Thống nhất gọi tên cây cảnh

CÂY CẢNH NGHỆ THUẬT ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ NHÀ GỖ LIM – NHÀ SÀN NHÀ CỔ ĐÚC BÊ TÔNG – ĐÁ MỸ NGHỆ PHÙ ĐIÊU NHỰA COMPOSIT – Kiểu là từ thuần Việt. Gần đây, một số sách dịch nghệ thuật bonsai Trung Quốc, Nhật đã dùng thuật ngữ kiểu (kiểu thẳng đứng, kiểu nghiêng,…

  • CÂY CẢNH NGHỆ THUẬT
  • ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ
  • NHÀ GỖ LIM – NHÀ SÀN
  • NHÀ CỔ ĐÚC BÊ TÔNG – ĐÁ MỸ NGHỆ
  • PHÙ ĐIÊU NHỰA COMPOSIT

– Kiểu là từ thuần Việt. Gần đây, một số sách dịch nghệ thuật bonsai Trung Quốc, Nhật đã dùng thuật ngữ kiểu (kiểu thẳng đứng, kiểu nghiêng, kiểu thác đổ, kiểu chổi, kiểu gập, kiểu tà khúc, kiểu khúc huyền, kiểu đơn khiêu, kiểu hợp quần, kiểu thạch đỉnh,… ). Bonsai là nghệ thuật thu nhỏ cây ngoài thiên nhiên trong bồn, chậu. Ngoài thiên nhiên có vô vàn kiểu cây thì cây bonsai cũng có vô vàn kiểu. Theo chúng tôi, cây bonsai dùng thuật ngữ kiểu là rất có lý.

– Cách: là từ gốc Hán. Trong nghệ thuật cây cảnh truyền thống của Việt Nam, xưa các cụ vẫn dùng thuật ngữ cách đặt sau tên mọi thế cây như: Phượng vũ cách, Trượng phu cách, lão mai đồng quý tử cách,… Dần dần có lẽ nhiều người thấy rườm rà, không cần thiết nên đã bỏ từ cách đi. Đến nay chỉ còn giữ lại ở một số thế mà thuật ngữ cách thực sự có vai trò là một thành phần của tổ hợp từ, có thực nghĩa như các từ khác, như: Tùng cách (phong cách cây tùng), Chi phong cách (cách chống chọi với gió), Chi phong đặc cách (cách đối gió lạ lùng), Mai phong anh hùng cách (phẩm chất anh hùng của cây mai).

– Dáng là từ gốc Việt. Nhìn tổng thể vẻ bề ngoài của một cây, ta thấy ngay chiều dọc thân cây so với mặt phẳng nằm ngang của chậu (cũng là mặt phẳng của đất). Cây được trồng thẳng đứng, trồng xiêu, trồng nằm ngang hay trồng cho thân lượn xuống phía dưới miệng chậu. Ta gọi là dáng cây. Ngoài thiên nhiên cũng như trong chậu, cây ở đâu cũng có bốn dáng cơ bản ấy. Dáng là thuật ngữ gần đây ta mới thống nhất dùng cho cây cảnh. Cây cảnh nào cũng có một dáng nhất định. Một dáng có nhiều thế khác nhau, riêng dáng trực có hàng trăm thế.

– Thế: Tiếng Việt có 7 chữ thế viết như nhau, đọc như nhau nhưng khác nghĩa. Tiếng Hán có 6 chữ thế đọc như nhau nhưng viết khác nhau và nghĩa khác nhau. Như vậy tổng số có 13 từ thế. Các cụ ta xưa đã chọn chữ thế gốc Hán trên để đặt tên cho cây cảnh. Chữ này gồm ba chữ ghép lại. Phía trên bên trái là chữ hạnh (hạnh phúc), bên phải là chữ hoàn (trọn vẹn), bên dưới là chữ lực (sức mạnh). Các cụ đã tạo hình cho mỗi thế cây là một hình tượng riêng biểu trưng cho thế con người. Xin đừng nhầm lẫn với các từ thế thứ nhất và thứ hai trong vế đối của Ngô Thời Nhiệm đáp lại Đặng Trần Thường: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”.

Vậy, cây thế là cấu trúc cụ thể của hình tượng một cây cảnh: đường nét của thân cây uốn lượn thế nào; cây một thân, hai thân hay nhiều thân; nếu hai thân thì quan hệ to nhỏ, cao thấp ra sao; hai thân cùng một gốc hay hai gốc; cấu trúc cành, ngọn ra sao; nhìn hình tượng tổng thể toàn cây ta thấy thế cây này biểu tượng cho người nào hay cho rồng, cho phượng đang làm gì? Mỗi thế cây có một cụm từ tóm tắt chủ đề tư tưởng để đặt tên cho thế cây ấy.

Thế cây của Việt Nam là thế người. Dù tạo thế con rồng, con phượng, con hạc cũng để ngụ ý nói về con người. Đó là nét đặc thù của nghệ thuật cây cảnh truyền thống Việt Nam.

Cây thế cổ của ông cha ta để lại có khoảng trên 100 thế cây. Cây thế mới ngày nay sáng tạo chưa nhiều, mặc dầu phong trào chơi cây cảnh đang phát triển với cái tên rất chung chung là cây cảnh nghệ thuật. Phải chăng sản xuất theo cái tên ấy mà cây cảnh hiện nay đa phần là na ná giống nhau, kiểu cây đa làng, thậm chí có một số cây chỉ là cây sân vườn. Nhiều tác giả tạo hình tượng cây không có ý tưởng chủ đích nên cây đã hoàn thành vẫn chẳng hay nói lên điều gì ở đời và lẽ dĩ nhiên không thể đặt tên cho cây được.

Cây cảnh nghệ thuật là cụm từ chỉ chung tất cả các loại cây cảnh có tác động tạo hình của các nghệ nhân, nghệ sĩ để phân biệt với cây cảnh tự nhiên là những cây vốn dĩ tự nó sinh ra trong thiên nhiên đã có các yếu tố để làm cảnh nên được con người tuyển chọn nuôi trồng để trang trí và thưởng ngoạn.

Cây cảnh nghệ thuật của Việt Nam hiện nay bao gồm: cây thế Việt Nam, kiểu cổ Nam Bộ, cây cảnh tạo hình vật thể (miền Nam có kiểng thú, miền Bắc ngoài tạo thành các con thú còn tạo nhiều hình khác như lư hương, tháp chùa, cổng tam quan,… ) và bonsai được du nhập vào.

Như vậy rõ ràng cây thế Việt Nam là cây cảnh nghệ thuật, nhưng cây cảnh nghệ thuật không hẳn là cây thế Việt Nam.

Cây thế là một loại hình cây cảnh của một trường phái chơi cây cảnh nghệ thuật truyền thống Việt Nam, khác nghệ thuật bonsai. Xin các nhà dịch sách bonsai và giới chơi cây cảnh không dùng sai từ thế.

Như vậy, ông cha ta đã rất công phu tạo dựng thế cây nhằm mục đích tự răn dạy mình và có tác dụng răn dạy người. Phạm Đình Hổ từng nói rất đúng: “Thế mới biết, người xưa vẫn thường cho tinh thần đi chơi ngoài cảnh vật. Trong cách chơi mà vẫn có ngụ ý về thế giáo thiên luận. Vậy nên đã mượn cái cây tảng đa mà ký thác cao hoài” (Vũ trung tùy bút).

Tóm lại, dáng là nhìn tổng quát đường vươn đặc trưng của thân cây, phác họa vào không gian đối chiếu với mặt phẳng nằm ngang. Thế là cấu trúc cụ thể của một cây từ gốc, nhánh, thân, cành đến ngọn và chứa đựng riêng một chủ đề tư tưởng nhất định. Cả hai từ dáng, thế ở đây đều là thuật ngữ chuyên ngành do giới chơi cây cảnh Việt Nam xưa và nay thống nhất gọi tên cây.

( Nguồn cayxanh.com.vn)

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ GIÀNH THỜI GIAN ĐỌC CHUYÊN SAN, KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH MẠNH KHỎE, PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH!…

———–

Liên hệ :

Công ty cổ phần Mỹ nghệ Hải Minh

– Địa chỉ: số 1 – Làng nghề 2 (khu II cụm Công nghiệp làng nghề) , xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

– Điện thoại : 0918 653 838

– Email: mnhm@mynghehaiminh.vn

– Trang web : http://mynghehaiminh.vn

——————————————–

Quý khách có thể bấm vào các đường dẫn sau đây để tham khảo thêm

Thế nào là cây cảnh nghệ thuật Cổ – Kỳ – Mỹ ?

Triển lãm cây cảnh nghệ thuật tại Hải Hậu

Phân biệt cây sanh Nam Điền và sanh Hải Hậu

Bốn kiểu dáng cơ bản của cây cảnh nghệ thuật

*

* *

Top 10 Trường kỷ cao cấp được ưa chuộng

Tủ Chè, tủ Kinh, cách phân biệt các loại tủ chè

Trường Kỷ cổ, đẹp và các loại trường kỷ

Salong khác trường kỷ như thế nào

Sập gụ, sập chân quỳ, sập thờ và cách phân biệt các loại sập

Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh

Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013

Hải Minh hôm nay
Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa
Hải Minh đường tới đẹp giàu
Kèn đồng Phạm Pháo
Cầu Ngói chợ Lương
Bàn thờ Thiên Chúa
Nội thất Chùa Bái Đính – Ninh Bình
Nội thất Chùa Giàn – Hà Nội

Bạn đang xem bài viết: Thống nhất gọi tên cây cảnh. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts