Tiết lộ kỹ thuật nuôi cá kèo thịt chắc, mau lớn mà tốn ít chi phí
KỸ THUẬT NUÔI CÁ KÈO KỸ THUẬT NUÔI CÁ KÈO Cá kèo được liệt vào trong danh sách những món đặc sản của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, đầu ra thị trường được đảm bảo và giá bán thường khá cao. Để giúp bà con có thể thu được hiệu…
Cá kèo được liệt vào trong danh sách những món đặc sản của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, đầu ra thị trường được đảm bảo và giá bán thường khá cao. Để giúp bà con có thể thu được hiệu quả nuôi trồng cao nhất, bài viết dưới đây xin giới thiệu kỹ thuật nuôi cá kèo thương phẩm chuẩn nhất.
Kỹ thuật nuôi cá kèo thương phẩm chuẩn nhất theo chia sẻ của chuyên gia
>>>Tham khảo thêm: Máy tự cho cá ăn tốt nhất thị trường hiện nay.
Chuẩn bị môi trường nuôi cá kèo
Bà con có thể nuôi cá kèo trong ao đất hoặc ruộng lúa đều được. Tuy nhiên cần phải cải tạo thật kỹ lớp bùn phía dưới để đạt được độ dày tối ưu từ 10 – 20 cm. Nếu nuôi trong ao cần rào lưới quanh bờ ao, còn nếu nuôi trong ruộng lúa cần đảm bảo giữ mức nước cao từ 30 – 50 cm.
Bà con có thể tiến hành nuôi xen canh cá kèo trong ruộng muối, ao nuôi tôm sau mỗi vụ thu hoạch hoặc nuôi ghép với cua, tôm trong ruộng lúa. Lưu ý cá kèo có sức sống rất mãnh liệt nên chịu được thay đổi của thời tiết và môi trường tốt hơn tôm.
Chọn và thả giống cá kèo
Cá kèo giống thường chủ yếu được đánh bắt từ tự nhiên. Nên chọn con cá kèo giống có kích cỡ dao động từ 2 – 5cm là phù hợp nhất. Những con cá khỏe mạnh sẽ có phản ứng nhanh, nếu cá đứng yên sẽ thấy toàn thân dựng theo phương thẳng đứng và đầu nhô lên khỏi mặt nước.
Mật độ thả giống khi nuôi thâm canh tối ưu nhất dao động từ 50 – 80 con/mét vuông. Trước khi thả cá xuống ao nuôi, cần thuần dưỡng tối thiểu 24 tiếng để cá làm quen và thích nghi với môi trường nuôi.
- Tham khảo thêm: https://khomay3a.com/may-ep-cam-vien-ei58.html
Thức ăn nuôi cá kèo
Nếu bà con nuôi trồng theo phương thức quảng canh có thể để cá tự kiếm thức ăn trong tự nhiên như: rong tảo, sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ… Sau 1 tháng có thể cho cá ăn thêm cám gạo và bột đậu nành để kích thích cá phát triển. Ngoài ra, bà con có thể bổ sung thêm mồi tươi như: cua, cá tạp… được băm nhỏ sao cho vừa miệng cá kèo để bổ sung thêm dưỡng chất.
Nếu nuôi thâm canh, bà con có thể sử dụng cám công nghiệp để nuôi cá kèo. Lưu ý lựa chọn loại cám công nghiệp có hàm lượng đạm cao trên 30% để làm thức ăn nuôi cá.
Định kì bón phân hữu cơ để giúp tảo phát triển – duy trì nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Thường xuyên theo dõi màu nước và có biện pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện bất thường. Khi cho cá ăn nên cho từng chút một, tránh dư thừa thức ăn vừa lãng phí vừa làm bẩn môi trường ao nuôi.
Thu hoạch cá kèo
Do tập tính thích bơi ngược dòng nước, nên khi thu hoạch, bà con cần tháo bớt nước trong ao nuôi, tạo rãnh ở đáy ao và bơm thêm nước mát. Cá kèo sẽ bơi ngược dòng và rơi vào lưới đặt ở cửa cống cấp nước.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá kèo thương phẩm. Chúc bà con nắm chắc kiến thức và áp dụng thành công để có được vụ mùa bội thu.