Tinh thể là gì? Hướng dẫn cụ thể cách nuôi tinh thể đơn giản từ phèn chua
hướng dẫn nuôi tinh thể muối ăn (NaCl) hướng dẫn chi tiết hướng dẫn nuôi tinh thể muối ăn (NaCl) hướng dẫn chi tiết Tinh thể là gì? Tính chất của tinh thể. Phân loại tinh thể. Ứng dụng của tinh thể. Nuôi tinh thể là gì? Hướng dẫn cách nuôi tinh thể đơn giản….
Tinh thể là gì? Tính chất của tinh thể. Phân loại tinh thể. Ứng dụng của tinh thể. Nuôi tinh thể là gì? Hướng dẫn cách nuôi tinh thể đơn giản. Những lưu ý quan trọng khi nuôi tinh thể.
Nuôi tinh thể – Một thú vui khoa học đang rất thu hút các bạn trẻ hiện nay bởi nó vừa kết hợp vận dụng những kiến thức hoá học mà lại còn có thể tạo ra những tinh thể lung linh, nhiều màu sắc. Vậy nuôi tinh thể là gì và nuôi nó như thế nào,.. chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau. Đặc biệt hơn là qua bài viết này Trung Sơn cũng gửi đến bạn cách nuôi tinh thể đơn giản từ phèn chua để bạn có thể tự thực hiện tại nhà.
TINH THỂ LÀ GÌ?
Theo các nhà khoa học, tinh thể là những vật thể được cấu tạo bởi các ion, nguyên tử hoặc phân tử theo trật tự nhất định và có ảnh hưởng nhiễu xạ chủ yếu là gián đoạn.
Trên vỏ Trái Đất, tinh thể chiếm đến khoảng 99% lớp vỏ Trái Đất ở dạng vô sinh như khoáng vật, kim loại,….hay hữu sinh như cây, tế bào sinh vật, ADN,…..
Hầu hết các vật thể rắn trong thiên nhiên đều có cấu trúc tinh thể. Trong một số điều kiện thích hợp, thể khí, lỏng và cả các vật chất phi tinh thể cũng có thể chuyển biến thành tinh thể.
TÍNH CHẤT CỦA TINH THỂ
Tinh thể có hình dạng vô cùng phong phú
Chúng có đến 7 hệ tinh thể dựa theo sự đối xứng được tính toán theo toán học. Mạng lưới của các loại tinh thể khác nhau do phép đối xứng và cấu tạo nguyên tử khác nhau của từng phần cấu tạo nên tinh thể.
Tuy nhiên, hình dạng của tinh thể vẫn phải tuân theo khuôn mẫu hệ tinh thể mặc định. Ví dụ: KH2PO4 là hệ tứ phương nên có kiểu hình hộp chữ nhật,…
Màu sắc tinh thể phụ thuộc vào thành phần tạo nên tinh thể
Ngoài ra, màu sắc cũng có thể phụ thuộc vào lượng nước mà tinh thể mang theo.
Độ cứng
Độ cứng của tinh thể được xếp theo thang đo Morth từ 1 (tinh thể Muscovite) đến 10 (kim cương). Trên 10 là những vật liệu đặc biệt như cacbon pha boron,.. Thang đo này được dùng cho khoáng vật tự nhiên và các tinh thể nhân tạo).
Độ cứng là khả năng làm xước bề mặt giữa các loại với nhau. Tinh thể càng cứng thì sẽ càng giòn.
Tính đồng chất
Gây ra hiệu ứng nhiễu xạ với tia X và chùm tia điện tử
Kết cấu của tinh thể
PHÂN LOẠI TINH THỂ
Có thể chia tinh thể thành 2 loại
Tinh thể tự nhiên
- Là khoáng vật hình thành trong tự nhiên thông qua các quá trình địa chất rất lâu dài, có thể lên đến vài triệu năm. Tinh thể này góp phần cấu thành nên đá tự nhiên như Granite từ Thạch anh, Biolite và Orthoclase.
Tinh thể nhân tạo
- Là những tinh thể được điều chế trong phòng thí nghiệm dựa trên hiện tượng kết tinh trong môi trường có nhiệt độ, áp suất, tạp chất,.. do con người tạo ra.
ỨNG DỤNG CỦA TINH THỂ
Tinh thể được ứng dụng rất phổ biến như thạch anh dùng làm đồng hồ, tinh thể ruby dùng trong laser phục vụ kĩ thuật quang học, muối Nacl dùng để bảo quản thực phẩm,….
NUÔI TINH THỂ LÀ GÌ?
Nuôi tinh thể là việc tạo ra môi trường có điều kiện nhiệt độ, áp suất, tạp chất,.. phù hợp nhờ vào kĩ thuật khoa học để hình thành tinh thể và giúp nó lớn lên.
Điều kiện nuôi tinh thể ở mỗi loại tinh thể sẽ khác nhau tuỳ vào đặc tính của tinh thể.
Tham khảo thêm: Canxi clorua là gì? Tính chất, cách sản xuất, ứng dụng & Nơi cung cấp
HƯỚNG DẪN NUÔI TINH THỂ ĐƠN GIẢN TỪ PHÈN CHUA
Nguyên liệu:
- Phèn chua hoặc cũng có thể thay thế bằng đường hay muối.
- Vỏ quả trứng hoặc nắp hộp hoặc bất cứ khuôn chứa nào bạn muốn.
- Keo dán
- Màu thực phẩm hoặc chất tạo màu khác tuỳ thích
Cách thực hiện
- Bước 1: Nghiền phèn chua thành bột, ray mịn để chúng dễ hoà tan. Chuẩn bị vỏ trứng bằng cách tách đôi trứng sao cho vỏ trứng không bị vỡ nát. Sau đó rửa sạch vỏ trứng này, lau khô và quét keo dán lên lòng vỏ trứng.
- Bước 2: Rắc đều bột phèn chua vào lòng vỏ trứng ngay sau khi quét keo dán và chờ chúng khô lại.
- Bước 3: Tiếp tục dùng một phần bột phèn chua khác hoà tan với nước sôi và cho màu thực phẩm mà bạn thích vào. Sau đó cho hỗn hợp này vào một cốc có diện tích đủ lớn để có thể chứa được vỏ trứng.
- Bước 4: Ngay sau đó, từ từ cho vỏ trứng đã được rắc bột phèn chua và để khô vào. Khi cho vỏ trứng vào, lòng vỏ trứng phải hướng lên trên bề mặt cốc và vỏ trứng phải chìm đến đáy cốc.
- Bước 5: Đặt cốc trên ở nơi yên tĩnh trong vòng 24 giờ. Sau đó lấy tinh thể đã được hình thành trong cốc ra ngoài và để chúng khô ráo và bạn sẽ thu được tinh thể như mong muốn.
LƯU Ý KHI NUÔI TINH THỂ TỪ PHÈN CHUA
- Khi rắc bột phèn chua vào lòng vỏ trứng phải đảm bảo bột được rắc đều, không chừa bất kì khoảng trống nào.
- Bột phèn chua phải được hoà tan hoàn toàn vào nước sôi và nên cố gắng hoà tan nhiều bột phèn chua nhất có thể. Có thể dùng lò vi sống để hỗ trợ.
- Màu cho vào dung dịch sẽ là màu của tinh thể được tạo ra.
- Sau 24 giờ, nếu tinh thể được tạo ra vẫn chưa được như mong muốn thì có thể hòa tan thêm bột phèn chua vào nước bằng cách đun lên và để cốc ở nơi yên tĩnh trong vòng khoảng 24 giờ nữa.
- Khi lấy tinh thể ra khỏi cốc cần nhẹ nhàng vì lúc này tinh thể rất mềm và dễ vỡ.
Sau những chia sẽ trên, Trung Sơn hy vọng bạn đã hiểu hơn về tinh thể cũng như có thể tự tạo cho mình những tinh thể lung linh, nhiều màu sắc một cách đơn giản. Tinh thể được tạo ra sẽ có thể là món quà khoa học vô cùng ý nghĩa để gửi tặng những người bạn yêu quý. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc nào về cách làm tinh thể này hoặc những vấn đề nào khác thì hãy liên hệ ngay với Trung Sơn để được giải đáp. Vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết nhé.
Có thể bạn quan tâm: Naphthalene (Băng phiến) – Tính chất, công dụng & nguy hiểm khi sử dụng