Thủy canh tĩnh là gì? Kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh

Khám Phá Vườn Rau Thủy Canh Tiền Tỷ Nhiều Kinh Nghiệm Không Ngờ Tới Khám Phá Vườn Rau Thủy Canh Tiền Tỷ Nhiều Kinh Nghiệm Không Ngờ Tới Thủy canh là một công nghệ trồng rau mới nhất, hiện đại nhất của nên nông nghiệp trên thế giới, có thể nói thủy canh bước ngoặt…

Khám Phá Vườn Rau Thủy Canh Tiền Tỷ Nhiều Kinh Nghiệm Không Ngờ Tới
Khám Phá Vườn Rau Thủy Canh Tiền Tỷ Nhiều Kinh Nghiệm Không Ngờ Tới

Thủy canh là một công nghệ trồng rau mới nhất, hiện đại nhất của nên nông nghiệp trên thế giới, có thể nói thủy canh bước ngoặt cho nông nghiệp thông minh hiện nay. Có rất nhiều cách mô hình thủy canh khác nhau như thủy canh tĩnh, thủy canh hồi lưu, thủy canh giỏ nhọt,…

Khi đã có ý định sử dụng hệ thống trồng thủy canh, bạn cần nên tìm hiểu kỹ về phương pháp thủy canh tĩnh hay còn gọi thủy canh không hồi lưu. Bài viết này của Vườn Xanh sẽ giúp bạn hiểu được thủy canh tĩnh là gì? và kỹ thuật trồng rau theo phương pháp thủy canh tĩnh.

Thủy canh tĩnh là gì?

Với tên gọi khá độc đáo nhưng luôn được người dùng ở Việt Nam và các nước trên Thế Giới yêu thích và sử dụng ngày càng phổ biến trên thị trường đem lại cho người dùng những vườn rau sạch, ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng cho thành viên trong gia đình bạn hằng ngày.

Thủy canh tĩnh là trồng cây không cần đất mà chỉ nuôi lớn cây bằng phân bón thủy canh tức là dung dịch dinh dưỡng đến tận các bộ phận của cây nhanh chóng đúng lúc để cây lớn lên hiệu quả đem lại năng suất sử dụng cao nhất.

Thủy canh tĩnh có nhiều ưu điểm vượt trội thu hút được người dùng trên thị trường và đem lại hiệu quả cao hơn.

Cách trồng thủy canh khác biệt về nhiều yếu tố như cách trồng, hiệu quả, quá trình trồng, thời gian gieo trồng, công sức chăm sóc lẫn phương pháp thu hoạch.

Ưu điểm của phương pháp thủy canh tĩnh

Thuỷ canh tĩnh có nhiều ưu điểm. Một số ưu điểm dễ nhận thấy như:

– Là phương pháp ứng dụng công nghệ cao.

– Thích nghi với nhiều điều kiện trồng khác nhau.

– Giảm thiểu sức lao động so với phương pháp truyền thống, đặc biệt ở những khâu nặng nhọc như làm đất, nhổ cỏ, tưới nước, bón phân…

– Hiệu quả cao: Một phần là do có thể trồng nhiều vụ trong năm, ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trái mùa như phương pháp trồng thông thường. Phần khác là do cây được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Với khả năng như vậy thì năng suất tổng cộng trong năm cao gấp nhiều lần so với phương pháp trồng truyền thống là điều dễ hiểu.

– Ít sâu bệnh

– Phương pháp này cho sản phẩm là nông sản sạch, phẩm chất cao. Do chủ động hoàn toàn về chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nên chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, cho phẩm chất rau tươi ngon, nhiều dinh dưỡng.

Nhược điểm của phương pháp thủy canh tĩnh

Phương pháp trồng này mang lại nhiều ưu điểm về tính tiện dụng và năng suất cây trồng nhưng nó vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

Tốn diện tích trồng

Đây là vấn đề hay gặp phải khi trồng rau thủy canh tĩnh bởi thùng chứa thường khá cồng kềnh. Để khắc phục điều này, bạn có thể nghĩ đến giải pháp là dùng các giá đỡ để xếp chồng các thùng rau. Nhưng vì các thùng xốp khá lớn nên khi xếp, bạn cần chú ý xếp linh hoạt, cung cấp đủ ánh sáng theo các hướng khác nhau để cây quang hợp, sinh trưởng và phát triển xanh tốt.

Hiện tượng cây bị thối rễ và chết

Trồng rau theo phương pháp thủy canh tĩnh, môi trường dinh dưỡng thường đứng yên, không có sự trao đổi không khí với bên ngoài. Theo đó sẽ thiếu hụt lượng oxi trong nước, khiến bộ rễ của cây khó hô hấp, dễ gây úng, thối rễ và hỏng cây, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả gieo trồng.

Để khắc phục vấn đề này, bạn nên bố trí một hệ thống sục khí cho thùng chứa dung dịch dinh dưỡng thủy canh giúp tăng lượng oxi trong nước. Từ đó, giúp rễ cây hô hấp và hút dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, nếu trồng rau với quy mô nhỏ, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp khuấy thủ công để tăng lượng oxi trong nước, tránh hiện tượng rễ cây bị úng, bị hỏng.

Trong nước xuất hiện các loại bọ gậy

Khi trồng rau thủy canh tĩnh, nếu môi trường xung quanh ẩm ướt, đôi khi có thể xảy ra hiện tượng xuất hiện các loại bọ gậy trong nước. Giá thể trồng cây luôn ẩm, dung dịch thủy canh và những cây rau xanh non sẽ là môi trường lý tưởng để muỗi hay các côn trùng khác sinh sôi, xuất hiện bọ gậy trong nước.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần đặt thùng trồng cây ở nơi khô ráo, thoáng sáng, tránh xa các khu vực ẩm thấp, tối tăm; thường xuyên vệ sinh, làm sạch thùng chứa khi trồng các đợt rau mới. Bên cạnh đó, có thể thả những chú cá nhỏ vào thùng chứa để tiêu diệt bọ gậy. Vì môi trường dinh dưỡng này không chứa chất độc hại, đảm bảo chỉ số an toàn cao nên không ảnh hưởng đến sự sống của cá. Ngoài ra, đừng quên sục khí để tăng lượng oxi trong nước giúp cá sống khỏe mạnh và tốt cho bộ rễ của cây trồng.

Rêu bám vào thùng chứa dung dịch dinh dưỡng

Trồng rau sạch thủy canh trong dung dịch dinh dưỡng, khi để ngoài ánh sáng sẽ tạo điều kiện cho vi tảo phát triển tạo rêu bám xung quanh thành thùng chứa. Điều này ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi trồng cây. Bởi những loại tảo này sẽ lấy dinh dưỡng trong dung dịch để sinh trưởng, lượng oxi trong nước cũng sẽ bị giảm sút. Bên cạnh đó, khi những loại rêu, tảo này chết đi sẽ sinh ra các chất độc, ảnh hưởng tiêu cực đến sự sống của cây trồng.

Vậy cần phải làm gì để giảm lượng rêu? Tốt nhất, bạn nên chọn thùng chứa dung dịch dinh dưỡng tối màu, tránh ánh sáng xuyên qua. Nếu sử dụng thùng xốp thì nên sơn đen mặt trong, hoặc sử dụng tấm nilon đen để bọc trước khi cho dung dịch thủy canh vào. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh định kỳ thùng chứa dung dịch dinh dưỡng để tránh vi tảo, các loại rêu sinh trưởng, phát triển.

Một số hạn chế khác

Bên cạnh đó, trồng theo phương pháp thủy canh tĩnh thường chậm lớn, không phát triển như phương pháp trồng thủy canh hồi lưu. Nếu bạn không chăm sóc kĩ lưỡng, cây của bạn sẽ chỉ phát triển được đến một giai đoạn và còi cọc. Trong khi thủy canh hồi lưu tự động hầu hết các công đoạn, tạo môi trường tối ưu cho cây phát triển tốt mà bạn chẳng cần bỏ nhiều công sức như trồng thủy canh tĩnh.

Kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh

Bước 1. Chuẩn bị vật liệu

– Có thể trồng trên nhiều loại vật liệu như thùng xốp, thùng sơn, bình nhựa 5 lít,… Tuy nhiên, để hiệu quả nên chọn trồng trên thùng xốp vì giá thành rẻ, rộng rãi, giữ nhiệt tốt và sạch sẽ.

– Nylon đen hay màng phủ nông nghiệp để phủ lót thùng xốp nhằm mục đích giữ nhiệt, tạo môi trường tối để rễ cây phát triển tốt nhất.

– Rọ nhựa chuyên dụng hoặc đơn giản có thể sử dụng loại cốc dùng 1 lần bán theo lô giá rẻ rồi đục lỗ xung quanh cho rễ cây đâm ra và lót lưới xung quanh tránh giá thể rơi ra dung dịch.

– Giá thể như trấu hun, xơ dừa, mùn dừa, mút xốp, sỏi nhẹ…

– Dung dịch dinh dưỡng là một phần không thể thiếu, là yêu tố quyết định sự thành công của phương pháp này!

Bước 2. Cách làm

Địa điểm trồng

Trồng rau thủy canh tĩnh có thể linh động vị trí trồng rau, đặt trực tiếp trên sàn ban công, sân thượng hay bất cứ chỗ nào có đủ ánh sáng và không gian cần thiết.

Tốt nhất nên làm giá đỡ bằng gỗ, tuýp nước hay thép chữ V bán sẵn trên thị trường. Nếu không tự làm được có thể nhờ thợ làm giúp. Mục đích làm giá vừa sạch, đẹp lại vệ sinh dễ dàng.

Lót nylon đen, khoét lỗ hộp xốp

Hộp xốp phải được lót nylon đen vào đáy và xung quanh hộp trước khi đổ nước vào hộp. Nylon đen có tác dụng giữ dung dịch và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của rễ cây.

Tiến hành khoét lỗ để đặt rọ trồng. Số lỗ tùy theo mật độ trồng và loại cây. Với cây cà chua thường khoét từ 2 – 4 lỗ, cây rau diếp, xà lách có thể khoét 6 – 9 lỗ, rau muống rau cải có thể khoét 9 – 12 lỗ tùy từng loại rau. Lỗ khoét có đường kính bằng với đường kính rọ nhựa.

Cho giá thể vào rọ

Sau khi khoét lỗ, lấp đầy giá thể vào rọ nhựa. Nếu dùng trấu hoặc xơ dừa thì phải lót lưới vào trong giọ nhựa trước khi cho giá thể vào rọ. Nhúng cả rọ và giá thể vào nước sạch để những vụn nhỏ bị cuốn ra khỏi rọ. Tránh trường hợp khi tưới chúng rơi xuống vào dung dịch dưới thùng gây căn bẩn.

Cho rọ nhựa vào lỗ

Lắp vào lắp thùng mỗi lỗ 1 rọ rồi đậy lắp vào thùng.

Bước 3. Trồng cây rau

Có thể trồng cây trực tiếp từ hạt hoặc từ cây con.

Nếu gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo sự duy trì độ ẩm cho hạt. Hạt trước khi đem gieo có thể ngâm trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) khoảng 30 phút đến vài tiếng (tuỳ từng loại hạt) để quá trình nảy mầm diễn ra tốt hơn. Sau khi ngâm, vớt hạt ra rồi để ráo nước đem gieo. Mỗi rọ 1 – 2 hạt vào trong giá thể sâu khoảng 0,5 – 1cm hoặc phủ 1 lớp xơ dừa ướt để cung cấp độ ẩm cho hạt giống.

Nếu trồng từ cây con thì tách lấy cây từ bầu gieo hạt chuyên dụng rồi cho vào rọ trồng bình thường như khi trồng cây ngoài đất. Phương pháp này có ưu điểm hơn gieo hạt trực tiếp.

Bước 4. Chăm sóc

Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm.

Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng.

Nên sục khí làm thoáng dung dịch (hoà trộn oxi vào dung dịch) vài ngày 1 lần, như thế cây sẽ phát triển tốt hơn.

Để cây trồng phát triển tốt và an toàn đối với sức khoẻ con người, cần thường xuyên thăm/ đo nồng độ dung dịch, pH, EC để điều hoà các chất có trong dung dịch.

Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm nom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm. Nói chung chỉ bắt bằng tay là hết vì trồng thủy canh rất ít sâu bệnh.

Trồng thủy canh tĩnh với những chậu nhựa hoặc thùng xốp, bạn có thể thu được những lứa rau tươi ngon, an toàn cho sức khỏe gia đình bạn.

Chúc các bạn sẽ có được vườn rau nhỏ tại nhà với cách trồng thủy canh tĩnh đơn giản, dễ trồng.

Bạn đang xem bài viết: Thủy canh tĩnh là gì? Kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts