Thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021- 2030

Vĩnh phúc Đổi mới sáng tạo và Phát triển Vĩnh phúc Đổi mới sáng tạo và Phát triển Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc Bộ, có vị trí tại cửa ngõ Thủ Đô. Chính vì thế, nơi đây có rất nhiều tiềm năng phát triển về bất…

Vĩnh phúc Đổi mới sáng tạo và Phát triển
Vĩnh phúc Đổi mới sáng tạo và Phát triển

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc Bộ, có vị trí tại cửa ngõ Thủ Đô. Chính vì thế, nơi đây có rất nhiều tiềm năng phát triển về bất động sản và nhiều lĩnh vực khác. Hãy cùng Gia An Property tìm hiểu về bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc vì nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về vùng đất này đấy!

Tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc

Cần nắm qua một vài thông tin tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc trước khi tìm hiểu về bản đồ quy hoạch tỉnh thành này nhé!

Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ Thủ đô. Vị trí địa lý của Vĩnh Phúc tiếp giáp các tỉnh:

  • Tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên ở phía Bắc
  • Tỉnh Phú Thọ ở phía Tây
  • Hà Nội ở phía Nam
  • Huyện Sóc Sơn, Đông Anh (Hà Nội) ở phía Đông

Có thể thấy, Vĩnh Phúc có phần lớn diện tích tiếp giáp Hà Nội, vì thế nơi đây gần với sân bay quốc tế Nội Bài. Nhờ vậy, tỉnh Vĩnh Phúc có thể dễ dàng kết nối với các tỉnh Tây Bắc, đồng bằng châu thổ Sông Hồng và góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc

Diện tích, dân số

Diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc là 1.231 km2 với dân số trên 1 triệu người. Trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc anh em cùng chung sống đó là Kinh (chiếm tỷ lệ cao nhất), Sán Dìu, Nùng, Dao, Mường, Cao Lan.

Địa hình, khí hậu

Địa hình: Vĩnh Phúc có dãy núi Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù đến xã Ngọc Thanh, được bao bọc bởi sông Hồng, sông Lô. Địa hình tỉnh thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và chia thành 3 vùng địa hình đặc trưng đó là đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình.

Khí hậu: Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu vùng trung du miền núi phía Bắc. Nhiệt độ trung bình năm tại đây là 23,5 – 25oC, cao nhất là 38,5 độ c. Đặc biệt, do ảnh hưởng địa hình nên Vĩnh Phúc có sự chênh lệch về nhiệt độ của vùng núi, đồng bằng. Lượng mưa tại đây tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 805 tổng lượng mưa cả năm.

Tiềm năng du lịch

Vĩnh Phúc được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước đến rất nhiều mỗi năm. Phải kể đến những địa điểm nổi tiếng tại đây đó là Vườn quốc gia Tam Đảo, Tây Thiên, khu nghỉ mát Tam Đảo, Đại Lải, khu du lịch sinh thái – vườn cò Hải Lựu, Núi Sáng, khu nghỉ Đầm Vạc, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều di tích cách mạng cùng những lễ hội lớn. Chính những yếu tố này đã giúp tiềm năng phát triển du lịch tại Vĩnh Phúc những năm gần đây tăng mạnh.

Quy mô, tính chất quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc

Theo quy mô quy hoạch, Vĩnh Phúc được giới hạn trong 9 đơn vị hành chính. Cụ thể đó là: TP Vĩnh Yên, TX Phúc Yên, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô.

Tính chất lập quy hoạch:

  • Vĩnh Phúc thuộc vùng Thủ đô Hà Nội – vùng kinh tế trọng điểm nằm trên hành lang kinh tế với các tỉnh Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
  • Là vùng kinh tế tổng hợp với tiềm năng phát triển nhiều lĩnh vực như công nghệ, dịch vụ, nông nghiệp sinh thái. Đây là một trong những cầu nối giao thông quan trọng giữa các tỉnh phía Bắc với cả nước.
  • Là tỉnh đô thị loại I, giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng Vĩnh Phúc lên thành phố trong tương lai gần
  • Chiếm vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường với thủ đô và khu vực

Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc

Bản đồ thành phố Vĩnh Yên

Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc

Thành phố Vĩnh Yên có 9 đơn vị hành chính, gồm 7 phường: Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang và 2 xã: Định Trung, Thanh Trù.

Bản đồ thành phố Phúc Yên

Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc

Thành phố Phúc Yên có 10 đơn vị hành chính, gồm 8 phường: Đồng Xuân, Hùng Vương, Nam Viêm, Phúc Thắng, Tiền Châu, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Xuân Hòa và 2 xã: Cao Minh, Ngọc Thanh.

Bản đồ huyện Bình Xuyên

Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc

Huyện Bình Xuyên có 13 đơn vị hành chính, gồm 5 thị trấn: Hương Canh (huyện lỵ), Bá Hiến, Đạo Đức, Gia Khánh, Thanh Lãng và 8 xã: Hương Sơn, Phú Xuân, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Hợp, Tân Phong, Thiện Kế, Trung Mỹ.

Bản đồ phát triển không gian tỉnh Vĩnh Phúc

Cơ cấu quy hoạch

Được xây dựng theo mô hình nhất thể hóa đô thị, nông thôn kết hợp chặt chẽ với vùng thủ đô, hài hòa thiên nhiên.

  • Đô thị Vĩnh Phúc: Tổng tự nhiên 31.860ha và 1 triệu dân bao gồm TP Vĩnh Yên, TX Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, một phần các huyện như Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo.
  • 3 chùm đô thị vệ tinh: Hợp thành từ đường vành đai 5 của tỉnh, gắn liền 3 vùng kinh tế tự nhiên, hỗ trợ Vĩnh Phúc. Cụ thể đó là chùm miền núi lấy thị trấn Hợp Châu, Tây Thiên làm trọng điểm; chùm trung du lấy thị trấn Lập Thạch; chùm đồng bằng lấy Vĩnh Tường, Thổ Tang.
  • Xây dựng các điểm cư dân nông thôn kết nối chặt chẽ 3 vùng kinh tế nông nghiệp sinh thái
  • Kết hợp xây dựng vành đai quanh khu đô thị, tạo sự liên kết với các hành lang xanh, vùng công nghiệp luôn đảm bảo hệ sinh thái bền vững
  • Gắn kết thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế bằng hệ thống giao thông quốc gia

Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc

Hệ thống các vùng kinh tế – lãnh thổ của tỉnh

TỈnh Vĩnh Phúc được chia thành 4 vùng kinh tế – lãnh thổ, 11 tiểu vùng. Chi tiết như sau:

  • Vùng kinh tế đô thị: Diện tích 281,94 Km2 cùng 5 tiểu vùng khác
  • Phía Bắc: Vùng kinh tế lâm nghiệp, sinh thái, du lịch, dịch vụ với diện tích là 340,18 Km2 với 1 tiểu vùng
  • Phía Nam: Vùng kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại, diện tích 211,54 Km2 có 2 tiểu vùng
  • Phía Tây: Vùng kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ với diện tích khoảng 402,84 Km2 có 3 tiểu vùng

Hệ thống các vùng, cơ sở sản xuất

Tỉnh Vĩnh Phúc có 3 vùng công nghiệp trọng điểm, 16 KCN tập trung cụ thể đó là:

  • Bình Xuyên với diện tích 2.168ha gồm 6 KCN tập trung
  • Tam Dương với diện tích 3.080ha gồm 5 KCN
  • Lập Thạch – Sông Lô rộng 1.380ha với 5 KCN
  • Các vùng công nghiệp khác, diện tích khoảng 867ha, gồm 5 KCN

Các vùng, khu du lịch nghỉ dưỡng

Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, thu hút 4-5 triệu lượt khách mỗi năm. Dự kiến, vào năm 2030, Vĩnh Phúc đón 9 triệu lượt khách. Khu du lịch nghỉ dưỡng tập trung gồm có:

  • 3 khu du lịch cấp Quốc gia: Đại Lải, Hồ Sáu Võ, Tây Thiên – Tam Đảo II
  • 6 khu du lịch cấp tỉnh gồm: Đầm Vạc, Tam Đảo I, hồ Làng Hà, hồ Vân Trục – Bò Lạc, Đầm Rưng, Bắc Ngọc Thanh.

Vùng sản xuất nông – lâm – nghiệp

Quy mô sản xuất lên đến 70.710ha chia làm 4 vùng như sau:

  • Vĩnh Tường – Yên Lạc chủ yếu trồng lúa, hoa, rau.
  • Tam Dương: cây ăn quả, cây cảnh, vành đai sinh thái..
  • Lập Thạch – Sông Lô: hoa màu, lúc, cây lâu năm.
  • Tam Đảo – Lập Thạch – Sông Lô: cây ăn quả, rừng sản xuất, sinh thái, đặc dụng, vườn quốc gia Tam Đảo.

Hệ thống các đô thị

Theo quy hoạch, dự kiến Vĩnh Phúc sẽ có 21 đô thị phân loại như sau:

  • Đô thị Vĩnh Phúc: thành phố loại I của tỉnh
  • Đô thị Vĩnh Tường – Lập Thành: thị xã loại IV
  • Đô thị Hợp Châu – Tam Hồng: thị trấn loại IV
  • 16 thị trấn khác trở thành đô thị loại V

Hệ thống các điểm dân cư nông thôn

Địa bàn Vĩnh Phúc có tổng 67 xã, là các điểm dân cư nông thôn được phân bố cụ thể như sau:

  • Yên Lạc có 10 xã
  • Vĩnh Tường 19 xã
  • Tam Dương 7 xã
  • Lập Thạch 10 xã
  • Sông Lô 13 xã
  • Tam Đảo 8 xã

Quá trình xây dựng phát triển theo dự án quy hoạch phù hợp những tiêu chí có trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc

Cơ cấu sử dụng đất đai

  • Năm 2021: Đất nông nghiệp là 4,22km2, chiếm 61,81% diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp chiếm 37,80% và đất chưa sử dụng đến là 0.38% đất tự nhiên của tỉnh
  • Dự kiến năm 2030: Đất nông nghiệp với 707km2, chiếm 57,19% diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 42,43% và 0,38% đất chưa sử dụng.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất 2030

  • Quy hoạch Vĩnh Phúc vào năm 2030 sẽ dành nhiều quỹ đất để sản xuất nông nghiệp, đất hai lúa theo chỉ tiêu chính phủ đề ra. Tuy nhiên cần phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được quốc hội phê duyệt
  • Dành đủ diện tích đất để xây dựng, phát triển đô thị
  • Kiểm soát chặt sử dụng đất cho hành lang ven đô, các vùng cấm xây dựng nếu vi phạm xử phát theo quy định

Bản đồ quy hoạch phát triển hệ thống giao thông tỉnh Vĩnh Phúc

  • Đường bộ: Các cao tốc Hà Nội – Lào cai, trục đường chính; giao thông nội vùng với 10 hướng nối với trung tâm đô thị Vĩnh Phúc; bổ sung thêm 2 đường vành đai 4, 5 để kết nối trung tâm ngoài đô thị
  • Đường sông: Gồm có sông Hồng, sông Lô
  • Hàng không: Vĩnh Phúc may mắn khi có vị trí rất gần với sân bay Nội Bài khi cách khoảng 30km
  • Đường sắt: Xây dựng tuyến đường sắt mới khổ rộng 1,43m Hà Nội – Lào Cai, xây dựng tuyến BRT Bắc Nam, Nội Bài – Vĩnh Phúc, nâng cấp tuyến Hà Nội – Lào Cai đang vận hành
  • Giao thông công cộng: xe buýt nhanh BRT tuyến Phúc yên – Vĩnh Yên, các tuyến xe buýt từ Vĩnh Yên đến Tam Đảo, chợ Chang, Tam Sơn, Việt Trì, Hà Nội, các tuyến vành đai trong, ngoài, giữa, lân cận.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc

Các công trình giao thông đầu mối của tỉnh:

  • Bến xe liên tỉnh kết nối tuyến xe bus, nhà ga, cảng du lịch
  • Xây dựng 4 cảng sông lớn gồm: Như Thụy, Đức Bác, Vĩnh Thịnh, Trung, 2 cảng ICD
  • Xây dựng thêm các hệ thống cầu vượt sông, hầm Tam Đảo, nhiều dự án khác…

Trên đây là thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc đầy đủ, chi tiết nhất mà Gia An Property đã cung cấp đến bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những quyết định đầu tư đúng đắn nhất.

Bạn đang xem bài viết: Thông tin bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021- 2030. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts