Top 11 cây dây leo trồng chậu đẹp cho vườn nhà thêm xinh
9 LOẠI CÀNH THƯỜNG DÙNG TRONG CÂY CẢNH ! 9 LOẠI CÀNH THƯỜNG DÙNG TRONG CÂY CẢNH ! Đối với nhà phố chật hẹp, diện tích đất trống không có hoặc các bạn muốn trồng cây dây leo trong chậu đặt ở ban công ở sân thượng, ban công để che bóng mát. Vậy bạn…
Đối với nhà phố chật hẹp, diện tích đất trống không có hoặc các bạn muốn trồng cây dây leo trong chậu đặt ở ban công ở sân thượng, ban công để che bóng mát. Vậy bạn có thể chọn loại cây dây leo trồng chậu nào?
Vì sao cây dây leo trồng chậu được yêu thích
Những loại cây dây leo trong nhà thường được bày trí tại ban công hoặc cửa sổ, điều này giúp chúng có thể tiếp nhận ánh sáng dễ dàng hơn và đồng thời cũng có điểm tựa để từ đó phát triển. Nói cách khác, việc trồng các loại dây leo giúp cho căn nhà của bạn trở nên tươi mát, được trang trí bắt mắt, hơn. Đặc biệt, với tính chất dây leo, cây không làm tốn diện tích trong nhà, trái lại có thể lấp đầy những khoảng trống không cần thiết.
Trồng cây xanh trong gia đình là cách rất tốt để làm sạch không khí, giảm tải sự ảnh hưởng của khói bụi, chất khí độc từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trong không gian phòng ngủ không nên trồng quá nhiều cây bởi có thể ảnh hưởng tới lượng oxy vào buổi tối.
Hầu hết những cây dây leo đều có tác dụng điều hòa nhiệt độ, giúp làm giảm cái giá rét vào mùa đông và cái oi ả vào mùa hè hiệu quả.
Sống trong một ngôi nhà hòa nhập với thiên nhiên, chính sự tồn tại của cây xanh có thể giúp bạn trở nên thư thái, tỉnh táo và rũ bỏ được áp lực công việc tốt hơn.
Danh sách những loại cây dây leo trồng chậu đẹp
Cây Thường Xuân
Thường Xuân là một trong những loại dây leo được trồng khá phổ biến khi có lá màu xanh tươi, lúc trưởng thành chuyển thành xanh thẫm đẹp mắt. Đặc biệt, vào một số thời điểm nhất định trong năm, cây còn cho ra những bông hoa nhỏ xen kẽ tạo thành mảng tranh 3D thiên nhiên sống động ngay trong chính ngôi nhà. Ngoài vị trí của sổ, nhiều người còn trồng Thường Xuân tại ban công, mái nhà hoặc mái hiên xung quanh.
Cây Sử Quân Tử
Điểm độc đáo của loại Sử Quân Tử nằm ở chỗ cây có thể nhanh chóng chuyển màu hoa từ hồng nhạt sang đỏ tươi khi được cung cấp đầy đủ ánh sáng và nước. Về phần lá, cây có lá xanh tươi mơn mởn, cành non mềm và mảnh, ngoài làm cảnh cây còn có một số dược tính với bệnh về da.
Cây Dây Nhện
Trong 9 loại cây dây leo trồng chậu, cây Dây Nhện hay Lan Chi được nhiều người chọn lựa hơn hẳn bởi cây khá dễ chăm sóc và không nhất thiết phải có quá nhiều ánh nắng mỗi ngày. Bên cạnh đó, cây cũng không cần thường xuyên tưới tiêu và dễ dàng phát triển thêm các nhánh con trong thời gian ngắn.
Cây Vạn Niên Thanh
Là loại cây dây leo có sức sống mạnh mẽ, chỉ cần chăm chỉ tưới nước bạn có thể chăm Vạn Niên Thanh tươi tốt, xanh khỏe quanh năm. Đặc biệt, ngoài dùng để làm cảnh, cây còn có tác dụng rất tốt trong việc thanh lọc không khí, giúp không gian trong gia đình tươi mát hơn.
Cây Thài Lài
Cây Thài Lài có màu đặc trưng mới lạ so với nhiều loại cây khác chính là màu tím đỏ. Phần thân, lá, cành và hoa của cây đều duy nhất sở hữu màu sắc này với sọc trắng xen kẽ nhìn bắt mắt. Nhờ sự thu hút của mình, Thài Lài xuất hiện khá phổ biến trong những không gian như văn phòng, quán cà phê hay phòng khách gia đình, …
Hồng leo
Cũng là 1 trong 9 loại cây dây leo trồng chậu, hoa Hồng Leo được nhiều người ưa chuộng bởi những bông hoa vô cùng rực rỡ xen kẽ với đám lá xanh non trong trẻo. Tuy có thể trồng thành giàn, và leo nhanh chóng nhưng cần lưu ý cung cấp đầy đủ ánh nắng, độ ẩm cho quá trình sinh trưởng của cây.
Cây Hạt Dưa
Cây Hạt Dưa được chia thành hai loại phổ biến là loại cẩm thạch và loại xanh lục đậm. Vốn là thân tầm gửi, cây có khả năng leo bò tại nhiều khu vực khác nhau trong nhà và chiều dài tối đa có thể tới năm mét. Việc trồng cây khá đơn giản, không cần thường xuyên tưới nước, rất thích hợp để trang trí tại ban công nhà ở, quán cà phê, nhà hàng hay khách sạn.
Cây Lan Tim
Lan Tim có chung màu sắc xanh tươi từ thân cho tới lá, hình dáng chung của lá là trái tim, chúng mọc đối xứng nhau, mềm mại rủ xuống tạo vẻ đẹp duyên dang và thu hút với mọi ánh nhìn. Trong 9 loại dây leo trồng chậu, Lan Tim là loài có tính chịu hạn cao, có tác dụng làm đẹp không gian và giúp bạn giải tỏa căng thẳng trong công việc.
Cúc Tần Ấn Độ
Cúc Tần Ấn Độ tuy không quá dễ chăm nhưng lại được nhiều người chọn lựa bởi chúng mang đến vẻ đẹp quyến rũ mà những loại cây khác không có được. Vị trí thích hợp nhất mà hầu hết người trồng chọn để chăm Cúc Tần Ấn Độ là ban công.
Cây được chăm để tạo thành bức màn buông rủ màu xanh điểm lên trên là những bông hoa vàng nhỏ. Có thể nói, những ngôi nhà sở hữu giàn hoa Cúc Tần Ấn Độ có vẻ đẹp không khác gì trong phim, đặc biệt, lá cây rất ít rụng, không cần tốn nhiều thì giờ chăm tỉa.
Cây dây leo Trầu Bà
Các loại cây họ trầu bà đều dễ trồng, có thể trồng trong chậu đất hoặc chậu nước đều được. Cây trầu bà phát triển nhanh, lá đẹp và cung cấp nhiều oxy thanh lọc không khí. Và hấp thụ khí có hại xung quanh không gian sống. Cây leo trầu bà có thể kết hợp trong các tiểu cách thác phong thủy hoặc hòn non bộ.
Cây thằn lằn
Cây thằn lằn hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như cây vảy ốc, cây vẩy ốc, cây trâu hổ. Và là loại cây trầu cổ có tên khoa học là Ficus Pumila. Cây thằn lằn được trồng rộng rãi với mục đích leo tường đem lại tính thẩm mỹ cao cho bức tường nhà bạn.
Ngoài những loại cây vẩy ốc thủy sinh thì cây vẩy ốc bám tường được khá nhiều người ưa chuộng. Nhờ vào màu xanh đặc trưng, khả năng lan rộng. Không những bám chắc trên tường tạo nên một “bức tường thành” vững chãi, tràn ngập không gian xanh.
Trên đây là danh sách các loại cây dây leo trồng chậu vừa tiện lại đẹp, chaucayxuatkhau hy vọng bạn đã tìm được loài cây yêu thích cho vườn nhà mình.