Tiêu chí và phân loại đô thị ở Việt Nam

Thời sự 18h tối ngày 9/4 – Tin nóng Thế giới mới nhất – VNEWS Thời sự 18h tối ngày 9/4 – Tin nóng Thế giới mới nhất – VNEWS Tiêu chí và phân loại đô thị ở Việt Nam Theo các nhà quy hoạch và nghiên cứu đô thị, đô thị là nơi tập…

Thời sự 18h tối ngày 9/4 – Tin nóng Thế giới mới nhất – VNEWS
Thời sự 18h tối ngày 9/4 – Tin nóng Thế giới mới nhất – VNEWS

Tiêu chí và phân loại đô thị ở Việt Nam

Theo các nhà quy hoạch và nghiên cứu đô thị, đô thị là nơi tập trung đông dân cư và ở đó công nghiệp hoá phát triển song song với đô thị.

Quy mô đô thị phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Chính phủ đã có văn bản quy định thông qua tiêu chí và phân loại đô thị cho từng thời kỳ.

I. Tiêu chí đô thị Việt Nam sau 1975

Theo Quyết định số 132 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ký ngày 5/5/1990 và Nghị định số 72/2001/NĐ – CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ ban hành quy định về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị có các tiêu chí chủ yếu sau:

Từ bảng trên ta thấy rằng, tiêu chí phân loại đô thị Việt Nam trong những năm qua đã có những thay đổi. Các tiêu chí xác định đô thị của Việt Nam năm 2001 so với quyết định ban hành năm 1990 đã có những khác biệt về tỷ lệ lao động phi công nông nghiệp trong tổng số lao động tăng từ 60% lên 65%; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư năm 1990 chưa được đề cập cụ thể, đến năm 2001 quy định tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy định đối với từng loại đô thị. Năm 1990 dân số thành thị nước ta chiếm 19,0% trong tổng dân số. Thời kỳ giữa hai cuộc tổng điều tra dân số (1989 – 1999), quy mô dân số thành thị của Việt Nam đã tăng lên với tỷ lệ bình quân hàng năm là 3,36% với số tăng tuyệt đối 0,5 triệu người mỗi năm. Trong khi đó ở khu vực nông thôn tỷ lệ tăng dân số là 1,18%. Trong thời gian này, dân số cả nước đã tăng lên gần 12 triệu người trong đó khoảng 5,5 triệu người tăng lên ở khu vực thành thị và 6,5 triệu người tăng lên ở khu vực nông thôn1. Nếu so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, mức độ đô thị hoá của Việt Nam thấp hơn nhiều (Malaixia 56%, Thái Lan 34%, Myanma 27%…). Một số nước trên thế giới có tỷ lệ dân cư đô thị cao là Anh (91%), Ôxtrâylia (89%), Thuỵ Sĩ (87%), và Nhật Bản (78%).

II. Phân loại đô thị Việt Nam.

Nghị định số 72/2001/NĐ – CP của Chính phủ quy định phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị, trong đó nêu rõ đô thị được chia thành 6 loại: Loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V.

Đô thị loại đặc biệt: Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1. Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học – kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên.

3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh.

4. Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên.

5. Mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km2 trở lên.

Hiện tại Việt Nam chưa có thành phố lớn nào đạt tiêu chuẩn được xếp vào loại đô thị đặc biệt.

Đô thị loại 1: Đô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động (từ 85% trở lên);

3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Quy mô dân số phải đạt 50.000 đến dưới một triệu dân;

5. Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.

Trước giải phóng, Việt Nam chỉ có thủ đô Hà Nội được xếp vào loại đô thị loại 1 và sau giải phóng miền Nam 1975 có thêm thành phố Hồ Chí Minh. Đến cuối 2003, hai thành phố Đà Nắng và Hải Phòng đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại 1. Như vậy, tính đến năm 2003, Việt Nam đã có 4 đô thị loại 1 trực thuộc trung ương đó là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng.

Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô dân số thành thị năm 1979 là 2,7 triệu, cao nhất và cao gấp 3 lần so với thủ đô Hà Nội. Tổng điều tra dân số năm 1999, dân số đô thị của thành phố HCM là 4,2 triệu người, tăng gấp 1,5 lần so với năm 1979. Tỷ lệ tăng dân số thành thị bình quân năm của Hà Nội trong thời kỳ 1979 – 1999 là 8,6%, của TP. Hồ Chí Minh là 7,8%.

Đô thị loại II. Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, gia lưu trong vùng liên tỉnh, hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên.

Theo quyết định số 132 -HĐBT (nay là Chính phủ) ký ngày 5/5/1990. Đô thị loại II của Việt Nam trong những năm 1990 gồm có 3 thành phố: Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ. Dựa trên tiêu chí của Chính phủ quy định về phân cấp đô thị của Việt Nam, trong Cuối sách “Dân số học đô thị” được xuất bản năm 2001, đã đưa ra danh sách các thành phố thuộc loại này ở Việt Nam, gồm 10 thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh, Huế, Biên Hoà, Cần Thơ, Nam Định, Nha Trang, Quy Nhơn, Vũng Tàu. Nhưng Đà Nẵng và Hải Phòng đã được nâng lên thành đô thị loại 1 nên chỉ còn 8 thành phố nêu trên là đô thị loại 2. Quy mô dân số thành phố loại này là trung bình từ 36 vạn tới 1 triệu người, chiếm 15% dân số đô thị Việt Nam.

Đô thị loại III. Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên.

Theo sự phân loại trên, đô thị loại III là đô thị do cấp tỉnh quản lý, gồm 12 thành phố: Thái Nguyên, Hạ Long, Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên, Buôn Mê Thuột, Cà Mau, Hải Dương, Thanh Hoá, Việt Trì, Yên Bái, Pleiku. Các thành phố trên chiếm 10% dân cư đô thị cả nước.

Đô thị loại IV: Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên;

5. Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên.

Đô thị loại IV của Việt Nam thực chất là các đô thị hành chính. Trong những năm 1990 ở Việt Nam có tổng cộng 48 đô thị loại IV như: Cẩm Phả, Vĩnh Long, Cà Mau, Hoà Bình, Lai Châu, Hà Giang….

Theo một số nhà nghiên cứu khoa học về đô thị, đô thị loại IV của Việt Nam là các thị xã, trung tâm của tỉnh, trực thuộc tỉnh, hiện nay ở Việt Nam có 61 đô thị thuộc loại này nằm ở một số vùng như Đồng Bằng sông Hồng (11 đơn vị), Đồng bằng sông Cửu Long (13 đơn vị), Duyên hải Trung Bộ (14 đơn vị), các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ (16 đơn vị), Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (7 đơn vị). Các đô thị loại IV là trung tâm hành chính, kinh tế của một tỉnh và là đô thị hạt nhân có sức hút kinh tế và có ảnh hưởng lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh. Hạ tầng cơ sở, của đô thị loại IV chưa đầy đủ, còn nghèo nàn, lạc hậu sơ với đô thị cấp I, II, III. Dân số đô thị loại IV của Việt Nam chiếm 30% tổng dân số đô thị cả nước.

Đô thị loại V. Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1. Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyển ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một huyện hoặc một cụm xã;

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên;

3. Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh;

4. Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên.

5. Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người /km2 trở lên.

Xoắn tinh hoàn - Một cấp cứu nam khoa nguy hiểm cần can thiệp kịp thời

Xoắn tinh hoàn – Một cấp cứu nam khoa nguy hiểm cần can thiệp kịp thời

Dân số và phát triển – 14 giờ trước

Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu nam khoa nguy hiểm, nếu bỏ qua thời điểm cấp cứu kịp thời có thể phải cắt bỏ tinh hoàn do biến chứng hoại tử.

Những lầm tưởng về vòng tránh thai

Những lầm tưởng về vòng tránh thai

Dân số và phát triển – 1 ngày trước

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có thể là lựa chọn phù hợp với phụ nữ. Tuy nhiên, không ít người có quan niệm sai về vòng tránh thai.

5 lý do cho kết quả thử thai dương tính giả

5 lý do cho kết quả thử thai dương tính giả

Dân số và phát triển – 2 ngày trước

Thử thai tại nhà thường chính xác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, xét nghiệm có thể cho kết quả dương tính giả.

Biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể gây vô sinh?

Biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể gây vô sinh?

Dân số và phát triển – 2 ngày trước

Nhiều phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố trong nhiều năm, hiện nay muốn sinh thêm bé lo lắng rằng các biện pháp tránh thai nhiều năm ảnh hưởng đến khả năng sinh con.

Từ việc 'bà nội sinh con': Không chủ quan khi kinh nguyệt thất thường ở tuổi tiền mãn kinh

Từ việc ‘bà nội sinh con’: Không chủ quan khi kinh nguyệt thất thường ở tuổi tiền mãn kinh

Dân số và phát triển – 3 ngày trước

Trước khi mãn kinh, người phụ nữ thường phải trải qua những rối loạn về thể chất và tâm sinh lý, trong đó có rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, vì chủ quan nên đã có nhiều chị em “dở khóc, dở cười” khi bất ngờ phát hiện mang thai. Điều đáng nói là vấn đề này có thể mang lại nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Người đàn ông bật khóc trên bàn mổ khi bác sĩ tìm được 19 "chú" tinh binh

Người đàn ông bật khóc trên bàn mổ khi bác sĩ tìm được 19 “chú” tinh binh

Dân số và phát triển – 5 ngày trước

Nhờ kỹ thuật mới, người đàn ông ở Phú Thọ, có cơ hội được làm cha ở tuổi 47, điều mà trước đây không dám nghĩ đến.

Lý do quan hệ tình dục sớm làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

Lý do quan hệ tình dục sớm làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

Dân số và phát triển – 6 ngày trước

SKĐS – Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong cho phụ nữ thứ hai sau ung thư vú. Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV. Quan hệ tình dục sớm cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Cơ hội 'cuối cùng' cho Nhật đảo ngược tỷ lệ sinh thấp kỷ lục

Cơ hội ‘cuối cùng’ cho Nhật đảo ngược tỷ lệ sinh thấp kỷ lục

Dân số và phát triển – 1 tuần trước

Hiện nay, dân số của Nhật Bản là 125 triệu người, có xu hướng giảm trong 15 năm qua.

Người mẹ trẻ chấp nhận rủi ro mang 3 thai, sinh con tổng cân nặng 7,5kg

Người mẹ trẻ chấp nhận rủi ro mang 3 thai, sinh con tổng cân nặng 7,5kg

Dân số và phát triển – 1 tuần trước

Biết mang thai tự nhiên 3 bé nhiều nguy cơ, chị Hạnh và gia đình vẫn chấp nhận rủi ro vì đã mong có con quá lâu. Chị vừa đón 2 con trai, 1 con gái chào đời với tổng trọng lượng gần 7,5kg.

Khảo sát 1.000 người trăm tuổi: Điểm chung của trường thọ là 2 điểm này

Khảo sát 1.000 người trăm tuổi: Điểm chung của trường thọ là 2 điểm này

Dân số và phát triển – 1 tuần trước

Nhiều người cứ nghĩ rằng chăm chỉ tập luyện thể thao chính là điểm mấu chốt để tăng tuổi thọ. Trên thực tế, kết quả khảo sát 1.000 người trăm tuổi chỉ ra 2 điểm này mới là yếu tố quan trọng nhất.

Khảo sát 1.000 người trăm tuổi: Điểm chung của trường thọ là 2 điểm này

Khảo sát 1.000 người trăm tuổi: Điểm chung của trường thọ là 2 điểm này

Dân số và phát triển

Nhiều người cứ nghĩ rằng chăm chỉ tập luyện thể thao chính là điểm mấu chốt để tăng tuổi thọ. Trên thực tế, kết quả khảo sát 1.000 người trăm tuổi chỉ ra 2 điểm này mới là yếu tố quan trọng nhất.

Bạn đang xem bài viết: Tiêu chí và phân loại đô thị ở Việt Nam. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts