Thông tin về Cây Chuối Cảnh
Cây chuối là một loại cây đã quá phổ biến với người dân Việt Nam. Từ xa xưa cha ông ta đã trồng chuối như một loại cây ăn quả mà nhà nào cũng có. Hiện nay trồng cây chuối cảnh trong nhà đang trở thành xu hướng mới được nhiều người ưa thích. Bài…
Cây chuối là một loại cây đã quá phổ biến với người dân Việt Nam. Từ xa xưa cha ông ta đã trồng chuối như một loại cây ăn quả mà nhà nào cũng có. Hiện nay trồng cây chuối cảnh trong nhà đang trở thành xu hướng mới được nhiều người ưa thích. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết có nên trồng cây chuối cảnh trong nhà hay không cũng như cách trồng và chăm sóc Cây Chuối Cảnh.
Giới thiệu về cây chuối cảnh
Cây chuối là những loại cây thuộc chi Chuối, họ Chuối. Nó là một loại cây cho quả được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới. Ban đầu cây có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới tại Đông Nam Á và châu Úc. Hiện nay cây được trồng tại khắp các vùng nhiệt đới tại ít nhất 107 quốc gia. Và cây chuối cảnh là một trong những loại cây chuối được trồng phổ biến tại Việt Nam.
Đặc điểm của cây chuối cảnh
Cây chuối cảnh thuộc loại khá to trong số các loại cây cảnh trồng trong nhà. Và cũng khác với những loại cây chuối còn lại, cây chuối cảnh chỉ cao từ 1-1,2m. Các phiến lá có hình bầu dục trải dài và mọc thành từng tầng. Lá chuối cảnh có màu xanh thẫm, đổ nghiêng ra phía ngoài như những cánh quạt nhìn rất đẹp. Cây có phần thân thật dưới đất và thân giả mọc trên đất.
Từ phần thân thật mọc ra những lá bẹ bao bọc lấy nhau gọi là thân giả. Phần lớn người nhầm tưởng phần thân giả này là thân chuối thật. Tuỳ từng loại cây chuối mà kích thước của phần thân giả biến động khác nhau từ 2-8m. Khi còn non vỏ thân giả sẽ có màu xanh và trơn mướt rồi dần xù xì, ngả màu nâu sẫm khi già đi. Phần đỉnh của thân giả là nõn chuối của cây chuối có màu xanh nhạt, mềm và trơn mướt.
Lá cây chuối được cấu thành từ 3 phần chính: Bẹ lá, cuống lá và phiến lá. Phần bẹ lá xếp thành từng lớp bao bọc với nhau tạo thành thân giả của cây chuối. Cuống lá mọc từ phần bẹ và nối với phiến lá. Phiến lá hay còn gọi là tàu lá chuối to và dài. Những lúc gió to, phiến lá hay bị rách và gãy cuống lá.Cây chuối cảnh trong vườn
Hoa chuối cảnh lớn hơn các loại hoa thông thường và có mùi thơm ngát. Mỗi lớp cánh có một lớp hoa chuối bên trong. Trong quá trình phát triển, các lớp cánh sẽ rụng đi và hoa chuối phát triển thành quả chuối.
Mỗi lần cây chuối ra khá nhiều quả mọc thành buồng chuối. Trái chuối cong, hình thon dài, mỗi buồng chuối có từ 3-20 nải, mỗi nải chuối lại có khoảng 10-20 quả chuối. Khi còn non, quả chuối có màu xanh, khá cứng và ngả vàng khi chín. Chuối chín thường mềm và ăn có vị ngọt, rất bổ.
Có nên trồng cây chuối cảnh trong nhà?
Cây chuối cảnh có kích thước vừa phải nên rất phù hợp để trồng trong nhà. Lá chuối kiểng to với những cuống lá dài nhìn rất sang trọng và đẹp mắt. Các vị trí đặt cây chuối cảnh thường là những nơi trống trải trong phòng khách, phòng ăn hoặc sảnh chờ tại cơ quan công sở.Cây chuối cảnh gần ban công
Sắc xanh của cây chuối cảnh trồng trong nhà giúp tô điểm cho không gian căn phòng và khiến các màu sắc nội thất hài hòa hơn. Bên cạnh đó, cây chuối cảnh để trong nhà giúp thanh lọc không khí khá tốt. Các lá chuối cảnh to và dài nên lọc không khí nhanh hơn nhiều loại cây cảnh lá nhỏ lại dễ dàng lau chùi và sáng bóng rất đẹp.
Cây chuối cảnh có những công dụng gì?
Nhờ hình dáng đẹp mắt mà nhiều người trồng chúng để trang trí không gian nhà ở, phòng làm việc, văn phòng công ty và nhiều nơi khác.
Loài cây này mang những đặc trưng của vùng nhiệt đới như to lớn, ấm áp, hoang dã, đặc biệt là những chiếc lá to và bông hoa với hình dáng kỳ lạ… Chúng làm cho không gian ngập tràn sức sống và mang nét độc đáo, khác biệt.
Bạn có thể đặt những cây chuối kiểng ở lối đi vào nhà phòng khách, phòng làm việc, hành lang hay ban công…
Ngoài chức năng làm cảnh, chúng còn được biết đến như những chiếc “máy lọc không khí” làm cho không gian trong lành. Khiến cho mọi người giảm bớt căng thẳng, lo lắng, giảm stress trong công việc cũng như cuộc sống.
Nhờ vậy mà chúng kích thích sự sáng tạo, hăng say làm việc từ đó đem lại nhiều lợi ích khác.
Cây chuối kiểng trong phong thủy
Ý nghĩa
Ngoài chức năng làm đẹp và làm trong sạch không gian, loại chuối này còn mang đến tài lộc cho gia chủ nhờ sự sinh sôi nảy nở cùng với sự phát triển nhanh chóng của mình. Chúng có khả năng thu hút những luồng sinh khí tốt và nhiều vận may.
Hình ảnh cây chuối đã gắn liền với những con người Việt Nam từ xưa. Do vậy khi mà việc trồng cây chuối kiểng giúp cho khung cảnh trở nên thân thiện, gần gũi. Chúng khiến mọi thứ trở nên dễ dàng và ăn đơn giản hơn.
Ngày trước, cây chuối còn cứu đói cho nhân dân ta suốt thời gian chiến tranh, ông cha ta đã từng ăn từ quả chuối, thân cây chuối và cả củ chuối. Vì thế nó còn mang những ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng, là biểu tượng của sự no đủ trong mỗi dịp Tết hay Lễ hội,…
Chuối kiểng hợp với người mệnh gì?
Với màu xanh thẫm đặc trưng, cây chuối kiểng thuộc mệnh Mộc. Do đó, chúng hợp nhất với những người có mệnh Mộc. Theo đó, những người thuộc mệnh Mộc trồng chuối kiểng trong nhà giúp thu hút vượng khí, gặp nhiều may mắn trong đường công danh sự nghiệp và cả đường tình duyên.
Ngoài ra, có lẽ bạn cũng đã biết theo quan niệm ngũ hành, Mộc tương sinh với Hỏa. Chính vì vậy, những người mệnh Hỏa cũng rất hợp với loài cây này. Bạn đừng nên bỏ qua nhé! Chưng cây chuối cảnh trong nhà không những giúp người mệnh Mộc mà cả người mệnh Hỏa cũng sẽ rất may mắn trên đường công danh sự nghiệp, tình cảm thuận hòa và gia đình luôn an vui.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối kiểng trong nhà
Vì vừa đẹp, độc đáo lại mang nhiều ý nghĩa tích cực nên nhiều người muốn trồng chúng trong nhà của mình để làm tươi mới không gian. Nếu bạn cũng là một trong số đó thì hãy lưu ý những điểm sau đây:
Chọn cây chuối tươi xanh, đang phát triển tốt, không sâu bệnh. Đồng thời chậu trồng ngoài đẹp thì còn phải có kích thước phù hợp với cây và số cây bạn muốn trồng.
Cây thích hợp với điều kiện nhiệt độ ấm áp, khi chọn nơi đặt cây ngoài vị trí thông thoáng, nhiều ánh sáng thì phải lưu ý đặt nơi ít người qua lại để tránh đụng phải những tàu lá chuối dễ làm rách tàu lá, mất thẩm mỹ.
Bạn nên cung cấp nước thường xuyên và đầy đủ để cây sinh trưởng tốt vì cây chuối kiểng là loài cây có tán lá to, khả năng thoát hơi nước qua lá rất lớn.
Khi tưới bạn chỉ nên tưới nhẹ nhàng vào gốc, tránh xối nước quá mạnh làm ảnh hưởng xấu để gốc và rễ cây. Khi cây đã trưởng thành bạn chỉ cần tưới nước mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày.
Ngoài ra, nếu để cây khô quá dễ bị rệp đỏ tán công gây hại cho cây.
Đối với việc trồng cây chuối kiểng trong phòng khách, bạn nên chọn những cây lùn. Tuy nhiên, tùy theo không gian mà lựa chọn kích thước cây.
Cách 2 tuần bạn lại bón 1 đợt phân để tăng dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh.
Nếu được trồng và chăm sóc tốt, mất 3 – 4 năm cây mới ra hoa nên bạn đừng nôn nóng nhé!
Nếu trồng hẳn trong nhà thì mỗi 2 tuần bạn lại đem cây ra tắm nắng một lần với ánh sáng tự nhiên để hạn chế hiện tượng vàng lá. Đối với những chiếc lá bị vàng, ngoài việc đem cây ra nắng thì bạn nên loại bỏ ngay phần lá hỏng để cây nhanh phục hồi.
Nên cắt tỉa thường xuyên để tạo dáng đẹp cho cây.
Đặc biệt, ban không nên trồng quá nhiều cây xanh trong phòng vì ban đêm chúng thải khí CO2 và hút khí Oxy gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hô hấp của mọi người trong nhà.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn những gì thắc mắc về cây chuối cảnh. Hy vọng bài viết có giá trị đối với bạn. Nếu bài viết còn gì thiếu xót và không chính xác hãy để lại comment giúp ttgdtxninhthuan.edu.vn hoàn thiện hơn nhé. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian ghé thăm blog của chúng tôi.