Tìm hiểu và hướng dẫn chăm sóc cây dương xỉ chậu treo

Cây dương xỉ-tác dụng lọc khí và khử độc trong đất. Cây dương xỉ-tác dụng lọc khí và khử độc trong đất. Ngày nay xu hướng trồng cây dương xỉ chậu treo trong nhà đang rộ lên ở các thành phố bởi khả năng có thể khử độc cũng như ô nhiễm nhanh chóng. Cây…

Cây dương xỉ-tác dụng lọc khí và khử độc trong đất.
Cây dương xỉ-tác dụng lọc khí và khử độc trong đất.

Ngày nay xu hướng trồng cây dương xỉ chậu treo trong nhà đang rộ lên ở các thành phố bởi khả năng có thể khử độc cũng như ô nhiễm nhanh chóng. Cây dương xỉ có khả năng hấp thụ asen dạng khí, giảm hàm lượng asen chứa trong đất qua đó giảm asen trong nước giúp giảm nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe như các bệnh ung thư, tổn thương da. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Giới thiệu về cây dương xỉ chậu treo

  • Tên thường gọi: Cây dương xỉ chậu treo
  • Tên khoa học: Nephrolepis cordifolia
  • Họ thực vật: Lomariopsidaceae
  • Chiều cao: 15-33cm

Mô tả chi tiết sản phẩm

Trong môi trường tự nhiên, cây dương xỉ mọc ở vùng núi đá, trên lề rừng nhiệt đới hoặc mọc phụ sinh trên cây ở phần ẩm ướt của vùng nhiệt đới và cận nhiệt.

Một cây dương xỉ với tán lá thẳng đứng hoặc rủ thường cao khoảng 30 cm, đôi khi nó đát tới 2 m. Cây dương xỉ có thân rễ hoặc thân bò lan và phát triển một số củ hình cầu có thịt đường kính trên 17 mm. Các thân rễ hoặc thân bò lan và cuống lá lược được bao phủ bề ngoài bởi nhiều vảy màu nâu dài.

Tán lá có một thân cây màu nâu dài đến 14 cm và sắp xếp các lá chét theo nhiều cánh khác nhau. Lá chét có mép khía tai bèo hoặc rìa có răng cưa nhỏ lượn tròn và không có lông. Đỉnh lá chét tương đối rộng hơi tròn, phần gần cuống chồng chéo và hơi chia thùy ở một bên. Lá lược của cây dương xỉ có xu hướng màu xanh nơi bóng râm và màu xanh lá cây sáng đến màu xanh vàng khi trồng một vị trí đầy nắng.

Dưới lá lược trưởng thành của cây dương xỉ sẽ có những đốm màu nâu hình tròn đến hình bầu dục. Đây sẽ là cấu trúc sinh sản của dương xỉ và chứa rất nhiều bào tử. Chúng được bảo vệ vỏ áo hình bầu dục. Những ổ túi bào tử được sắp xếp trên mặt dưới của lá chét, mỗi hàng nằm ở khoảng mép và gân. Cây dương xỉ sinh sản bằng bào tử và sinh dưỡng qua thân rễ, thường nhờ củ ngầm. Bào tử cây dương xỉ được lan truyền nhờ gió và nước.

Cây dương xỉ thích hợp với điều kiện tự nhiên bình thường, rất dễ trồng và chăm sóc; nếu thời tiết mát mẻ độ ẩm nhiều thì cây phát triển mạnh hơn. Cây dương xỉ có khả năng hấp thụ Aldehyde formic, ức chế xylen và toluene từ máy vi tính máy in, khiến không khí trong lành hơn, tinh thần thoải mái hơn. Lá và rễ cây dương xỉ dùng làm thuốc chữa bệnh: thận hư, bong gân… Cây dương xỉ chậu treo thường được dùng trang trí ban công, quá cafe, nhà hàng…

Ngoài ra, cây dương xỉ còn trồng viền, thảm cây, trồng tường cây, chậu mang nét đẹp thiên nhiên đến mọi nhà. Cách chăm sóc cây chậu treo có thể tham khảo tại Hà Nội

Công dụng cây dương xỉ

Cây dương xỉ là một loại cây dễ trồng và chăm sóc. Cây dương xỉ được trồng chậu treo trang trí ban công, sân tượng, quá cafe nhà hàng… Ngoài ra, cây dương xỉ còn dùng làm cây trồng viền- cây trồng nền, trồng tường cây hoặc chậu để bàn.

Cách chăm sóc cây dương xỉ

Chăm sóc dương xỉ trong nhà

  • Chọn đúng vị trí.
  • Dương xỉ cần nhiều bóng râm cùng ánh sáng xung quanh (thay vì ánh nắng trực tiếp). Bạn cần đặt loại cây này gần cửa sổ hướng về phía bắc.
  • Cửa sổ hướng đông và tây là hướng quá gắt nắng. Bạn có thể đặt dương xỉ bên cửa sổ hướng nam nếu không có cửa sổ hướng bắc. Đặt cây cách cửa sổ một chút để cây có thể có nhiều ánh sáng bao quanh hơn.
  • Tăng cường độ ẩm trong khu vực trồng cây dương xỉ.
  • Độ ẩm không khí cao chính là môi trường hoàn hảo cho giống dương xỉ ưa ẩm ướt.
  • Có 2 cách giúp tăng độ ẩm cho cây dương xỉ là: Trồng chồng hai chậu hoặc dùng máy tạo độ ẩm trong phòng. Để trồng chồng hai chậu, bạn nên chọn chậu thứ hai lớn hơn so với chậu trồng chính. Lấp đầy rêu ngâm nước trong chậu trồng, sau đó đặt vào trong lòng chậu thứ hai.
  • Lấp đất lên phía trên, cho thêm rêu ngâm vào chậu bên trong và đảm bảo làm ướt rêu sau vài ngày giúp duy trì độ ẩm.
  • Nếu dùng máy tạo độ ẩm, bạn nên đặt máy gần cây dương xỉ để cây phát triển khỏe mạnh hơn.
  • Bạn cũng có thể phun sương nước ấm cho cây, nhưng nên cách vài ngày mới phun một lần để ngăn ngừa đốm lá.
  • Duy trì nhiệt độ. Hầu hết (không phải là tất cả) các loài cây dương xỉ trong nhà đều ưa khí hậu nhiệt đới. Đảm bảo nhà (hoặc ít nhất phòng trồng dương xỉ) duy trì nhiệt độ khoảng 21°C. Dương xỉ có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn một chút, nhưng sẽ không phát triển được ở điều kiện nhiệt độ quá thấp. Nếu nghi ngờ, bạn có thể tăng nhiệt độ thêm.
  • Cân nhắc đặt dương xỉ ở trong phòng tắm; Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng tắm thường cao hơn sau khi bạn tắm vòi hoặc tắm bồn.
  • Cần tưới nước thường xuyên. Dương xỉ ưa không khí ẩm ướt và cũng rất thích khu vực đất ẩm. Đảm bảo đất trồng dương xỉ luôn luôn ẩm (nhưng không ngập úng nước). Nghĩa là bạn nên tưới ít nước hàng ngày thay vì tưới nhiều nước nhưng không đều đặn.
  • Cắt bỏ phần cây bị chết hoặc bị bệnh. Dương xỉ trồng bên trong nhà có thể mắc một số bệnh nhưng có xu hướng cứng cỏi và có sức chịu cao. Nếu cây xuất hiện dấu hiệu bị bệnh, bạn cần cắt bỏ phần cây bị hư hại. Nếu dương xỉ bắt đầu chết do không được chăm sóc, bạn có thể làm điều tương tự bằng cách dùng kềm cắt bỏ phần cây chết/hư hại đó. Nếu nguyên cây bị bệnh, bạn nên vứt cây đi để tránh lây bệnh cho những cây trồng khác trong nhà.
  • Chuyển dương xỉ sang chậu khác sau 1 năm hay lâu hơn. Đến thời gian nào đó, dương xỉ sẽ phát triển vượt mức so với chậu trồng cũ. Thời gian cần chuyển chậu thường khác nhau tùy vào sức khỏe của dương xỉ. Tuy nhiên, bạn nên thay chậu lớn hơn sau 6 tháng.

Chăm sóc dương xỉ ngoài vườn

  • Trồng dương xỉ trong vị trí lý tưởng. Nếu dương xỉ mọc sẵn trong vườn, bạn không cần phải di chuyển đi đâu nếu cây không có biểu hiện bệnh.
  • Dương xỉ cần nhiều bóng râm, độ ẩm và phát triển rất tốt dưới tán cây lớn hơn. Bạn nên trồng (hoặc trồng lại) dương xỉ tại địa điểm đón nắng phía bắc và không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây. Lá dương xỉ sẽ có nguy cơ bị cháy nắng nếu trồng ở nơi bị ánh nắng chiếu thẳng.
  • Giữ ẩm đất. Nếu nơi bạn ở không có mưa thường xuyên, bạn cần tưới nước cho dương xỉ hằng ngày để duy trì độ ẩm cho đất trồng.
  • Bạn cần đắp một lớp dày (tầm 5-7 cm) lá thông hoặc lớp phủ lá cây lên phần mặt đất xung quanh cây dương xỉ để giữ ẩm và ngăn tốc độ bốc hơi nước, nhờ đó giúp tăng độ ẩm cho không khí xung quanh cây.
    Bón phân cho dương xỉ cứ mỗi tháng một lần. Sau khoảng 6 tháng trồng, bạn có thể bắt đầu bón phân cho dương xỉ để cây phát triển khỏe mạnh.
  • Chọn loại phân bón hữu cơ dạng nước có thể phun và bón cho cây (theo hướng dẫn trên bao bì). Ngoài ra, bạn có thể bón một lớp phân trộn và đắp lớp phủ để tạo môi trường sinh trưởng tốt hơn cho dương xỉ. Lưu ý dương xỉ có nhu cầu bón phân thấp hơn các cây trồng trong nhà khác.
  • Trồng lại dương xỉ nếu cần. Dương xỉ có thể phát triển khá lớn theo thời gian, do đó bạn cần phải tách ra và đem trồng lại. Để chia một cây dương xỉ lớn thành nhiều cây nhỏ, bạn cần cẩn thận đào cây cùng rễ. Cẩn thận cắt cây thành nhiều phần, thông thường dương xỉ có xu hướng mọc thành cụm và rất dễ tách. Sau đó trồng lại phần cây được tách và tưới nước thường xuyên.

Để biết thêm thông tin và mua sản phẩm vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH MTV Cây cảnh Hà Nội:

  • MST: 010.557.3223
  • Hotline: 088.66.22.088
  • Zalo/ Viber: 0915.885.558

Bạn đang xem bài viết: Tìm hiểu và hướng dẫn chăm sóc cây dương xỉ chậu treo. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts