Tổng hợp 19 bệnh phổ biến trên lan hồ điệp và cách chữa trị

Chú ý các bệnh thường gặp ở lan khi gặp Thời Tiết Thất Thường. [ Mai Huy ] Chú ý các bệnh thường gặp ở lan khi gặp Thời Tiết Thất Thường. [ Mai Huy ] Tổng hợp 19 bệnh phổ biến trên lan hồ điệp và cách chữa trị Khi trồng lan hồ điệp,…

Chú ý các bệnh thường gặp ở lan khi gặp Thời Tiết Thất Thường. [ Mai Huy ]
Chú ý các bệnh thường gặp ở lan khi gặp Thời Tiết Thất Thường. [ Mai Huy ]

Tổng hợp 19 bệnh phổ biến trên lan hồ điệp và cách chữa trị

Khi trồng lan hồ điệp, rất khó để tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh làm hư hại đến thân rễ, lá cây hay hoa lan. Môi trường sinh sống của lan hồ điệp rất lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi. Người trồng lan hồ điệp cần nhận biết được các bệnh phổ biến trên lan hồ điệp và có cách chữa trị kịp thời khi phát hiện, tránh kéo dài dẫn đến chết cây.

Các bệnh do nấm phổ biến trên lan hồ điệp

Bệnh thối đen

Bệnh thối đen là một loại bệnh phổ biến trên lan hồ điệp do nấm Colletotrichum sp và Phytophthora sp gây nên. Bệnh này thường gặp vào mùa mưa hay tại vườn lan có độ ẩm cao, tưới nước quá nhiều.

Một lý do khác gây bệnh là khi bón phân lượng phân không hòa tan hết khiến cây bị bầm ngọn, tạo môi trường lý tưởng cho nấm bệnh. Đặc biệt khi mùa mưa tưới phân cho lan hồ điệp với hàm lượng đạm cao cũng là một nguyên nhân của bệnh thối đen.

Hiện tượng dễ thấy khi lan hồ điệp bị thối đen là lá bị thối vàng cục bộ sau đó nhanh chóng chuyển sang màu đen, cầm vào đầy nước và mềm nhũn. Vi khuẩn xâm nhập từ rễ, lan dần từ gốc lên thân rồi lá cây.

Bệnh thối đen lan rất nhanh, làm cây chết nhanh và số lượng lớn, đặc biệt ở cây con. Khi phát hiện bệnh người trồng cần cách ly ngay những cây có bệnh và có dấu hiệu bệnh ra khỏi những cây khỏe mạnh. Sau đó tiến hành phun thuốc ngăn ngừa cho những cây khỏe hoặc có thể nhúng toàn bộ cây vào dung dịch thuốc.

Với những cây lan hồ điệp bị bệnh, cây con phải được tiêu hủy, cây trưởng thành sẽ cắt bỏ toàn bộ phần thối và phun thuốc. Một số loại thuốc tốt cho lan hồ điệp ngăn ngừa nấm là Appencarb 75DF 15g/1l; Score 250 EC 5 – 10mI/10l; Đồng Oxyt BTN 35% 50 – 100g/10l;….

Bệnh thán thư

Bệnh thán thư hay bệnh đốm vòng là loại bệnh phổ biến trên lan hồ điệp khác do nấm Colletotrichum gây ra. Lan hồ điệp có thể mắc bệnh này quanh năm, trừ thời tiết nắng nóng. Môi trường lý tưởng của nấm tương tự như môi trường của lan hồ điệp là 22 – 25 độ C.

Khi mắc bệnh thán thư, trên lá xuất hiện các vết ố màu nâu đen không rõ hình dạng, xung quanh bị cháy có màu vàng hoặc nâu. Khi phát hiện bệnh người trồng cần cắt bỏ phần lá bị bệnh, sau đó tiến hành phun thuốc trị như: Boocdo 1%; Mancozeb BTN 25 – 30g/bình 8l; Carbenvil 50 sc 600l/ha; Topsin 5-10g/bình 8l;…

Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng tác động trực tiếp đến thân và rễ cây lan hồ điệp, lan dần tới lá và gây thối. Giai đoạn đầu rất khó phát hiện bệnh. Về sau ở cây xuất hiện những sợi nấm trắng đặc trưng và những bào tử màu đen phá hoại cây.

Khi kiểm tra phát hiện bệnh phấn trắng, có thể tiến hành cắt bỏ phần hư hại hoặc loại bỏ cây. Sau khi cắt bỏ có thể dùng dung dịch Boocdo 1%; Rovral 50 WP 10-20g/bình 10l hay Anvil 5sc 10-15ml/bình 10l;…

Bệnh muội than

Bệnh muội than – một bệnh phổ biến trên lan hồ điệp do bào tử muội than Sacly Molds gây nên. Bệnh này có nguồn gốc sâu xa là từ dịch nhầy của rầy bông, bướm phấn,… do lan trồng trong môi trường ẩm thấp, bí bách.

Khi lan hồ điệp mắc bệnh muội than, trên lá xuất hiện các đốm đen phân tán hoặc liên kết với nhau thành vùng loang lớn làm giảm khả năng quang hợp của lá dẫn đến ảnh hưởng sự sinh trưởng của lan.

Khi phát hiện muội than, người trồng hay dùng nước rửa sạch vết bệnh và lau khô. Sau đó phun Dithane 80 WP 40-50g/bình 10l để kháng bệnh với cường độ 2 tuần/lần.

Bệnh đốm nâu cánh hoa

Bệnh đốm nâu cánh hoa thường gặp vào mùa lạnh, với cây lan hồ điệp trồng trong nhà kính kín gió và độ ẩm cao. Bệnh do nấm Botrytis cinerea Pers gây nên.

Khi mắc đốm nâu cánh hoa, phần cánh hoa lan hồ điệp xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu dày đặc gây mất thẩm mỹ và hư hỏng cánh hoa. Người trồng cần cắt bỏ hoa lan hồ điệp bị bệnh, sau đó tiến hành phun thuốc Bellkute 40WP 8g/bình 10l hoặc Rovral 50WP 10-20g/bình 10l để chữa trị.

Bệnh vàng lá và rụng hoa

Bệnh vàng lá và rụng hoa do bào tử nấm trên lá và hoa lan hồ điệp gây nên. Biểu hiện của bệnh là các đốm màu xám hoặc nâu nhạt ở phần cuống là và hoa. Bệnh làm hạn chế khả năng sinh trưởng của hoa đồng thời làm lá bị vàng và rụng dần.

Khi phát hiện bệnh, người trồng lan cần loại bỏ phần xuất hiện đốm, sau đó phun Boocdo 1%, Zineb 80WP hay Dithane 80WP 40-50g/bình 10l,…

Bệnh khô lá

Bệnh khô là là bệnh phổ biến trên lan hồ điệp nhất, do nấm thuộc giống Phyllosticta gây ra. Bệnh khởi nguồn với vết cháy đen ở đầu lá, lan nhanh, làm khô và hư hỏng lá. Khi phát hiện bệnh cần cắt bỏ lá từ phần chuyển vàng, sau đó phun thuốc Score hoặc Super Tilt cho tới khi hết bệnh.

Bệnh héo rễ

Bệnh phổ biến trên lan hồ điệp phần rễ – bệnh héo rễ – do nấm Sclerotium rolfsii hay nấm hạch gây nên. Với cây non thì chết cả cây, với cây trưởng thành thì khô mục rễ làm cây chậm phát triển. Trong điều kiện lý tưởng gồm độ ẩm cao và nhiệt độ cao bệnh lan rất nhanh, có thể gây chết cả vườn lan hồ điệp.

Để phòng ngừa và chữa bệnh, người trồng cần cách ly cây bệnh ra khỏi cây khỏe mạnh. Sau đó phun Sumi 8 hoặc Anvil vào phần gốc rễ.

Các bệnh phổ biến trên lan hồ điệp do vi khuẩn gây nên

Bệnh thối mềm

Là loại bệnh phổ biến trên lan hồ điệp do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây nên, Bệnh thối mềm làm cây xuất hiện các đốm nước trong suốt. Bệnh lan rất nhanh, có thể làm cây non chết sau 2 – 3 ngày. Với cây trưởng thành thì các đốm là môi trường lý tưởng để nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi.

Bệnh thối mềm gần như không có thuốc điều trị, chỉ có thể cắt bỏ phần lá bị bệnh và cách ly cây bệnh. Đồng thời người trồng lan hồ điệp nên giữ môi trường thông thoáng và phun thuốc nấm đều đặn cho cây.

Bệnh thối nâu

Một bệnh phổ biến trên lan hồ điệp khác do vi khuẩn là bệnh thối nâu. Bệnh do vi khuẩn Erwinia carotovora gây nên, làm cây xuất hiện các đốm mọng nước màu xanh, bên ngoài là vòng nâu hoặc đen. Bệnh là cho lá úa và rụng, nặng hơn thì làm chết cây.

Để chữa trị bệnh, cần cắt bỏ phần lá thối, sau đó ngâm vào dung dịch thuốc Kasai 20WP 1/1000 1 – 2 giờ. Tiếp theo phun thuốc kháng sinh: 1g Streptomycin + 1g Tetracyclin với 1l 5 nước.

Xem thêm: Mách bạn cách chăm sóc lan hồ điệp bị nhăn lá, thối lá, vàng lá

Bệnh do virus

Một số virus gây bệnh cho lan hồ điệp là ORST, CYMV, Orchid Strain TMV, CMV,.. trong đó ORST và CYMV là hai loại phổ biến hơn cả. Virus xâm nhập vào cây khi lá có vết xước, làm lá xuất hiện các đốm hoại tử màu vàng.

Khi phát hiện các bệnh do virus, người trồng lan hồ điệp cần tiêu hủy ngay cây bệnh và khử trùng toàn bộ vườn.

Các bệnh do côn trùng gây hại cho lan hồ điệp

Châu chấu gây hại

Châu chấu cắn vào lá và cành hoa, để lại những lỗ nhỏ và hư hỏng. Để phòng ngừa châu chấu cần loại bỏ môi trường sinh trưởng của chúng, làm sạch cỏ trong vườn và dùng thuốc Pegasus 500 SC, Supracide 40 EC để phòng ngừa.

Bọ trĩ

Bọ trĩ làm tổ ở khe giữa các cánh hoa lan hồ điệp và đẻ trứng. Chúng cắn hại hoa và lá non, làm hoa nở không đều, cong vẹo, xuất hiện đốm trắng, nhanh chóng khô héo và rụng đi.

Để điều trị căn bệnh phổ biến trên lan hồ điệp này, cần loại trừ rệp gây hại bằng lưới bắt côn trùng và phun các loại thuốc chống bọ trĩ gồm Sumicidin 5-15g/bình 8l; Kelthane 18,5EC, 10-15ml/10l;…

Rệp vảy

Rệp vảy ký sinh ở lá, cuống lá và thân cây lan hồ điệp, dùng miệng có gai đâm và hút dinh dưỡng từ cây. Lâu dần cây bị hút hết dinh dưỡng khiến lá vàng và rụng đi.

Để trị rệp vảy cần cắt bỏ phần lá hư hại hoặc bỏ cả cây. Với các cây lan hồ điệp có mật độ rệp thấp cần dùng chổi lông có hồ dính quét và tách rệp ra khỏi lá.

Rầy bông

Rầy bông xuất hiện trên cây lan hồ điệp vào mùa hè, hút dinh dưỡng từ lá non, chồi non khiến cây chậm phát triển và biến dạng. Chất dịch ngọt loài côn trùng này tiết ra là môi trường phát sinh nhiều loại bệnh phổ biến trên lan hồ điệp như muội than hay bệnh về nấm khác.

Để ngừa rầy bông cần tiến hành bắt, dùng thiên địch hoặc phun / ngâm với Malathion 50 WP 1 thìa cafe/4l nước.

Ngài và bướm đêm

Ngài đẻ trứng dưới lá lan hồ điệp, nở thành sâu non và tấn công lá, hoa. Ban ngày sâu núp trong giá thể hoặc dưới lá và chỉ gây hại vào ban đêm. Phần giá thể xuất hiện nhiều phân đen của sâu.

Để phòng bệnh cần diệt bỏ ngài đực nhờ các chất kích tố sinh dục , kiểm tra và loại bỏ trứng trên lá cây, dọn sạch cỏ và lá rụng trong vườn. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc hóa học để diệt trên diện rộng.

Nhện

Nhện, đặc biệt là nhện đỏ cắn hại lá lan hồ điệp, tạo thành những đốm li ti dày đặc màu nâu và lan rộng. Khi nhện nhả tơ trên lá là lúc bệnh phổ biến trên lan hồ điệp này đã nghiêm trọng khiến là bị vàng đi và cong rụng. Để ngừa nhện có nhiều cách như sử dụng thuốc hóa học, dùng thiên địch hoặc tạo màng xà phòng loãng lên lá cây.

Bọ phấn

Bọ phấn sinh sản rất mạnh, tấn công vào lá và cuống lá lan hồ điệp. Để diệt trừ người trồng nên dùng thiên địch hoặc phun thuốc hóa học Pegasus 500SC, Supracide 40EC.

Ốc sên

Ốc sên tấn công lan hồ điệp chủ yếu thuộc 2 loài là ốc sên đầu dài và ốc sên châu Phi. Ban ngày chúng sống tại những nơi ẩm thấp như rãnh nước, cỏ dại, giá thể,.. rồi ban đêm bò ra để cắn toàn bộ cây.

Để loại bỏ ốc sên trong vườn, người trồng có thể rắc vôi bột quanh gốc lan, vệ sinh sạch sẽ vườn lan, tiến hành bắt ốc sên khi trời chập choạng hoặc dùng mồi tẩm thuốc độc.

Một số lưu ý khi trồng lan tránh các bệnh gây hại

Để ngăn ngừa các bệnh phổ biến trên lan hồ điệp như do nấm, vi khuẩn hay côn trùng gây nên, người trồng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giữ cho vườn lan luôn thông thoáng, khô ráo
  • Thường xuyên vệ sinh vườn, làm sạch cỏ, lá rụng,..
  • Tiến hành phun thuốc khử trùng định kỳ cho cây
  • Tạo môi trường sinh sống cho thiên địch các loài côn trùng gây hại, chọn lựa thiên địch không gây hại cho cây
  • Kiểm tra cây lan hồ điệp định kỳ hằng ngày để sớm phát hiện bệnh

Qua bài viết vừa rồi, Cây cảnh Anh Thư đã hướng dẫn bạn cách nhận biết và phòng ngừa, chữa trị cho 19 loại bệnh phổ biến trên lan hồ điệp. Hy vọng đó là những thông tin hữu ích hỗ trợ bạn trong quá trình trồng và chăm sóc cây. Nếu có bất kỳ câu hỏi về việc chăm sóc lan hồ điệp liên hệ ngay với Cây cảnh Anh Thư qua số hotline 0903 245 820.

Xem thêm:

Nhà vườn cung cấp lan hồ điệp Hà Nội sỉ lẻ có sẵn

CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH ANH THƯ

Bán, cho thuê & dịch vụ cây cảnh

Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0903.245.820 – Email: lienhe@caycanhanhthu.vn

Bạn đang xem bài viết: Tổng hợp 19 bệnh phổ biến trên lan hồ điệp và cách chữa trị. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts