 huyện, 41 xã), nâng tổng số đơn vị đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 6 huyện, thành phố, 350 xã (đạt tỷ lệ 61,5%), 799 thôn, bản, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (đến năm 2020 có 05 huyện và 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới); bình quân toàn tỉnh đạt 16,7 tiêu chí/xã.

Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng cao; giá trị sản xuất ước đạt 126.072 tỷ đồng, tăng 32,6% so với cùng kỳ. Hầu hết sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều có sản lượng tăng so với cùng kỳ, trong đó một số sản phẩm tăng cao như: Thép (gấp 49 lần), thuốc lá (tăng 33,3%), giày (25,2%), quần áo (23,7%), đường (19%), bia (19%), xi măng (7,6%).

Các ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt lần đầu tiên có khoản 500 tỷ đồng từ doanh thu vận tải quốc tế (Cảng Container quốc tế Nghi Sơn). Mặc dù nhỏ nhưng mở ra triển vọng lớn với ý nghĩa Thanh Hóa kết nối thẳng với quốc tế sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Bên cạnh đó một số ngành có nhiều khởi sắc. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 108.643 tỷ đồng, vượt 3,5% kế hoạch, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Năm 2019, toàn tỉnh ước đón 9,65 triệu lượt khách, vượt 1,6% kế hoạch, tăng 17% so với cùng kỳ, trong đó có 300 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 30,3%; doanh thu du lịch ước đạt 14.525 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ… Năm 2019 thu ngân sách nhà nước ước đạt 27.359 tỷ đồng, vượt 2,7% dự toán và tăng 18% so với cùng kỳ.

Công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ số phát triển công nghiệp của toàn tỉnh tăng 8,2%, đây là mức tăng cao so với mức tăng bình quân của cả nước là 4,6% (trong đó TP Hồ Chí Minh và Hà Nội chỉ tăng ở mức thấp là 0,4% và 2,7%).[23] Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thanh Hóa xếp ở vị trí thứ 24/63 tỉnh thành.[24]

Tính đến thời điểm năm 2018, Thanh Hóa có 7 khu công nghiệp tập trung và phân tán:

  • Khu công nghiệp Bỉm Sơn: TX. Bỉm Sơn Lưu trữ 2013-09-01 tại Wayback Machine
  • Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn): TX. Nghi Sơn
  • Khu công nghiệp Lễ Môn: TP. Thanh Hóa
  • Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga): TP. Thanh Hóa
  • Khu công nghiệp Lam Sơn: H. Thọ Xuân
  • Khu công nghiệp Hoàng Long: TP. Thanh Hóa.
  • Khu công nghiệp FLC Hoàng Long: TP. Thanh Hóa.

Hiện tại Thanh Hóa đang xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn. Khu kinh tế này được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006. Khu kinh tế này nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km, có đường bộ và đường sắt quốc gia chạy qua, có cảng biển nước sâu cho tàu có tải trọng đến 30.000 DWT cập bến. Khu kinh tế Nghi Sơn là một trung tâm động lực của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đang được quy hoạch, cũng được đánh giá là trọng điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Nông nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Thống kê đến năm 2004, toàn tỉnh có 239.842 ha đất nông nghiệp (chiếm 21,6% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh)[25] đang được sử dụng khai thác.

  • Năm 2013, tổng sản lượng lương thực cả tỉnh đạt 1,65 triệu tấn[26].
  • Năm 2014, tổng sản lượng nông nghiệp cả tỉnh đạt 1,737 triệu tấn[27].

Lâm nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Theo số liệu thống kê năm 2014 toàn tỉnh Thanh Hóa có diện tích đất lâm nghiệp 626.576,1 ha[28]. Diện tích che phủ rừng tới năm 2013 đạt 51%. Tài nguyên giá trị thực vật của rừng Thanh Hóa rất đa dạng sinh học về bảo tồn nghiên cứu cũng như giàu tiềm năng khoang nuôi tái sinh phục hồi các loài cây bản địa có giá trị cao: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, giổi, de, chò chỉ… Các loại thuộc tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre,… Ngoài ra nguồn lâm sản ngoài gỗ còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ… Rừng trồng phát triển kinh tế có các loại cây lâm nghiệp: luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 71.000 ha (chiếm 55% diện tích luồng toàn Việt Nam)[29].

Phát triển lâm nghiệp tổng hợp của Thanh Hóa theo xu hướng kết hợp bảo tồn, nghiên cứu, giáo dục và du lịch sinh thái có các khu rừng đặc dụng: vườn quốc gia Bến En, vườn quốc gia Cúc Phương (địa phận huyện Thạch Thành), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, khu sinh thái đảo Hòn Mê. Lâm nghiệp Thanh Hóa cũng phát triển đa dạng hơn với nghề chăn nuôi động vật hoang dã: Hươu, nai, gấu, hổ[30].

Ngư nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Hóa có 102 km[25] bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km², với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào. Tính đến năm 2014 tỉnh Thanh Hóa có 7.308 tàu đánh bắt cá ngoài khơi[27].

Dịch vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những năm gần đây, cùng với sự thay đổi về diện mạo đô thị, ngành dịch vụ – thương mại của TP Thanh Hóa đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, loại hình và chất lượng, qua đó góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng. Kết quả đó đang là nền tảng để TP Thanh Hóa bứt phá trở thành trung tâm dịch vụ – thương mại hàng đầu của khu vực Nam đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ: các công trình quy mô lớn đi vào hoạt động như: Tổ hợp Trung tâm Thương mại Vincom Plaza và Khách sạn Vinpearl Thanh Hóa, Siêu thị Co.opmart, các siêu thị điện máy, Khách sạn Central, chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn, hệ thống siêu thị Vinmart và sắp tới là Trung tâm thương mại Aeon Mall đang được xây dựng. Sự ra đời của trung tâm thương mại và các siêu thị, cửa hàng tiện ích còn tạo động lực đẩy mạnh “làn sóng” đầu tư[31] của các doanh nghiệp vào việc phát triển chợ trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, một số loại hình dịch vụ như: hệ thống tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, viễn thông cũng phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Trong đó, phải kể đến sự phát triển của hệ thống tín dụng, ngân hàng và bảo hiểm. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 8 chi nhánh tổ chức tín dụng Nhà nước, 18 chi nhánh ngân hàng thương mại với hơn 100 điểm giao dịch, 1 ngân hàng HTX, 7 quỹ tín dụng Nhân dân, 1 tổ chức tài chính, 22 công ty và chi nhánh bảo hiểm đang hoạt động. Qua đó, đáp ứng nhu cầu về vốn vay cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của doanh nghiệp, người dân.

Ngân hàng[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh gồm Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách. Hiện nay, các ngân hàng đang thực hiện đổi mới và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc chuyển phát nhanh, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế bảo đảm an toàn và hiệu quả. Tổng nguồn vốn huy động tín dụng hàng năm đạt trên 3.000 tỷ đồng, tổng dư nợ năm 2002 đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2001.

Thương mại dịch vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, thương mại Thanh Hóa đã có bước phát triển quan trọng. Trên địa bàn đã hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tạo điều kiện lưu thông thuận tiện hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, năm 2000 đạt trên 30 triệu USD, năm 2001 đạt 43 triệu USD và năm 2002 đạt 58 triệu USD. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, bên cạnh thị trường Nhật Bản, Đông Nam Á, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là: nông sản (lạc, vừng, dưa chuột, hạt kê, ớt, hạt tiêu, cà phê…), hải sản (tôm, cua, mực khô, rau câu), hàng da giày, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ (các sản phẩm mây tre, sơn mài, chiếu cói…), đá ốp lát, quặng crôm, v.v.

Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan lãnh đạo cao nhất về mặt chính trị của tỉnh hiện nay là Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, hay Đảng ủy tỉnh Thanh Hóa, hoặc đơn giản hơn là Tỉnh ủy Thanh Hóa. Đứng đầu Tỉnh ủy là Bí thư Tỉnh ủy và thường là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập ngày 29/7/1930 do ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ Nguyễn Doãn Chấp chỉ đạo Hội nghị thành lập theo quyết định của Xứ ủy. Đảng bộ gồm 3 chi bộ Hàm Hạ, chi bộ Thiệu Hóa, chi bộ Thọ Xuân, Hội nghị đã bầu ra tỉnh ủy gồm 3 ủy viên do Lê Thế Long làm Bí thư.

Trong giai đoạn từ 1931-1945 Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiều lần bị thực dân Pháp khủng bố, giải thể rồi lại thành lập.

Từ 1945-1954 Tỉnh ủy hoạt động trên địa bàn tỉnh trừ khu vực ven biển vẫn do Pháp kiểm soát. Trong giai đoạn này, Tỉnh ủy đã lãnh đạo công tác tổ chức quần chúng để trở thành hậu phương vững chắc cho chiến khu Việt Bắc, vận động hàng vạn người dân Thanh Hóa chiến đấu hoặc làm dân công cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần thành công chiến dịch Điện Biên Phủ.

Từ 1954-1975 Thanh Hóa là khu vực hứng chịu bom của Hoa Kỳ đầu tiên trên miền Bắc. Đặc biệt tuyến đường sắt vào Nam bị Hoa Kỳ oanh kích liên tục. Sau năm 1973 Hoa Kỳ chấm dứt không kích, Tỉnh ủy lãnh đạo nhân dân Thanh Hóa bắt tay vào công cuộc tái thiết.

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Hóa nổi tiếng hiếu học từ xưa, quê hương của nhiều nho sĩ. Trong thời kỳ phong kiến Thanh Hóa có 2 trạng nguyên, hàng trăm tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa (xếp thứ 7 toàn quốc sau Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên).[32]

Nền giáo dục hiện tại của Thanh Hóa cũng luôn được xem là cái nôi nhân tài của Việt Nam. Năm 2008, trong kì thi tuyển sinh Cao đẳng và Đại học, Thanh Hóa có nhiều thủ khoa nhất nước.[33]

Trên địa bàn Thanh Hóa đến năm 2018 có 2 trường đại học công lập là: Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Ngoài ra còn có nhiều cơ sở phân hiệu và hợp tác đào tạo vùng của các trường Đại học khác trong và ngoài nước: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Đại học Công nghiệp TP.HCM, Đại học Y Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Nông lâm Thái Nguyên,… Tỉnh Thanh Hóa cũng có tới 11 trường cao đẳng và cao đẳng nghề, 18 trường trung cấp và trung cấp nghề, 1 trường dự bị đại học. (Xem thêm tại Danh sách trường đại học, cao đẳng và trung cấp tại Thanh Hóa)…

Hiện tỉnh Thanh Hóa có hơn 2.000 cơ sở giáo dục. Năm học 2020 – 2021, toàn tỉnh Thanh có hơn 870.000 học sinh, sinh viên, học viên.[34]

Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, Thanh Hóa có 3.640.128 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.[35]

Tính đến ngày 01/4/2019, Thanh Hóa có 3.640.128 người, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 1.824127 người (50,11%). Về mật độ dân số của tỉnh là 328 người/km2, tăng 22,6 người/km2 và xếp thứ 28/63 tỉnh, thành trong cả nước. Tỷ số giới tính (số nam trên 100 nữ) tăng từ 95,6% (năm 1999) lên 98,0% (năm 2009), tương đương với mức chung của cả nước.[35] Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 37%.

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu có 7 dân tộc là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú. Người Kinh chiếm 81,7% dân số toàn tỉnh và có địa bàn phân bố rộng khắp, các dân tộc khác có dân số và địa bàn sống thu hẹp hơn.

Tính đến ngày [1 tháng 4]] năm 2019, toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt 159.466 người, nhiều nhất là Công giáo có 149.990 người, tiếp theo là đạo Tin Lành có 7.890 người, Phật giáo có 1.447 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 95 người, đạo Cao Đài có 23 người, Minh Sư đạo có 14 người, Phật giáo Hòa Hảo có bốn người, Tứ Ân Hiếu Nghĩa có hai người và 1 người theo Minh Lý đạo.[36]

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Văn hóa, văn nghệ dân gian[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Thanh Hóa có nhiều hình thức văn hóa truyền thống, phần nhiều vẫn còn tồn tại và đang được phát huy. Về dân ca, dân vũ, được nhiều người biết đến nhất là các làn điệu hò sông Mã, dân ca, dân vũ Đông Anh, trò diễn Xuân Phả. Ngoài ra còn có ca trù, hát xoan… Các dân tộc ít người cũng có nhiều loại hình văn nghệ dân gian khá đa dạng như hát xường của người Mường, khắp của người Thái…

Kho tàng truyện cổ cũng khá đặc sắc như truyện cổ về sự tích về các ngọn núi, truyện dân gian của ngư dân ven biển Hậu Lộc, Sầm Sơn, Nghi Sơn. Đặc biệt là các sự tích về nguồn gốc dân tộc Mường.

Các lễ hội cũng rất đặc sắc như lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, lễ hội cầu ngư, lễ hội đền Sòng…

Văn nghệ đương đại[sửa | sửa mã nguồn]

Văn nghệ thời kỳ sau cách mạng tháng Tám ở Thanh Hóa có các nhà thơ Hồng Nguyên, Hữu Loan, Nguyễn Bao, Nguyễn Duy, nhà văn Triệu Bôn… Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ những năm 1960-1975, địa danh Hàm Rồng là đề tài của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật.

Những năm thời kỳ Đổi Mới có Phùng Gia Lộc là tên tuổi nổi bật viết về nông thôn Thanh Hóa, trong đó Cái đêm hôm ấy… đêm gì[4] là bút ký gây được tiếng vang trên văn đàn nước nhà.

Một số tác phẩm thơ viết về quê hương Thanh Hóa như: Về lại xứ Thanh (Phan Quế), Về với Sầm Sơn (Hà Hồng Kỳ), Quê Mẹ (Lưu Đình Long), Quê tôi đấy – Xứ Thanh! (Văn Công Hùng), Dô tả, dô tà (Mạnh Lê), Mẹ Tơm (Tố Hữu), Trụ cầu Hàm Rồng (Mã Giang Lân), Đường Về Xứ Thanh (Anh Thơ), Quê Tôi Thanh Hóa, v.v.

Một số tác phẩm âm nhạc viết về quê hương Thanh Hóa như: Chào sông Mã anh hùng (Xuân Giao), Đường về Thanh Hóa (Nguyễn Trọng), Về với xứ Thanh (Nguyễn Tiến), Cây lúa Hàm Rồng (Đôn Truyền), Hát mừng các cụ dân quân (Đỗ Nhuận), Đẹp đôi trai gái quê Thanh (Nguyễn Trọng), Nồng nàn khúc hát tỉnh Thanh (Thế Việt), Khúc tình ca Thanh Hóa (Nguyễn Trọng), Sầm Sơn biển quê Thanh (Đoàn Dũng – Lê Đăng Sơn), Sầm Sơn in dấu chân Bác Hồ (Lê Đăng Khoa – Nguyễn Hoài Nam), Thanh Hóa anh hùng (Hoàng Đạm), Nhịp cầu sông Mã (Lê Xuân Thọ), Lồng lộng quê Thanh (Phó Đức Phương), Tự tình sông Mã (Thuận Yến), Về theo câu hò sông Mã (Huy Thục), Đi giữa đại lộ Lê Lợi (Nguyễn Cường), Kỷ niệm giọng hò (Minh Quang), “Về miền Thanh”, Biển còn gió cồn cào” (Hoàng Hải”, Về làm dâu sông Mã (Đồng Tâm), Hỡi em cấy lúa dưới trăng (Nguyễn Liên), Khúc hát làng Dao (Mai Kiên), Nơi rừng thông còn dựng tượng đài Bác (Xuân Liên), Bài ca Thanh đá (Hoàng Sâm), Ký ức dòng sông (Thúy Hạnh, nhạc kịch Quả dưa đỏ (Đỗ Nhuận), nhạc kịch Lửa hang treo (Đàm Linh, giao hưởng thơ “Hàm Rồng bản hùng ca” (Hoàng Hải” giao hưởng Huyền thoại Thần Độc Cước (Nguyễn Liên), giao hưởng Lam Sơn – bản hùng ca (Xuân Chung), giao hường Khúc tráng ca sông Mã (Nguyễn Hoàng Giang), các tác phẩm khí nhạc cho múa như Vĩnh biệt Hoa anh túc (Hoàng Hải), Mùa xuân bản Thái (Công Chí)…Về nghệ thuật múa, có các tác phẩm Xuân phả lai triều, Hướng đăng, Đón dâu về bản.. (Hoàng Hải)

Ẩm thực – Đặc sản[sửa | sửa mã nguồn]

Đến Thanh Hóa du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản độc đáo nổi tiếng cả nước của xứ Thanh như: nem chua Thanh Hóa, chè lam Phủ Quảng, dê núi đá, gà đồi (của huyện Vĩnh Lộc), bánh gai Tứ Trụ (của huyện Thọ Xuân), các món chế biến từ hến làng Giàng (huyện Thiệu Hóa), bánh đa cầu Bố (thành phố Thanh Hóa), mía đen Kim Tân, thịt trâu nấu lá lồm, chim mía (huyện Thạch Thành), hay các món hải sản: cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá tràu từ các huyện, thị xã, thành phố ven biển Sầm Sơn, Nghi Sơn, Nga Sơn.[37]

Nem chua Thanh Hóa được làm từ thịt nạc, bì thái chỉ, hạt tiêu, ớt, tỏi và lá đinh lăng, gói bên ngoài bởi rất nhiều lớp lá chuối. Thịt nạc được chọn là loại thật nạc, ngon, tươi, không dính mỡ, không dính gân, trộn đều với bì luộc thái chỉ, gia vị. Không thể thiếu một chút ớt cho thêm đậm đà, tiêu để dậy mùi, một chút tỏi để khử trùng và một vài lá đinh lăng. Nem chua Thanh Hóa có hương vị rất khác lạ so với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó có vị chua, cay, ngọt, mặn và dậy mùi thơm.

Danh sách ẩm thực[sửa | sửa mã nguồn]

Các đặc sản, ẩm thực địa phương như: hải sản, bánh nhãn Hồi Xuân, bánh lá Hà Lai, bưởi đỏ Luận Văn, rượu cần Bá Thước, hến làng Giàng, ốc mút xứ Thanh, bánh đa nướng làng Chòm, sâu măng Mường Lát, phi Cầu Sài, chả tôm Sầm Sơn, tương làng Ái, thịt trâu lá lồm miền Tây, mận Mường Lát, miến gạo Tân Giao, canh lá đắng miền Tây, nước mắm Do Xuyên, mắm tép Ba Làng, kẹo lạc Phú Xuân, măng rừng, miến rong Ngọc Liên, vịt bầu Thanh Quân, cơm lam miền Tây, quýt rừng Pù Luông, thịt trâu gác bếp miền Tây, gỏi nhệch Nga Sơn, nem chua Thanh Hóa, rượu nếp Chi Nê, ốc núi đá, dưa cải lê muối Yên Định, miến rong Cẩm Bình, bánh răng bừa Xuân Lập, mía tím Bá Thước, mật ong rừng, mắm tép Hà Yên, cá nướng người Thái, mật mía Kim Tân, rượu men lá Trí Nang, vịt Cổ Lũng, cá mè sông Mực, nước mắm Khúc Phụ, trứng kiến miền Tây, cam Xuân Thành, thuốc lào Quảng Xương, quế Thường Xuân, bánh cuốn Thanh Hóa, giò chả Đông Hương, nếp hạt cau Thạch Bình, cá sứt mũi sông Chu, kẹo nhãn Lăng Chánh, dứa Hà Long, nem ống Như Thanh, nòng nọc Thạch Thành, canh uôi Mường – Thái, nước mắm Sầm Sơn, dê ủ trấu Nga Sơn, bánh đa nem Cầu Bố, chim mía Thạch Thành, mắm tôm Hậu Lộc, chè lam Phủ Quảng, bánh gai Tứ Trụ, khoai sọ vàng Bá Thước.

Thể thao[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Hóa là tỉnh có truyền thống về các môn thể thao nhiều môn thể thao. Kết thúc năm 2014 thể thao Thanh Hóa xếp 4/65 tại đại hội thể dục thể thao toàn Việt Nam dành cho toàn bộ 63 tỉnh thành và 2 ngành lớn quân đội, an ninh[38].

  • Câu lạc bộ bóng chuyền Thanh Hóa hiện đang thi đấu ở Giải vô địch bóng chuyền quốc gia Việt Nam
  • Câu lạc bộ bóng đá Đông Á Thanh Hóa đang thi đấu ở giải vô địch.

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng về du lịch. Năm 2007 du lịch Thanh Hóa năm đón tiếp gần 1,7 triệu lượt khách, chủ yếu là khách trong nước đến tham quan nghỉ mát tại đô thị du lịch biển Sầm Sơn.

Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng. Tỉnh đã thực hiện quy hoạch hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch. Năm 2007, Thanh Hóa phối hợp với Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Huế trong chương trình “Hành trình một nghìn năm các kinh đô Việt Nam”. Phối hợp cùng Nghệ An và Ninh Bình lập định hướng quy hoạch vùng du lịch trọng điểm Bắc Trung Bộ.

Các khu du lịch, di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của tỉnh:

  • Các khu du lịch biển: Bãi biển Sầm Sơn, Bãi biển Hải Hòa, Biển Hải Tiến
    Bãi biển Sầm Sơn
  • Các khu bảo tồn thiên nhiên:
  • Vườn quốc gia Bến En: Thuộc huyện Như Thanh cách thành phố Thanh Hóa 36 km về phía Tây Nam, rộng 16,634 ha với những cây lim ngàn tuổi, lát hoa, chò chỉ, ngù hương, săng lẻ… và nhiều loài thú như voi, gấu, hổ, khỉ…
  • Vườn quốc gia Cúc Phương: một phần thuộc huyện Thạch Thành.
  • Các khu bảo tồn: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy.
  • Suối cá thần Cẩm Lương: Thuộc làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, cách thành phố Thanh Hóa hơn 70 km về phía Tây, là suối cá tự nhiên và ngày nay trở thành điểm du lịch lý thú của tỉnh Thanh Hoá. Ở đây có tới hàng ngàn con cá lớn nhỏ bám dày đặc suốt chiều dài hơn 100 m của con suối. Mỗi con cá nặng trung bình từ 2 đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg. Cá ở đây rất dạn người và thân thiện với khách du lịch. Mặc dù rất nhiều cá nhưng điều kỳ lạ là nước suối rất trong và mát, thậm chí khách có thể dùng để rửa mặt. Người dân ở đây tôn thờ những chú cá như các vị thần (là nguồn gốc của tên gọi “Suối cá thần”), mặc dù rất nhiều cá nhưng không ai dám bắt ăn, người ta truyền miệng nhau rằng nếu ăn thịt các ông “cá thân” thì sẽ gặp phải những điều rủi ro, bất hạnh.
    Suối cá tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy (cách trung tâm TP Thanh Hóa hơn 70 km về phía Tây Bắc) là một điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch và các nhà nghiên cứu.
  • Cụm di tích Nga Sơn: Động Từ Thức, Cửa biển Thần Phù, Chiến khu Ba Đình, đền thờ Mai An Tiêm…
  • Cụm di tích thành nhà Hồ, gồm thành Tây Đô (thuộc địa phận 2 xã: Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 50 km) và các di tích kề cận như đàn Nam Giao, động Tiên Sơn (thuộc xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc)…
  • Khu di tích lịch sử Lam Kinh: Nằm trên địa phận thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân và xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây. Hiện còn lưu giữ các điêu khắc đá như bia Vĩnh Lăng (Lê Lợi), bia hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao, các di tích cung điện thành nội, thành ngoại, sân Rồng…
  • Thái miếu Nhà Hậu Lê: thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, có 27 thần vị và có nhiều hiện vật có từ thế kỷ XVII, XVIII.
  • Đền Bà Triệu, huyện Hậu Lộc.
  • Đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân.
  • Nghè Xuân Phả thờ Đại Hải Long Vương và bà Hoàng hậu Nhà Đinh, nơi diễn ra Trò Xuân Phả hàng năm.
  • Khu di tích lịch sử Phủ Trịnh và chùa Báo Ân, đã được xếp hạng cấp quốc gia.
  • Đền thờ, lăng mộ cụ Lê Văn Hưu ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa cách TP Thanh Hóa 12 km.
  • Khu lăng miếu Triệu Tường, huyện Hà Trung, nơi phát tích triều Nguyễn.
  • Phủ Na (xã Xuân Du huyện Như Thanh),
  • Am Tiên (thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn)
  • Đền Sòng (Bỉm Sơn).
  • Khu di chỉ, khảo cổ văn hóa Đông Sơn.
  • Khu di tích Hàm Rồng: gồm cầu Hàm Rồng (một biểu tượng thời Chiến tranh Việt Nam), đồi Quyết Thắng.
  • Tòa Giám mục công giáo Thanh Hóa, chùa Thanh Hà, chùa Chanh và chùa Mật Đa (thành phố Thanh Hóa).
    Tòa Giám mục Thanh Hóa
  • Thác Muốn, Điền Quang, Điền Lư, Bá Thước
  • Suối cá Văn Nho, Bá Thước
  • Khu du lịch tâm linh Đền Phố Cát (Thạch Thành)
  • Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai (Đền Tép), Ngọc Lặc.
  • Chùa Am Cát Định Hải, Nghi Sơn.
  • Đền thờ Đào Duy Từ (Nguyên Bình, Nghi Sơn)
  • Nhà thờ Ba Làng (Đức Bà – 1893), Hải Thanh, Nghi Sơn
  • Cụm di tích Lạch Bạng – Hải Thanh, Nghi Sơn.
  • Đền thờ Quang Trung – Xã Nghi Sơn, TX Nghi Sơn
  • Biển Đông – Xã Nghi Sơn, TX Nghi Sơn.
  • Biển Hải Hòa, Hải Thanh, Nghi Sơn
  • Đảo Mê – Hải Bình, Nghi Sơn
  • Núi Văn Trinh – Đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có đầy đủ hệ thống giao thông cơ bản: đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Trên toàn tỉnh có 10 ga tàu hỏa trong đó có một ga chính trong tuyến đường sắt Bắc Nam là ga Thanh Hóa. Có 6 tuyến đường bộ huyết mạch của Việt Nam: Quốc lộ 1, quốc lộ 10, quốc lộ 15, quốc lộ 45, quốc lộ 47, quốc lộ 217 và đường Hồ Chí Minh), xa lộ xuyên Á (AH1) chạy qua Thanh Hóa trên Quốc lộ 1 với chiều dài 98,8 km. Đường thủy của Thanh Hóa có đường thủy nội địa với 697,5 km[39]; đường hàng hải có cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng đón tàu hàng hải quốc tế có tải trọng tới 50.000 DWT[40]. Đường hàng không của tỉnh Thanh Hóa đang khai thác vận tải hàng không dân dụng bằng sân bay Thọ Xuân.

Vận tải công cộng, đến năm 2021, Thanh Hóa đã phát triển mạng lưới xe buýt gồm 18 tuyến ở khu vực đồng bằng và một phần các huyện miền núi trong tỉnh.[41]

Lộ trình các tuyến xe buýt[sửa | sửa mã nguồn]

TuyếnĐầu bếnTần suấtThời gian

mở tuyến

SốTênĐầu AĐầu B
1Ga Thanh Hóa – Cảng HớiGa Thanh HóaCảng Hới20 phút5h – 21h
2Vĩnh Lộc – Sầm SơnVĩnh Lộc

Vĩnh Tiến, Vĩnh Lộc

Sầm Sơn

Trường Sơn, Sầm Sơn

3Hàm Rồng – Khu kinh tế Nghi SơnHàm Rồng

Thanh Hóa

Cầu Hổ
4Chợ Vườn Hoa – Thị trấn Thường Xuân

(Thành phố Thanh Hóa – Thị trấn Thường Xuân)

Thành phố Thanh Hóa

Đông Sơn, Thanh Hóa

Thị trấn Thường Xuân5h – 20h
5Thành phố Thanh Hóa – Thị xã Bỉm SơnĐại học Hồng Đức

Đông Sơn, Thanh Hóa

Nhà máy Xi măng15 – 20 phút

(10 phút)

5h – 21h
6Hoằng Phụ – Bệnh viện tỉnhThành phố Thanh Hóa

Quảng Thịnh, Thanh Hóa

Hoằng Phụ20 phút
7Bến xe phía Nam – Thị trấn Nga SơnThành phố Thanh Hóa

Quảng Thịnh, Thanh Hóa

Ngã ba Hồ Vương
8Đại học Hồng Đức – Kim TânThành phố Thanh Hóa

Đông Sơn, Thanh Hóa

Thạnh Thành
9Thành phố Thanh Hóa – Thiệu Toán – Thị trấn Thọ Xuân – Đền thờ Lê HoànThành phố Thanh Hóa

Nam Ngạn, Thanh Hóa

Đền thờ Lê Hoàn
10Chợ Vườn Hoa – Mục SơnThành phố Thanh Hóa

Lam Sơn, Thanh Hóa

Mục Sơn

Lam Sơn, Thọ Xuân

11Thành phố Thanh Hóa – Đa LộcThành phố Thanh Hóa

Quảng Thịnh, Thanh Hóa

Đa Lộc
12Thành phố Thanh Hóa – Quảng XươngThành phố Thanh Hóa

Hàm Rồng, Thanh Hóa

Quảng XươngĐã dừng hoạt động
13Thành phố Thanh Hóa – Nghi SơnThành phố Thanh HóaCảng Nghi Sơn

Nghi Sơn, Nghi Sơn

20 phút5h – 21h
14Quảng Cư – Ga Thanh HóaSầm Sơn

Quảng Cư, Sầm Sơn

Suối cá Cẩm Lương

Cẩm Lương, Cẩm Thủy

15Thiệu Dương – Nông CốngThành phố Thanh HóaNông Cống
16Khu Bình Minh – Như ThanhThành phố Thanh Hóa

Đông Hương, Thanh Hóa

Như Thanh
17Thành phố Thanh Hóa – Hợp LýThành phố Thanh HóaHợp Lý

Triệu Sơn

19Thành phố Thanh Hóa – Sân bay Thọ XuânThành phố Thanh HóaSân bay Thọ Xuân

Xuân Hưng, Thọ Xuân

Đã đừng hoạt động
20Thị trấn Nông trường Thống Nhất – Cây dầu Ngọc CươngThị trấn Nông trường Thống NhấtCây dầu Ngọc Cương

Tân Phong, Quảng Xương

Đã đừng hoạt động

Tuyến số 1: Ga Thanh Hóa – Bưu điện tỉnh – Môi – Sầm Sơn – Cảng Hới và ngược lại

Tuyến số 2: Vĩnh Lộc – Ngã ba Kiểu – Quán Lào – Vạn Hà – Bến xe phía Tây – Bờ Hồ – Cầu Cốc – Môi – Sầm Sơn và ngược lại

Tuyến số 3: Hàm Rồng – Lưu Vệ – Chợ Kho – Khu kinh tế Nghi Sơn và ngược lại

Tuyến số 4: Đại học Hồng Đức – đường Quang Trung – khách sạn Mường Thanh – Đường Võ Nguyên Giáp – Làng SOS (Quốc lộ 47) – Big C Thanh Hóa – Đại lộ Lê Lợi – Chợ Vườn Hoa – Bưu điện Tỉnh – đường Trần Phú – chợ Tây Thành – Ngã 4 Phú Sơn – Thị trấn Nhồi (Quốc lộ 47) – Ngã 3 Cầu Thiều – Thị trấn Giắt (Triệu Sơn) – Ngã 4 Dân Lực – Thị trấn Sao Vàng – Thị trấn Lam Sơn – Thị trấn Thường Xuân và ngược lại

Tuyến số 5: Đại học Hồng Đức – Đường Quang Trung – Khách sạn Mường Thanh – Đường Võ Nguyên Giáp – Trường PTTH chuyên Lam Sơn – Cầu Lai Thành – Chợ Vườn Hoa – Bưu điện tỉnh – Bệnh viện Hợp Lực – Quốc lộ 1 – Cầu Hoàng Long – Cầu Tào – Ga Nghĩa Trang – Đò Lèn – Chợ Bỉm Sơn – Nhà máy Xi măng và ngược lại

Tuyến số 6: Thành phố Thanh Hóa – Hoằng Quang – Thị trấn Bút Sơn – Hoằng Phụ và ngược lại

Tuyến số 7: Thành phố Thanh Hóa – Hà Trung – Ngã ba Hồ Vương và ngược lại

Tuyến số 8: Thành phố Thanh Hóa – Hà Trung – Vĩnh Lộc – Thạch Thành và ngược lại

Tuyến số 9: Thành phố Thanh Hóa – Ngã ba Chè – Thiệu Toán – Thị trấn Thọ Xuân – Đền thờ Lê Hoàn và ngược lại

Tuyến số 10: Chợ Vườn Hoa – Rừng Thông – Dân Lực – Thị trấn Thọ Xuân – Tứ Trụ – Mục Sơn và ngược lại

Tuyến số 11: Thành phố Thanh Hóa – Đa Lộc và ngược lại

Tuyến số 12: Làng cổ Đông Sơn – Bờ Hồ – Bến xe phía Nam – Lưu Vệ – Đường Thanh Niên – Khu Sô Tô và ngược lại

Tuyến số 13: Hoằng Trường – Nam Ngạn – Bờ Hồ – An Hưng – Thị trấn Nưa và ngược lại

Tuyến số 14: Bến xe TP Sầm Sơn – Khu sinh thái Quảng Cư và ngược lại

Tuyến số 15: TP Thanh Hóa – Chợ Kho – Nông Cống và ngược lại

Tuyến số 16: TP Thanh Hóa – Nông Cống – Như Thanh và ngược lại

Tuyến số 17: Hợp Lý – Sim – Giắt – TP Thanh Hóa – Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (chi nhánh Thanh Hóa) – TP Sầm Sơn và ngược lại

Tuyến số 18: Thiệu Duy – Thị trấn Thiệu Hóa – TP Thanh Hóa – Ngã ba đường tránh phía Nam thành phố và ngược lại

Tuyến số 20: Trại 5 (Thống Nhất) – Kiểu – Thị trấn Quán Lào – Thị trấn Thiệu Hóa – Thị trấn Rừng Thông – Chợ Tây Thành – Cầu Quán Nam và ngược lại

Địa phương kết nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Tỉnh Quảng Nam (Việt Nam)[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phong trào kết nghĩa Bắc – Nam, ngày 12 tháng 3 năm 1960, Lễ kết nghĩa giữa hai tỉnh Thanh Hóa – Quảng Nam được tổ chức trọng thể tại thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Sau đó, các huyện, thị của hai tỉnh cũng lần lượt làm lễ kết nghĩa[42]:

  • Thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa) và thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An)
  • Huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn) và huyện Đại Lộc
  • Huyện Hoằng Hóa và huyện Điện Bàn (nay là thị xã Điện Bàn)
  • Huyện Đông Sơn và huyện Thăng Bình
  • Huyện Quảng Xương và huyện Hòa Vang (nay thuộc thành phố Đà Nẵng)
  • Huyện Thọ Xuân và huyện Quế Sơn
  • Huyện Triệu Sơn và huyện Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ)
  • Huyện Nông Cống và huyện Duy Xuyên
  • Huyện Nga Sơn và huyện Tiên Phước.

Hiện nay ở thành phố Thanh Hóa công viên Thanh Quảng, công viên Hội An.

Lào Tỉnh Houaphan (Hủa Phăn) (Lào)[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng 13 tháng 8 năm 2012, tại Thanh Hóa, hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào, đồng thời kỷ niệm 45 năm kết nghĩa và ký kết hợp tác phát triển giữa 2 tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn (1967 -2012).[43]

Ngoài ra, hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương trong tỉnh cũng được thúc đẩy[44]:

  • Huyện Quan Hóa và các huyện Xiengkhor (Xiềng Khọ), Viengxay (Viêng Xay)
  • Các huyện Thường Xuân, Lang Chánh và huyện Xamtay (Sầm Tớ)
  • Thành phố Sầm Sơn và huyện Kuan (Quắn).[45]

Danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Thời phong kiến[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khương Công Phụ, Tể Tướng Nhà Đường (Trung Quốc) (731-805)
  • Bà Triệu (226-248)
  • Triệu Quốc Đạt
  • Dương Đình Nghệ (chữ Hán: 楊廷藝; có sách chép là Dương Diên Nghệ 楊延藝, 874-937), là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm. Dương Đình Nghệ vốn là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc phường Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
  • Lê Hoàn (941-1005)
  • Hồ Quý Ly (1336–1407)
  • Lê Lợi (1385-1433)
  • Lê Lai (?-1418)
  • Lê Thánh Tông (1442-1497)
  • Trịnh Kiểm (1503-1570)
  • Nguyễn Hoàng (1525-1613)
  • Trạng Quỳnh
  • Tôn Thất Thuyết (1839–1913), Phụ chính đại thần của Nhà Nguyễn
  • Nguyễn Đình Văn, Phó bảng, Án sát Khánh Hoà và Bình Thuận

Sau thời phong kiến[sửa | sửa mã nguồn]

  • Anh Bằng (5 tháng 5, 1926 – 12 tháng 11, 2015), nhạc sĩ hải ngoại nổi tiếng quê Nga Sơn
  • Hữu Loan (1916 – 18 tháng 3, 2010), nhà thơ nổi tiếng quê Nga Sơn
  • Tô Vĩnh Diện (1924 – 1954), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, nổi tiếng với giai thoại hy sinh thân mình để cứu khẩu pháo không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quê ở Nông Cống.
  • Hoàng Sĩ Trinh (1920 – 11 tháng 10, 2011), nhà thơ Hà Thượng Nhân
  • Nguyễn Duy, nhà thơ nổi tiếng, quê ở TP.Thanh Hóa
  • Nhà thơ Minh Hiệu
  • Nhà Thơ Lê Tuấn Lộc
  • PGS, TS Hà Đình Đức, Công dân ưu tú Thủ đô Hà Nội, nhà nghiên cứu rùa Hồ Hoàn Kiếm, quê Thọ Xuân

Nghệ sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trọng Tấn, ca sĩ nổi tiếng, quê ở Bá Thước
  • Anh Thơ, ca sĩ nổi tiếng, quê ở Quảng Xương
  • Phương Thanh, ca sĩ nổi tiếng, quê Nông Cống
  • Ca sĩ Lê Anh Dũng, giải nhất Sao Mai dòng nhạc thính phòng năm 2007
  • Hai chị em ca sĩ Phương Linh Phương Ly, quê thành phố Thanh Hóa
  • Ca sĩ, diễn viên Nhật Kim Anh
  • Hoàng Thùy, người mẫu nổi tiếng, quê ở Nghi Sơn
  • Đỗ Thị Hà, hoa hậu Việt Nam 2020, quê ở huyện Hậu Lộc xã Cầu Lộc
  • Ca sĩ Quang Anh, quán quân Giọng hát Việt Nhí 2013
  • Ca sĩ Thiều Bảo Trâm
  • Bùi Tiến Dũng , thủ môn bóng đá nổi tiếng, quê huyện Ngọc Lặc.
  • Minh Tiệp diễn viên
  • Đặng Văn Lâm cầu thủ bóng đá
  • Nguyễn Phương Nhi, á hậu 2 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022
  • Trịnh Thuỳ Linh, á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2022
  • Lê Nguyễn Ngọc Hằng, á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2022 ( quê gốc ở huyện Hậu Lộc )

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ái Châu
  • Cửu Chân
  • Danh sách các trường đại học, cao đẳng và trung cấp tại Thanh Hóa
  • Danh sách các trường trung học phổ thông tại Thanh Hóa
  • Đài phát thanh truyền hình Thanh Hóa

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020”. Quyết định số 387/QĐ-BTNMT 2022. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam).
  2. ^ a b c d e Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 11/04/2019.
  5. ^ Điều kiện tự nhiên, Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa
  6. ^ a b “Tổng quan về Thanh Hóa”. Trang web Thanh Hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2010.
  7. ^ “Dân số và mật độ dân số năm 2009 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2010.
  8. ^ “Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương(*)”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2010.
  9. ^ VinasDoc. “Quyết định 2974/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường”. VinasDoc. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.
  10. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2015.
  11. ^ a b “Lịch sử Thanh Hóa thời Trần-Hồ”. Trang web Thanh Hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2010.
  12. ^ Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, tập 1, dư địa chí, quyển II, trang 42-62.
  13. ^ Do tránh phạm húy Hoàng Thái Hậu Hồ Thị Hoa. Nhiều địa danh ở miền Nam tránh gọi chữ Hoa như chợ Đông Hoa đổi thành chợ Đông Ba, người dân không gọi hoa mà thay bằng bông, cầu Hoa cũng đổi thành cầu Bông
  14. ^ Quyết định 177-CP năm 1964 về việc thành lập huyện Triệu Sơn
  15. ^ Quyết định 177-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa
  16. ^ Quyết định 157-HĐBT năm 1981 về việc thành lập thị xã thuộc tỉnh Thanh Hóa
  17. ^ Quyết định 149-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số huyện và đổi tên huyện Đông Thiệu thuộc tỉnh Thanh Hóa
  18. ^ Nghị định 37-CP năm 1994 về việc thành lập thành phố Thanh Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa
  19. ^ Nghị định 72-CP năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Quan Hoá, Như Xuân, Đông Sơn, Thiệu Yên thuộc tỉnh Thành Hóa
  20. ^ “Nghị quyết số 368/NQ-UBTVQH14 năm 2017 về việc thành lập các phường Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh thuộc thị xã Sầm Sơn và thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam.
  21. ^ “Nghị quyết số 933/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
  22. ^ “Nghị quyết số 1260/NQ-UBTVQH14 năm 2021 về việc thành lập thị trấn Quý Lộc và thị trấn Yên Lâm thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”.
  23. ^ Tổng cục Thống kê Việt Nam. “Công nghiệp”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2010.
  24. ^ “PCI 2011: Lào Cai và Bắc Ninh ‘vượt vũ môn’ ngoạn mục”. Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
  25. ^ a b http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tinhthanhhoa/thongtintinhthanh?view=introduction&provinceId=1380
  26. ^ “Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa”. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  27. ^ a b http://snnptnt.thanhhoa.gov.vn/Default.aspx?selectpageid=page.1&portalid=admin&n_g_manager=4&newsdetail=News.3276
  28. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2015.
  29. ^ http://tongcuclamnghiep.gov.vn/diem-bao/diem-tin-ngay-ngày[liên kết hỏng] 12 tháng 1 năm 2015-a2259
  30. ^ “Đột nhập trại nuôi hổ lớn nhất ở Thanh Hóa”. Người Lao động. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  31. ^ VinasDoc. “Quyết định 2928/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thông qua phương án đơn giản hóa 05 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Đầu tư tại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa”. VinasDoc. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.
  32. ^ Trạng nguyên Việt Nam#Thống kê
  33. ^ “Thanh Hóa lập kỷ lục số thủ khoa đại học”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2009.
  34. ^ “Học sinh tỉnh Thanh Hóa đi học trở lại từ ngày 22.2”.
  35. ^ a b Tổng cục Thống kê Việt Nam. “Kết quả sơ bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2010.
  36. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  37. ^ “Ẩm thực xứ Thanh”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2010.
  38. ^ “Bảng tổng sắp theo điều lệ đại hội thể thao toàn quốc lần thứ VII”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2015. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  39. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2015.
  40. ^ “Nghi Sơn – Động lực phát triển khu vực bắc miền trung”. Báo điện tử Nhân dân. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  41. ^ Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 15/04/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2013-2020.
  42. ^ Tùng Lâm (28 tháng 7 năm 2020). “Bắc – Nam kết nghĩa, Thanh Hóa – Quảng Nam son sắt nghĩa tình”. Báo Thanh Hóa điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2022.
  43. ^ “Kỷ niệm 45 năm kết nghĩa và ký kết hợp tác phát triển giữa hai tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) – Hủa Phăn (Lào)”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 13 tháng 8 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2022.
  44. ^ Kim Lưu (23 tháng 7 năm 2020). “Hợp tác kết nghĩa các ngành, địa phương, thúc đẩy đối ngoại nhân dân giữa hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn”. Trang thông tin điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2022.
  45. ^ Minh Hiếu (11 tháng 11 năm 2021). “Thanh Hóa – Hủa Phăn ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2021-2025”. Báo Thanh Hóa điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2022.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thanh Hóa.

Bạn đang xem bài viết: Thanh Hóa – Wikipedia tiếng Việt. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts