Thủ tục Xin giấy phép Chăn nuôi mới nhất [Chi tiết 2023]

Đàn Bò Thịt HLT Đã Bán \u0026 Tăng Trọng/tháng TB là 35kg/con/tháng Đàn Bò Thịt HLT Đã Bán \u0026 Tăng Trọng/tháng TB là 35kg/con/tháng Giấy phép chăn nuôi là gì? Mẫu giấy phép chăn nuôi lợn, giấy phép chăn nuôi gà, giấy phép chăn nuôi lợn, giấy phép chăn nuôi dúi, giấy phép kinh doanh…

Đàn Bò Thịt HLT Đã Bán \u0026 Tăng Trọng/tháng TB là 35kg/con/tháng
Đàn Bò Thịt HLT Đã Bán \u0026 Tăng Trọng/tháng TB là 35kg/con/tháng

Giấy phép chăn nuôi là gì?

Mẫu giấy phép chăn nuôi lợn, giấy phép chăn nuôi gà, giấy phép chăn nuôi lợn, giấy phép chăn nuôi dúi, giấy phép kinh doanh chăn nuôi gia súc, giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, xin giấy phép chăn nuôi heo, xin giấy phép chăn nuôi, xin giấy phép chăn nuôi gia cầm, xin giấy phép chăn nuôi gà.

Ngày nay, xã hội đang ngày càng phát triển, việc sản xuất nông nghiệp thông thường không còn đủ đáp ứng những nhu cầu ngày càng bức thiết của xã hội. Từ đó xuất hiện nhu cầu cần phải chuyên canh hóa hình thức sản xuất cây trồng và vật nuôi. Hình thức mở trang trại quy mô lớn để chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được nhiều người nông dân quan tâm bởi lẽ hình thức này tạo điều kiện chuyên môn hóa sản xuất, tạo ra lợi nhuận kinh tế cao hơn. Đã có nhiều người dám đi đầu tiên phong trong việc mở trang trại chăn nuôi quy mô lớn như thế này và đã đạt được nhiều thành công đáng kể.

1. Quy mô chăn nuôi (quy định quy mô trang trại chăn nuôi, quy mô trang trại chăn nuôi)

  • Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
    • Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
    • Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
    • Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
  • Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:
    • Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
    • Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
    • Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
    • Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
  • Quản lý quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
    • Chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quản lý theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định 13/2013/NĐ-CP;
    • Chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi
  • Lưu ý: Trường hợp vi phạm, cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải cam kết khắc phục, bảo đảm điều kiện chăn nuôi trong thời gian 06 tháng kể từ ngày bị phát hiện vi phạm và gửi báo cáo kết quả khắc phục đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra thực tế kết quả khắc phục trong trường hợp cần thiết.
  • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ. Tần suất kiểm tra là 03 năm một lần;
    • Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.
  • Hệ số đơn vị vật nuôi quy định như sau:
    • Hệ số đơn vị vật nuôi sử dụng làm căn cứ quy đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi;
    • Hệ số đơn vị vật nuôi, công thức chuyển đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung quy mô chăn nuôi, hệ số đơn vị vật nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Quy định chăn nuôi hộ gia đình (luật chăn nuôi mới nhất)

Trong các quy mô chăn nuôi, có một loại được gọi là chăn nuôi nông hộ. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình. Đây là quy mô phổ biến hiện nay do hoạt động chăn nuôi thường được tiến hành bởi những hộ gia đình, do đó Luật chăn nuôi mới nhất (2018) đưa ra nhiều điều khoản về quy định chăn nuôi hộ gia đình này. Thiết nghĩ trước khi mở trang trại, người nông dân nên biết trước các quy định này, tránh trường hợp làm sai quy định pháp luật phải phá đi làm lại, gây ảnh hưởng khó khăn đến đời sống kinh doanh của họ.

Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 yêu cầu hộ gia đình chăn nuôi phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

“1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

  1. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
  2. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.”

Như vậy, chuồng nuôi phải đáp ứng được các yêu cầu tác biệt với nơi sinh hoạt và phải được khử trùng thường xuyên. Đồng thời chủ cơ sở cũng cần phải có các biện pháp vệ sinh phù hợp để phòng ngừa và tránh lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định chi tiết về vấn đề xử lý chất thải và xử lý tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi hộ gia đình, cụ thể như sau:

  • Chủ chăn nuôi hộ gia đình phải có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
  • Chủ chăn nuôi hộ gia đình phải xử lý tiếng ồn phát ra trong hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi. Việc xử lý tiếng ồn này được quy định tại Mục III Quyết định 397/QĐ-CN-MTCN năm 2017 Hướng dẫn phương án bảo vệ môi trường trong khu chăn nuôi tập trung do Cục trưởng Cục chăn nuôi ban hành. Theo đó, chủ cơ sở phải có tường bao, trồng cây xanh nhằm giảm thiểu và xử lý tiếng ồn không gây ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư xung quanh. Tại khu vực đặc biệt, mức tối đa là 55dBA (từ 6h đến 21 giờ) và 45dBA (từ 21 giờ đến 6 giờ). Tại khu vực thông thường, mức tiếng ồn không được vượt quá 70dBA (từ 6 giờ đến 21 giờ) và 55dBA (từ 21 giờ đến 6 giờ)

Các quy định trên là nhằm bảo đảm hoạt động chăn nuôi quy mô hộ gia đình đảm bảo vệ sinh, an toàn, không ảnh hưởng đến môi trường dân cư cũng như thiên nhiên xung quanh. Vì vậy, người nông dân khi chăn nuôi hộ gia đình cần phải chú ý để có thể đáp ứng được hết những yêu cầu này.

Thủ tục xin giấy phép chăn nuôi (đăng ký giấy phép chăn nuôi, thủ tục cấp giấy phép chăn nuôi

Tuy nhiên, không phải lúc nào chủ trang trại chăn nuôi đáp ứng được hết những điều kiện đã nêu trên đây thì đều sẽ được nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi. Thay vào đó, chủ trang trại chăn nuôi còn cần phải trai qua quá trình xin cấp Giấy phép chăn nuôi. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chăn nuôi trong trường hợp này là Sở Nông nghiệp và Phát triền nông thôn tại tỉnh nơi mà chủ trang trại chăn nuôi có ý định mở trang trại. Trường hợp trang trại chăn nuôi quy mô lớn, nằm ở địa bàn của 2 tỉnh thì người chủ sở hữu có thể nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tỉnh mà mình đã đăng ký kinh doanh trước đó. Sau đây, chúng tôi sẽ nêu ra quy trình đơn giản để tiến hành làm thủ tục xin giấy phép chăn nuôi theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi thực hiện đầy đủ những bước này sẽ làm đơn giản, rút ngắn thời gian, giúp cho người nông dân dễ dàng xin được giấy phép chăn nuôi nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất chăn nuôi của mình

2. Thủ tục xin giấy phép chăn nuôi quy mô lớn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP;
  • Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Phí xin giấy phép chăn nuôi (Chi phí xin giấy phép chăn nuôi, Làm giấy phép chăn nuôi hết bao nhiêu tiền)

Như vậy, với các bước như trên, việc xin cấp giấy phép chăn nuôi với người nông dân không còn là một chuyện quá khó khăn, phúc tạp nữa. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà nhiều người còn có nhiều thắc mắc. Với việc thực hiện thủ tục xin giấy phép chăn nuôi, câu hỏi được nhiều người đặt ra đó là, làm giấy phép chăn nuôi hết bao nhiêu tiền? Chi phí luôn là vấn đề nóng hổi, được nhiều người để tâm bởi lẽ nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của mình. Và bởi đây là một hoạt động được thực hiện bởi cơ quan nhà nước, hiển nhiên nhà nước sẽ phải thu một khoản phí khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép chăn nuôi cho chủ cơ sở. Hiện tại, với quy định của Luật Chăn nuôi 2018, Bộ Tài chính đã đưa ra Dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực chăn nuôi, trong đó có nói về chi phí xin giấy phép chăn nuôi.

Theo đó, việc thẩm định để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn sẽ có 3 loại phí khác nhau, căn cứ vào đó là loại thẩm định gì. Hiện tại, dự thảo có đưa ra 3 loại thẩm định như sau:

  • Đối với thẩm định lần đầu, chi phí là 2.300.000 đồng/1 cơ sở/lần
  • Đối với thẩm định cấp lại, chi phí là 250.000 đồng/1 cơ sở/lần
  • Đối với thẩm định đánh giá giám sát duy trì, chi phí là 1.500.000 đồng/1 cơ sở/lần.

Có thể thấy, đối với loại giấy để được chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn thì chi phí này không phải là quá cao, so với các loại chi phí khác cũng được quy định tại Dự thảo này. Khi tiến hành xin cấp giấy chứng nhận chăn nuôi trang trại quy mô lớn lần đầu, chủ trang trại chăn nuôi sẽ phải trả khoản chi phí là 2.300.000 đồng. Khoản chi phí này sẽ được giảm xuống nhiều lần trong trường hợp thẩm định cấp lại giấy chứng nhận này. Tuy nhiên, pháp luật còn quy định rằng chủ trang trại chăn nuôi còn phải có giấy chứng nhận chăn nuôi được đánh giá giám sát duy trì bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sở dĩ có quy định như vậy là vì pháp luật bắt buộc chủ trang trại phải luôn quan tâm, chú ý duy trì điều kiện chăn nuôi ở trang trại chăn nuôi của mình phù hợp với các quy định của pháp luật. Nếu không có phí thẩm định đánh giá, giám sát duy trì này sẽ dễ dẫn đến hiện tượng chủ trang trại sau khi có được giấy phép chăn nuôi sẽ lơ là, không quan tâm đến điều kiện vật chất của trang trại nữa, gây ô nhiễm môi trường và người dân xung quanh. Chi phí dành cho loại thẩm định đánh giá duy trì này là 1.500.000 đồng/lần.

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ tùy theo trường hợp mà thực hiện như sau:

  • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn tại địa phương;
  • Trường hợp cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký thủ tục đầu tư thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Điều 24 Nghị định 13/2020/NĐ-CP.
  • Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).
  • Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 05. ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Sử Dụng Dịch vụ ACC có lợi ích gì?

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về thủ tục thành lập công ty, xin cấp giấy phép kinh doanh vì vậy luôn đảm bảo hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện.
  • Khi sử dụng dịch vụ của ACC Quý khách sẽ không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ…). ACC có đội ngũ hộ trợ nhiệt tình và tận nơi.
  • Ký kết hợp hợp đồng và tiến hành soạn thảo những hồ sơ liên quan trong vòng 03 ngày nếu quý khách cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ mà chúng tôi đã yêu cầu.

4. Các câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục xin giấy phép chăn nuôi

Quản lý quy mô chăn nuôi được quy định như thế nào?

  • Quản lý quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
    • Chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quản lý theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định 13/2013/NĐ-CP;
    • Chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.
✅ Thủ tục:⭕Xin giấy phép chăn nuôi
✅ Dịch vụ:⭐ Trọn Gói – Tận Tâm
✅ Zalo:⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ:⭐ Toàn quốc
✅ Hotline:⭕ 1900.3330
✅ Dịch vụ thành lập công ty⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bạn đang xem bài viết: Thủ tục Xin giấy phép Chăn nuôi mới nhất [Chi tiết 2023]. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts