Top 10 loại cá Cầu Vồng đẹp phổ biến hiện nay
layout đơn giản để nuôi cá cầu vòng layout đơn giản để nuôi cá cầu vòng Cá cầu vồng đang trở thành một phong trào chơi chính thức được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng chơi cá cảnh chứ không còn là một loại cá cảnh phổ thông đơn thuần. Dù đã xuất hiện…
Cá cầu vồng đang trở thành một phong trào chơi chính thức được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng chơi cá cảnh chứ không còn là một loại cá cảnh phổ thông đơn thuần. Dù đã xuất hiện từ khá lâu, nhưng trong 3 năm trở lại đây nó mới thực sự bùng nổ, nhà nhà, người người chơi cầu vồng, các CLB cầu vồng cũng mọc lên ở nhiều nơi. Cá cầu vồng là một nhóm cá cộng đồng đầy màu sắc độc đáo có thể được tìm thấy chủ yếu ở môi trường sống nước ngọt của Papua New Guinea, Indonesia và Úc. Những đàn cá tràn đầy năng lượng này thường lang thang ở tầng nước mặt của bể cá, vì vậy hãy đảm bảo đậy nắp bể cá thật chặt để ngăn chúng nhảy ra ngoài. Mặc dù cá đực rực rỡ hơn cá cái, chúng tôi khuyên bạn nên giữ nhiều cá cái hơn cá đực để đảm bảo rằng con đực thể hiện màu sắc tươi sáng nhất. Cá cầu vồng là loài đẻ trứng và thường xuyên đẻ nếu bạn cho chúng ăn nhiều thức ăn ngon và nước sạch. Chỉ cần thêm một hoặc hai dụng cụ hứng trứng vào bể nuôi trong một tuần, sau đó vớt trứng hoặc toàn bộ dụng cụ vào một thùng nuôi thương phẩm riêng để ngăn cá trưởng thành ăn thịt con của chúng. Những con cầu vồng mắt xanh nhỏ có tuổi đời khá ngắn, vì vậy việc nhân giống sẽ giúp bạn duy trì đàn cá trong bể. Cá cầu vồng lớn thường mất nhiều thời gian hơn để trưởng thành nhưng rất đáng để nỗ lực vì vẻ ngoài rực rỡ của chúng. Để giúp bạn quyết định nên bắt đầu với loài nào, hãy cùng Thái Hoà Aquarium nói về 10 loài cá cầu vồng đẹp phổ biến nhất hiện nay.
Cá cầu vồng Nắng Vàng hay còn gọi là cầu vồng đuôi nĩa, cầu vồng Furcata là loại cá cầu vồng nhỏ, cá trưởng thành đạt 5cm, với đôi mắt xanh mơ màng và, bộ vây nhỏ xinh vàng rực như những tia nắng đầu hạ. Đây là loài cá bản địa của rừng nhiệt đới Papua New Guinean, chúng ưa thích nhiệt độ từ 24-27°C, độ pH hơi kiềm (>7,0) và ít nhất 90ppm GH. Loại cá này có lối sống rất năng động và tích cực, bạn nên nuôi nó trong bể có kích thức tương đối lớn 70-100L trở lên, để có thể trải nghiệm hết sự tung tăng vô tư của chúng. Chúng cũng sống hoà bình với nhiều loại cá khác như cá trê Cory, cá Tetra và Rasboras.
Là một trong những cá thể cá cầu vồng nhỏ mới nhất được đưa vào thị trường cá cảnh, nên chúng rất được người chơi săn đón để trải nghiệm. Cá Cầu Vồng Red Neon đực có màu đỏ cam rực rỡ, một màu xanh óng ả quanh mắt và chạy dọc sống lưng và lốm đốm trên vây. Cá trưởng thành có chiều dài 3,8cm, nên bạn có thể nuôi chúng trong một bể thuỷ sinh chỉ 30-50L nước cũng vẫn ok. Với những gam màu rực lửa, tương phản với màu xanh êm dịu của cây thuỷ sinh, chắc chắn nó sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ cho mọi người chơi. Loài cá này ban đầu được tìm thấy tại Papua và Indonesia, chúng ưa thích độ pH từ 6,0 -7,5, nhiệt độ từ 20-26°C. Là loài có vòng đời ngắn, việc nhân giống sớm (từ 6 tháng tuổi) là điều nên làm nếu muốn duy trì một bể cá sinh động.
Đây cá thể tương đối “lớn” trong dòng cầu vồng thân nhỏ, với kích thước trưởng thành lên tới 5cm. Cái tên của loài cá này bắt nguồn từ bộ vây dài lơ thơ của chúng, nhất là con đực. Tuỳ thuộc vào địa điểm mà cá Cầu Vồng Vây Dài được tìm thấy, màu sắc của chúng có thể khác nhau gồm vàng, đen, xanh lam, thậm chí là đỏ hồng. Một đàn cá được pha trộn giữa đực và cái sẽ phát huy tối đa màu sắc rực rỡ của chúng. Cá cầu vồng vây dài sinh sống chủ yếu ở các dòng nước chậm ở New Guinea và Úc, nơi có nhiều thực vật sinh sống để trú ẩn, do đó chúng sẽ ưa thích một bộ lọc có lưu lượng nhẹ nhàng, độ pH trong khoảng từ 6,0 tới 7,5, nhiệt độ từ 23-27°C.
Loài cá cầu vồng nhỏ chỉ 3cm này có vẻ ngoài nổi bật nhờ vào tấm thân vàng, đôi mắt xanh và bộ vây lốm đốm hạt tiêu đen. Môi trường sống tự nhiên của chúng là vùng nước đầm lầy nhiều thực vật ở Úc, New Guinea và quần đảo Aru của Indonesia, nơi có nhiều lá rụng và lũa. Chúng rất mạnh mẽ với một môi trường sống có pH dao động từ 5-8; nhiệt độ từ 21-28°C và nước từ mềm đến cứng. Chúng sinh sản dễ dàng để bù đắt cho tuổi thọ ngắn, vì vậy hãy thêm nhiều dụng cụ hỗ trợ đẻ trứng dạng nổi để khuyến khích chúng sinh sản.
Cũng giống như cá cầu vồng Nắng Vàng, Cầu Vồng Celebes có một cái đuôi trông như cái dĩa cực kỳ nổi bật, thân người và vây được bao phủ bởi 3 tông màu chính là vàng, đen và xanh. Với chiều dài cơ thể khi trưởng thành từ 5-6cm, những vận động viên bơi lội chuyên nghiệp này thích một bể cá có kích thước từ 75-100L nước trở lên. Chúng được tìm thấy ở Sulawesi, Indonesia, từ vùng nước cứng hơn với độ kiềm trên 7,0 và nhiệt độ môi trường dao động từ 22 đến 28°C. Giống như các loại cá cầu vồng nhỏ, chúng không kén ăn, nhưng thích những loại thức ăn vừa miệng, chẳng hạn như mảnh vụn, thức ăn nano, tôm ngâm nghiền, trùn chỉ…
Cá cầu vồng Thạch Mỹ Nhân có lẽ là loài cá cầu vồng nổi tiếng nhất trong họ Melanotainiidae, chúng có thân hình như một quả ngư lôi dài. Con đực trưởng thành có thể dài tới 10cm và có màu sắc rực rỡ trên thân với nửa đầu xanh chuyển dần một cách mềm mại sang cam ở nửa thân sau. Do kích thước lớn và rất hiếu động, chúng thích ở trong một bể cá dài 120cm trở lên, với nhiệt độ ổn định từ 24-28°C, bạn nên đặt sưởi bể cá để đảm bảo. Chúng được phát hiện ở vùng núi tây Papua, Indonesia, có khả năng thích hợp với nước có độ pH từ 6-8 và nước cứng GH 8-20°. Bạn có thể tìm mua ở hầu hết các cửa hàng cá cảnh.
Với chiều dài khi trưởng thành chỉ đạt 8cm, Cầu Vồng Xanh hay cầu vồng Praecox là một trong những loại cá cầu vồng nhỏ nhất trong họ Melanotaeniidae, và nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các bể cá có kích thước nhỏ hơn 100L nước. Cá đực có vảy lớn màu xanh óng ả và vây màu đỏ cam, trong khi cá cá cái có thân màu bạc với vây màu vàng. Mặc dù chúng có khả năng thích nghi với nhiều loại pH và GH, nhưng trong tự nhiên, chúng sinh sản và phát triển ở rừng nhiệt đới New Guinea có nước kiềm, hơi cứng, với nhiệt độ dao động từ 23-27°C. Nếu bạn có nước mềm, hãy cân nhắc vổ sung khoáng chất cho bể cá như High Active chẳng hạn.
Cá Cầu Vồng Xanh Indo hay còn gọi là Cầu Vồng Kutubu với thân được bao phủ bởi màu xanh đậm ở phía trên và màu xanh nhẹ hơi bạc ở phía dưới bụng, phân cách nhau bởi một vạch đen ở giữa. Tương tự như cá cầu vồng Thạch Mỹ Nhân, cá cầu vồng xanh Indo trưởng thành đạt 10cm và thích hợp với bể thuỷ sinh dài 120cm trở lên. Như tên gọi, chúng được tìm thấy ở hồ Kutubu của Papua New Guinea, nơi có độ pH kiềm trên 7.0 và nước hơi cứng. Chúng thích hợp với nhiệt độ trong ngưỡng 21-26°C và sống khá hoà thuận với cộng đồng thích lội nhanh của chúng.
Cá Cầu Vồng Táo Đỏ đến từ vùng nước kiềm cứng ở Tây New Guinea, Indonesia. Đây là loài cá cầu vồng rất nổi tiếng và phổ biến với tấm thân đỏ rực và 1 đường chỉ thân ánh bạc lấp lánh. Là một trong những loại cá cầu vồng lớn nhất, kích thước khi trưởng thành có thể đạt tới 12cm, nên chúng thích một bể cá có kích thước 120cm trở lên để nuôi một đàn tối thiểu với 6 cá thể. Giống như hầu hết cá cầu vồng, chúng rất phàm ăn, nhưng sẽ là tốt nhất nếu bạn cho chúng một thực đơn với các loại thức ăn vừa cái miệng nhỏ xinh của chúng.
Hồ Tebera được bao quanh bởi các khu rừng núi ở Papua New Guinea, nơi nước có tính kiềm và nhiều khoáng chất, nhiệt độ phổ biến trong ngưỡng 20-26°C và có nhiều cây thuỷ sinh sinh sống. Mặc dù cá Cầu Vồng Tebera khá khó tìm mua, nhưng với tấm thân màu vàng kim, 1 sọc đen ngang thân và bộ vây màu đỏ cam quyến rũ, rất đáng để trải nghiệm. Với kích thước cơ thể cá trưởng thành 9cm, nó có thể sinh trưởng phát triển và sinh sản tốt trong bể 150L, với những loại cá năng động khác trong bể, như cá cầu vồng, cá chạch, cá ngạnh, cá bổi, cá da trơn hiền hoà…Bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn giàu protein vừa miếng của chúng là được.
Theo Aquariumcoop