Thông tin đất trồng cây hàng năm và lâu năm mới nhất
Có nên mua đất trồng cây hàng năm? 4 Rủi ro khi đầu tư đất cây hàng năm Có nên mua đất trồng cây hàng năm? 4 Rủi ro khi đầu tư đất cây hàng năm Đất trồng cây hàng năm và lâu năm là loại đất gì? điểm qua những thắc mắc liên quan…
Đất trồng cây hàng năm và lâu năm là loại đất gì? điểm qua những thắc mắc liên quan đến 2 loại đất như: giá đất mới nhất, có nên mua không, rủi ro thế nào, có xây nhà được không, thời hạn sử dụng bao lâu, có được đền bù, sang tên, tách thửa như thế nào?
Cùng Đất Vàng Củ Chi tìm hiểu các vấn đề đó một cách chính xác chi tiết ngay sau bài viết sau đây, thông tin cập nhật mới nhất cho người mua bán hay nhà đầu tư.
Khái niệm về đất trồng cây lâu năm được quy định trong khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai thì loại đất trồng cây lâu năm là đất được sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, bao gôm:
+ Cây công nghiệp lâu năm: cây cho sản phẩm làm nguyên liệu sản xuất nông nghiệp hoặc qua chế biết mới sử dụng như cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…
+ Cây dược liệu lâu năm: tạo ra sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…
+ Cây ăn quả lâu năm: cho các loại quả tươi hay kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài…
Đất trồng cây hàng năm hay đất trồng cây hàng năm khác không phải đất trồng lúa ví dụ như các loại cây rau, màu, kể cả cây dược liệu, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm và đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên để cải tạo, chăn nuôi gia súc. Có thể hiểu đây là loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp.
Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn phục vụ mục đích gieo trồng, thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời hạn không quá 1 năm, kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá 5 năm và trường hợp đất trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ.
Giải đáp các thắc mắc về đất trồng cây hàng năm và lâu năm
Sử dụng đất trồng cây hàng năm hay lâu năm không thể tự ý mà phải dựa vào quy định của Luật Đất Đai, có nhiều trường hợp quy định cũng như cách sử dụng theo mục đích của người sở hữu đôi khi không đúng dẫn đến bị phạt, các vấn đề thường gặp hay nói cách khác chính là câu hỏi mà nhiều người vẫn chưa hiểu về 2 loại đất này, Đất Vàng Củ Chi xin nêu ra rồi đưa ra lời giải đáp
Theo quy định luật đất đai thì việc cá nhân hay hộ gia đình sử dụng đất cần phải tuân theo mục đích sử dụng đất đã xác định ghi rõ trên giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất có đứng tên người sở hưu. Bởi vậy, việc xây dựng nhà ở chỉ được phép xây dựng trên đất ở (ghi trên sổ đỏ). Nhưng nếu xây nhà trên đất được ghi rõ mục đích sử dụng đất là đất trồng cây hàng năm là hành vi xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng.
>>> Vậy thì: KHÔNG ĐƯỢC PHÉP xây nhà trên đất có mục đất sử dụng là trồng cây hàng năm hoặc lâu năm.
Theo như các khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật đất đai: 50 năm là thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm hay lâu năm, tính từ thời điểm giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Nếu thời điểm hiện tại đã hết hạn sử dụng hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quyền gia hạn để tiếp tục sử dụng đất với thời hạn 50 năm. Các hồ sơ gia hạn bao gồm:
+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK (ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, ngày 19/05/2014 Quy định về hồ sơ địa chính).
+ Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp.
Nộp hồ sơ đến UBND cấp xã nơi có đất, Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận kiểm tra hồ sơ và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Tùy vào mục đích của người mua họ muốn làm gì trên mảnh đất ấy hay mua để đâu tư sinh lời, muốn biết có nên đầu tư loại đất này không, chúng ta cần xem xét những lợi thế
+ Giá rẻ: cạnh tranh về giá với nhóm đất thổ cư, so với mua đất nền số tiền lớn thì bất cứ ai cũng có thể sở hữu đất trồng cây chỉ từ vài chục triệu. Đây là con số không lớn so với nhà đầu tư bất động sản hiện nay.
+ Diện tích: yếu tố thu hút nhà đầu tư chọn lựa, lý tưởng cho những người mới tham gia thị trường bất động sản khi vốn còn eo hẹp.
>>> Xem thêm thông tin: Kinh nghiệm đầu tư mua đất Củ Chi
Rủi ro mua đất trồng cây hàng năm hay lâu năm xảy ra khi bạn không nắm rõ pháp lý quy hoạch, nhầm tưởng ý định khi mua, trong bất động sản rủi ro thường đi kèm lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, và ngược lại. Để đảm bảo tài sản an toàn trước những thương vụ đầu tư, chúng ta xác định rủi ro có thể xảy ra. Xem xét đến:
+ Thị trường: mua phải hàng hớ, giá quá cao so với thị trường, ví dụ đáng nhẽ giá 100 triệu/1.000m2 nhưng bạn lại mua với giá 120 triệu/1.000m2.
+ Pháp lý: yếu tố hàng đầu, hãy nhớ rằng nếu đã không xác định được tính pháp lý thì tốt nhất bạn không nên đầu tư, xem xét các vấn đề như có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa, đất có đang tranh chấp không (chủ cũ, đồng sở hữu hay vay ngân hàng), đất đã đủ điều kiện đưa vào giao dịch không (không nên mua đất vi bằng)
+ Quy hoạch: thông tin để xác nhận mục đích đầu tư để sinh lợi thì quy hoạch là một trong những yếu tố xác định giá trị bất động sản
+ Người bán: Không nắm rõ người bán, thông tin mịt mờ sẽ rủi ro mất tiền, xác minh kỹ người bán có phải chủ sở hữu hợp pháp duy nhất của mảnh đất không? điều này giúp bạn an tâm hơn khi tiến hành giao dịch.
Ngày 16/01/2020 chủ tịch UBND TpHCM đã ký quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ban hành bảng giá đất trên địa bàn TpHCM giai đoạn 2020 – 2024, tham khảo giá đất trồng lúa và cây hàng năm khác bên dưới
Huyện Củ Chi thuộc khu vực II thì đất nông nghiệp cao nhất 240.000 đồng và thấp nhất 86.400 đồng. Đất ở (thổ cư) cao nhất 3,6 triệu đồng thuộc tuyến đường tỉnh lộ 8.
Nhà Đất Bán Khu Vực
Tin tức nhà đất
Xem thêm >>