TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM – Công Ty Hà Kim Ngân
VN-TQNTB | Nuôi trồng Thủy Hải sản VN-TQNTB | Nuôi trồng Thủy Hải sản I. TỔNG QUAN Diện tích (Land area): 329.560 km2 Chiều dài bờ biển (Coast line) : 3.260 km Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ): 1 triệu km2 Tổng sản lượng thủy sản (2020): 8,4 triệu tấn Khai thác: 3,85 triệu tấn…
I. TỔNG QUAN
- Diện tích (Land area): 329.560 km2
- Chiều dài bờ biển (Coast line) : 3.260 km
- Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ): 1 triệu km2
- Tổng sản lượng thủy sản (2020): 8,4 triệu tấn
Khai thác: 3,85 triệu tấn
NTTS: 4,56 triệu tấn
- Giá trị XK 2020: 8,5 tỷ USD
- Lực lượng lao động: Hơn 4 triệu người
- Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia:
- Chiếm 4-5% GDP;
- 9-10% tổng kim ngạch XK quốc gia.
- Đứng thứ 5 về giá trị XK (sau: điện tử, may mặc, dầu thô, giày dép)
II. SẢN LƯỢNG THỦY SẢN
Từ 1995 – 2020: Sản lượng thủy sản VN tăng mạnh, tăng gấp hơn 6 lần, từ 1,3 triệu tấn năm 1995 lên 8,4 triệu tấn năm 2020, tăng trưởng trung bình hàng năm 8%. Trong đó, sản lượng NTTS chiếm 54%, khai thác chiếm 46%.
1. Nuôi trồng thủy sản
Từ 1995-2020: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng gấp 11 lần, tăng trưởng TB hàng năm 10% từ 415 nghìn tấn lên gần 4,6 triệu tấn. Nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở ĐBSCL (chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm).
Các loài nuôi chính ở Việt Nam
Năm 2020: diện tích nuôi thủy sản của cả nước là 1,3 triệu ha và 10.000.000 m3 nuôi lồng (7.500.000 m3 lồng nuôi mặn lợ và 2.500.000 m3 nuôi ngọt);
Sản lượng nuôi 4,56 triệu tấn. Trong đó, tôm nuôi 950.000 tấn (tôm sú đạt 267,7 nghìn tấn, tôm chân trắng 632,3 nghìn tấn, tôm khác 50.000 tấn), cá tra 1.560.000 tấn.
Cả nước có 2.362 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ (1.750 cơ sở giống tôm sú và 612 cơ sở giống tôm chân trắng). Sản xuất được là 79,3 triệu con tôm giống (tôm sú 15,8 triệu con; tôm chân trắng 64,1 triệu con.
Riêng khu vực ĐBSCL có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra bố mẹ, gần 4.000 ha ương dưỡng cá tra giống; sản xuất được khoảng 2 tỷ cá tra giống.
Diện tích nuôi biển 260 nghìn ha và 7,5 triệu m3 lồng; sản lượng đạt 600 nghìn tấn. Trong đó nuôi cá biển 8,7 nghìn ha và 3,8 triệu m3 lồng, sản lượng 38 nghìn tấn; nhuyễn thể 54,5 nghìn ha, 375 nghìn tấn; tôm hùm 3,7 triệu m3 lồng, 2,1 nghìn tấn; rong biển 10.150 ha, 120 nghìn tấn; còn lại là cua biển và các đối tượng nuôi khác: cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm…đạt 3.720 tấn, cao hơn 2 lần so với năm 2015 (1.585 tấn).
2. Khai thác
Từ 1995 – 2020: Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần, tăng trường trung bình năm 6% từ 929 nghìn tấn lên 3,85 triệu tấn.
Dữ liệu cơ bản nghề cá:
Năm 2020: Toàn quốc có 94.572 tàu cá. Trong đó: 45.950 tàu cá dài 6-12m, 18.425 tàu dài 12-15m, 27.575 tàu dài 15-24m, 2.662 dài >24m). Cả nước có 4.227 tổ đội hoạt động với 29.588 tàu cá, 179.601 lao động trên biển.
Nghề lưới kéo 17.078 tàu, chiếm 18,1%; nghề lưới vây 7.212 tàu, chiếm 7,6%; nghề lưới rê 33.538, chiếm 35,5%; nghề câu 16.043 tàu, chiếm 17%; nghề khác 17.543 tàu, chiếm 18,5%; tàu dịch vụ hậu cần 3.158 chiếc, chiếm 3,3%.
III. XUẤT KHẨU THỦY SẢN
Từ 1997-2020: XK tăng gấp 11 lần, tăng trưởng trung bình hàng năm 10% từ 758 triệu USD lên 8,5 tỷ USD.
1. Sản phẩm xuất khẩu
– Thủy sản nuôi để XK chủ yếu là tôm và cá tra
XK tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng trưởng cao nhất và ổn định nhất. Từ 1998-2020: XK tăng gấp hơn 8 lần từ 457 triệu USD lên 3,73 tỷ USD năm; tăng trưởng TB hàng năm 10%. Tỷ lệ trong tổng TS ngày càng gia tăng: từ 36% đến 50%.
XK cá tra tăng gấp 162 land từ 9,3 triệu USD lên 1,5 tỷ USD; tăng trưởng TB hàng năm 26%. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm từ 32% xuống 18%.
– XK hải sản chiếm 30- 35% tổng XK thủy sản. Từ 1998 – 2020: Kim ngạch tăng gấp 10 lần 315 triệu USD lên 3,2 tỷ USD; tăng trưởng TB hàng năm 11%.
2. Thị trường xuất khẩu
Việt Nam XK thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới. Trong đó top 10 thị trường gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Anh, Canada, Nga, chiếm khoảng 92-93% tổng XK thủy sản của Việt Nam.
Trong top 6 thị trường lớn (Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN), trong những năm gần đây, XK sang EU chững lại, sang ASEAN, Hàn Quốc ổn định, trong khi XK sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất, XK sang Mỹ và Nhật Bản cũng duy trì tăng trưởng khả quan.
Nguồn sưu tầm
http://vasep.com.vn/gioi-thieu/tong-quan-nganh