Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn và lãng phí nguồn tạo biogas tại Việt Nam

[MST] – MÔI TRƯỜNG – BUỔI 6: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC [MST] – MÔI TRƯỜNG – BUỔI 6: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Lãng phí nguồn tạo biogas. Với tập quán canh tác của người dân Việt Nam tại nông thôn, chất thải từ động vật thường được ủ để bón cho cây trồng….

[MST] – MÔI TRƯỜNG – BUỔI 6: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
[MST] – MÔI TRƯỜNG – BUỔI 6: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Lãng phí nguồn tạo biogas. Với tập quán canh tác của người dân Việt Nam tại nông thôn, chất thải từ động vật thường được ủ để bón cho cây trồng. Nhà nào không làm ruộng thì chất thải, nước thải bị đổ trực tiếp ra môi trường, gây mùi, ô nhiễm trầm trọng. Tương tự, chất thải từ sản xuất nông nghiệp hoặc là để tự phân hủy hoặc là đốt đi để làm phân bón và lấy diện tích để gieo trồng tạo nên lượng lớn khói bay vào không khí.

Đốt nương rẫy để lấy diện tích trồng trọt

Chất thải hữu cơ hộ gia đình thường được thải trực tiếp ra môi trường hoặc sử dụng làm thức ăn cho động vật mà không thông qua bất kì khâu phân loại , xử lý nào.Ngoài ra lượng chất thải từ các chợ ở nông thôn được thu gom rất hạn chế. Nếu chất thải từ rau củ quả có thể đốt hoặc làm thức ăn cho gia súc nhưng rất hạn chế, việc gom lại và để cho tự phân hủy là chủ yếu… Việc thu gom không triệt để gây mùi thối thối khó chịu tạo điều kiện cho các loại côn trùng gây hại( rùi muỗi, gián,..) phát triển.

Chất thải ở nông thôn được thải trực tiếp ra môi trường

Chất thải từ chế biến nông, lâm nghiệp, sản thường được xử lý bằng cách đốt bỏ tạo ra 1 lượng khói bay vào không khí rất lớn và lãng phí tài nguyên.

Vì những đặc điểm trên mà các cống rảnh có mùi hôi thối do lượng bùn tích tụ chứa chất thải cô đặc, lượng bùn này còn làm ách tắc dòng chảy gây hôi thối trên diện rộng trong mùa mưa.

Đốt chất thải từ chế biến lâm nghiệp

Các con số thống kê tiêu biểu

Hàng năm, Việt Nam với khoảng 8 triệu gia súc (trâu, bò) và khoảng hơn 27 triệu con lợn, có thể sản xuất khoảng 2.445 triệu mét khối khí sinh học tạo biogas

– Rừng và chất thải nông nghiệp (gỗ, mùn cưa, vỏ trấu, rơm rạ): Việt Nam có khoảng 27,1 triệu tấn sản phẩm gỗ thải và 56,2 triệu tấn chất thải nông nghiệp hàng năm

– Các chất hữu cơ từ rác thải sinh hoạt ở nông thôn : Trung bình lượng chất thải được thải ra trong 1 năm là khoảng 43,5 triệu tấn và 67,6 triệu tấn vào năm 2020. Trong đó thành phần hữu cơ ở các đô thị chiếm khoảng 50%, rác nông thôn từ 70% đến 80% một nguồn tạo biogas khổng lồ.

Ưu tiên của Chính phủ Việt Nam về tạo biogas tại vùng nông thôn

Ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình hiện vẫn đang được xem là một thành phần kinh tế quan trọng giúp nông dân tự khai thác các nguồn lực để phát triển theo khả năng của mỗi gia đình và theo định hướng thị trường. Chăn nuôi ở quy mô hộ gia đình và các vấn đề về môi trường cần giải quyết cũng chính là mục tiêu và vấn đề cốt lõi để các nhà phát triển công nghệ biogas hướng tới.

Đây cũng là vấn đề được chính phủ quan tâm, tìm các giải pháp triển khai, nhân rộng. Các mô hình sản xuất khí sinh học từ phức tạp đến đơn giản áp dụng cho quy mô hộ gia đình đã được khuyến khích triển khai trên cả nước. .

Nguồn cho sản xuất biogas ở nông thôn Việt Nam có thể nói là vô tận

Một số hình ảnh về nguồn sản xuất biogas:

Chất thải từ sinh hoạt gia đình

Chất thải từ hữu cơ từ chợ

Cây lục bình trên sông, ao, hồ

Phân từ động vật chăn nuôi

Trái cây bị thối, hư hại do sâu bệnh

Chất thải từ giết mổ

Rơm, rạ từ sản xuất nông nghiệp

Lợi ích khi thực hiện tạo biogas ở nông thôn Việt Nam

Mô hình sơ đồ biogas

Hầm biogas thường được sử dụng tại Việt Nam

Khách hàng của các hệ thống tạo biogas

Hầu hết các khách hàng tiềm năng sẽ là các trang trại chăn nuôi lớn, các nhà máy chế biến nông sản như sắn, đường và các công ty quản lý rác thải đô thị do áp lực về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị này rất cao, khối lượng chất thải là đáng kể và vì vậy có thể cung cấp đủ cho các hệ thống với quy mô thương mại và thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn rẻ để đầu tư vào các công trình này.

Các hộ chăn nuôi quy mô đàn gia súc trung bình cần một hệ thống biogas tích hợp, bao gồm sản xuất khí, và máy phát điện hoặc thiết bị sản xuất phân bón, thiết bị xay xát sản xuất thức ăn cho gia súc,…

Liên hệ trực tiếp AEEC: Điện mặt trời; Điện gió, Xử lý nước, Xử lý rác, Vệ sinh môi trường.

Hotline: 0888 000 850

Website:https://aeec.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/diennangluongmattroiaeec/?modal=admin_todo_tour

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCWS2qvucSu1usZORJXFflfA?view_as=subscriber

Bạn đang xem bài viết: Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn và lãng phí nguồn tạo biogas tại Việt Nam. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts