Thới Bình gặp khó trong xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới

PUHATA | Về Thới Bình, Cà Mau PUHATA | Về Thới Bình, Cà Mau Là địa phương thuần nông, Thới Bình có nhiều thuận lợi trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Sau nhiều năm trải qua thăng trầm từ cây khóm, cây mía đến các mô hình hoa màu, đồng đất Thới Bình giờ…

PUHATA | Về Thới Bình, Cà Mau
PUHATA | Về Thới Bình, Cà Mau

Là địa phương thuần nông, Thới Bình có nhiều thuận lợi trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Sau nhiều năm trải qua thăng trầm từ cây khóm, cây mía đến các mô hình hoa màu, đồng đất Thới Bình giờ chọn hướng đi lúa – tôm khép kín mang tính bền vững. Lúa cũng sạch mà tôm cũng sạch, từ tôm sú đến tôm càng xanh. Nhiều hình thức sản xuất mang tính liên kết, chuỗi giá trị được hình thành, được chứng nhận theo tiêu chuẩn sạch, mô hình sinh thái, tăng giá trị và tính cạnh tranh sản phẩm.

Động lực từ OCOP

Xác định OCOP là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM và cơ cấu lại ngành nông nghiệp, những năm qua, huyện Thới Bình nỗ lực xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất lúa sạch, lúa hữu cơ kết hợp với nuôi tôm sinh thái, không chỉ giúp nông dân nâng cao giá trị, giảm giá thành sản xuất, mà còn tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

Các thành viên HTX Dịch vụ sản xuất lúa – tôm Trí Lực chuẩn bị gạo bán ra thị trường. (Ảnh: Int)

Huyện đã nâng cao danh tiếng cho sản phẩm đặc sản của địa phương, được trồng trên vùng đất nuôi tôm tự nhiên, từng bước nâng cao chất lượng với nhiều sản phẩm gạo đạt chuẩn OCOP.

Cuối năm 2018, địa phương đã xây dựng đề án bảo hộ nhãn hiệu “Lúa sạch Thới Bình”, với mục tiêu đạt từ 10.000-20.000ha/năm.

Trên cơ sở đó, năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công nhận nhãn hiệu chứng nhận “Lúa sạch Thới Bình”. Theo kế hoạch, đến năm 2025 toàn huyện có khoảng 5.000ha lúa đạt chứng nhận hữu cơ.

Điển hình trong phong trào này phải kể đến Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ – Sản xuất lúa – tôm Trí Lực. Chỉ sau 1 năm thành lập, toàn HTX đã có 117ha lúa đạt chứng nhận lúa hữu cơ và khoảng 700ha lúa đạt chứng nhận lúa sạch.

Hiện sản phẩm gạo Hoàng Yến (ST24) là sản phẩm đặc trưng của xã Trí Lực, thuộc HTX Dịch vụ sản xuất lúa – tôm Trí Lực, được Hội đồng thẩm định OCOP tỉnh đánh giá phân hạng 3 sao vào cuối năm 2020.

Hay như HTX Dịch vụ nông nghiệp thuỷ sản Đoàn Phát (xã Trí Lực). Với 70 ha sản xuất theo quy trình lúa sạch hữu cơ, HTX đã đem lại thu nhập ổn định cho bà con. Đây là tiền đề để các sản phẩm lúa sạch vươn tầm ra thị trường sản phẩm chủ lực OCOP.

Năm 2022, huyện Thới Bình dự kiến đánh giá từ 2-3 sản phẩm hoàn thiện đạt 3 sao cấp tỉnh. Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ các sản phẩm đạt 3 sao trên địa bàn huyện nâng cao lên 4 sao và tiến tới mục tiêu xuất khẩu. Sản phẩm dự kiến là tôm thẻ khô Ngọc Thắm (xã Biển Bạch Đông) và sản phẩm gạo ST24 của HTX ông Đuông (xã Tân Bằng). Sản phẩm Rượu trái giác (Biển Bạch) và chả cá phi (xã Biển Bạch Đông) cũng được đưa vào đối tượng để lựa chọn, đầu tư cho những năm tiếp theo.

“Việc triển khai chương trình OCOP đã tạo động lực mới trong xây dựng NTM của địa phương. Chương trình đã khẳng định hướng đi đúng đắn trong việc phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân”, đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình đánh giá.

Thiếu nguồn lực đầu tư

Theo lộ trình, huyện Thới Bình được UBND tỉnh Cà Mau lựa chọn là huyện điểm chỉ đạo xây dựng NTM. Trên tinh thần đó, huyện đã tích cực triển khai, thực hiện hoàn thành các tiêu chí để được công nhận.

Trước những khó khăn hiện tại, có thể Thới Bình sẽ “lỗi hẹn” về đích NTM trong năm 2022. (Ảnh: Int)

Đầu năm 2022, lãnh đạo huyện đã tăng cường rà soát, đánh giá lại từng tiêu chí xây dựng NTM để tập trung chỉ đạo các xã còn lại đạt chuẩn NTM. Trong 6 tháng đầu năm 2022, huyện có thêm 03 xã (Tân Phú, Biển Bạch, Thới Bình) được công nhận NTM và trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Cà Mau có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (11/11 xã).

Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025 vào tháng 3/2022, huyện đã chỉ đạo các ngành phụ trách tiêu chí và các xã chủ động rà soát, đối chiếu quy định của Bộ tiêu chí mới để xây dựng kế hoạch củng cố, nâng chất tiêu chí. Đồng thời, tiến tới xây dựng đạt chuẩn NTM nâng cao và xây dựng huyện đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đó, đến thời điểm hiện tại, huyện Thới Bình chỉ đạt 4/9 tiêu chí huyện NTM, vẫn còn 05 tiêu chí chưa đạt và đang được địa phương nỗ lực triển khai thực hiện.
Nhằm góp phần đảm bảo điều kiện thực hiện tiêu chí trong xây dựng huyện đạt chuẩn NTM, huyện Thới Bình đang cần đầu tư nâng cấp, mở rộng mặt đường theo quy hoạch giai đoạn 2021 – 2025 với tổng chiều dài hơn 100km; đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng đối với vị trí quy hoạch bến xe; xây dựng nhà tập luyện thể thao,…

Trên địa bàn huyện có có 1/4 trường THPT đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (chiếm 25%) nên huyện đang tiếp tục xây dựng thêm 02 trường (Trường THCS – THPT Tân Bằng và THCS – THPT Tân Lộc) đạt chuẩn. Riêng đối với tiêu chí môi trường, huyện đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn và các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu vực chợ và trung tâm các xã; đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng mở rộng địa bàn thu gom, vận chuyển rác về nhà máy xử lý, hướng dẫn hộ gia đình và cá nhân ở những nơi chưa có điều kiện thu gom rác về nhà máy xử lý thực hiện việc phân loại xử lý rác thải sinh hoạt.

Bên cạnh đó, xây dựng bãi tập kết rác tại các xã Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Tân Phú, Biển Bạch và Biển Bạch Đông. Do huyện chưa có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung nên cần phải đầu tư xây dựng tại thị trấn Thới Bình với công suất 200m³/ngày đêm, tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng.

“Qua rà soát, để đạt các tiêu chí huyện NTM, huyện đang cần nguồn lực đầu tư trên 260 tỷ đồng. Là huyện chỉ đạo điểm của tỉnh về xây dựng NTM, lãnh đạo huyện đã nỗ lực, tập trung xây dựng nhiều giải pháp, lồng ghép nhiều nguồn vốn từ các chương trình, dự án để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trước những khó khăn hiện tại thì có thể huyện sẽ “lỗi hẹn” về đích NTM trong năm 2022. Huyện rất mong nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để đảm bảo hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM trong thời gian tới”, Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Trần Minh Nhân cho biết.

Nhật Nam

Bạn đang xem bài viết: Thới Bình gặp khó trong xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts