Top 12 các loại cây tùng đẹp nhất Việt Nam và thế giới: tác dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc cây

Lạc Lối trong Vườn Tùng La Hán \u0026 Thông Đen NHẬT BẢN Hàng Trăm Năm Tuổi rộng hơn 1ha | NHATO Review Lạc Lối trong Vườn Tùng La Hán \u0026 Thông Đen NHẬT BẢN Hàng Trăm Năm Tuổi rộng hơn 1ha | NHATO Review Cây tùng là một trong những loại cây cảnh đẹp được…

Lạc Lối trong Vườn Tùng La Hán \u0026 Thông Đen NHẬT BẢN Hàng Trăm Năm Tuổi rộng hơn 1ha | NHATO Review
Lạc Lối trong Vườn Tùng La Hán \u0026 Thông Đen NHẬT BẢN Hàng Trăm Năm Tuổi rộng hơn 1ha | NHATO Review

Cây tùng là một trong những loại cây cảnh đẹp được ưa chuộng nhất tại Việt Nam và thế giới. Nổi tiếng và được trồng nhiều nhưng để kể tên các loại cây tùng thì không nhiều người có thể làm được. Trong bài viết này, KHBVPTR sẽ mang tới cho bạn thông tin các cây tùng la hán, thủy tùng, tùng thơm, tuyết tùng, tùng bồng lai, tùng bách, tùng nói (sơn tùng), tùng tháp, tùng cối… đẹp nhất Việt Nam và thế giới, ý nghĩa cũng như cách chăm sóc loại cây cảnh này nhé.

Giới thiệu chung về cây tùng

Nội dung

  • 1 Giới thiệu chung về cây tùng
  • 2 Các loại tùng và tác dụng:
  • 3 Cách trồng
  • 4 Cách chăm sóc cây tùng
  • 5 Giá cây bao nhiêu?

Người xưa từng ví quân tử như tùng bởi hình dáng to khỏe hiên ngang của nó. Thuộc loại cây thực vật lá kim cùng họ với cây thông mọc thẳng với nhiều cành lá nhỏ, chiều cao trung bình vào khoảng 15-20m. Lá cây tùng thuộc họ lá kim dày và xanh từ các vùng xứ lạnh. Tùng là loại cây có tuổi thọ cao nên có thể trồng được rất lâu.

Đứng đầu trong bộ tranh tứ quý Tùng Cúc Trúc Mai thể hiện đức tính quân tử của nam tử hán và tượng trưng cho một trong 4 mùa trong năm, đó là mùa Đông.

Về nguồn gốc giống cây thì tùng chia làm hai loại chính là tùng cảnh và tùng tự nhiên

Cây tùng cảnh: thường được trồng trong các chậu nên có kích cỡ nhỏ và vừa. Thân cây sẽ được cắt tỉa bớt lá, cành để gọn và uốn theo các hình dáng đẹp.

Cây tùng tự nhiên: có kích thước lớn, một số cây cao tới 20m. Các tán lá tùng mọc khá dày đặc hướng lên trên như hình tháp nhọn. Là loài thân gỗ mọc thẳng nên tùng có thể sử dụng để khai thác gỗ.

Các loại tùng và tác dụng:

Việt Nam hiện nay có đến hơn 50 loại tùng khác nhau nhưng phổ biến và được trồng nhân giống nhiều nhất thì phải kể đến 12 loại tùng sau đây:

  1. Tùng la hán
  2. Thủy tùng
  3. Tùng thơm
  4. Tuyết tùng
  5. Tùng núi
  6. Tùng bách
  7. Tùng bồng lai
  8. Tùng tháp
  9. Tùng cối
  10. Tùng đen
  11. Tùng búp
  12. Sa tùng

Tùng la hán (vạn niên tùng)

Vạn niên tùng hay còn gọi là tùng la hán có lẽ là một trong những loại tùng quý giá nhất. Đúng như tên gọi của nó, vạn niên tùng có tuổi thọ cao lên đến cả trăm năm. Có những cây tùng la hán đẹp nhất việt nam có giá hàng trăm triệu đồng được tạo bởi cách uốn độc đáo. Một trong các dáng tùng la hán đẹp là dáng trực.

Tùng la hán có hai loại: lá dài và lá ngắn. Quả có hình giống như những vị la hán trong chùa nên được gọi là tùng la hán. Bởi vậy ý nghĩa cây tùng la hán hay ý nghĩa cây vạn niên tùng được đánh giá cao trong phong thủy. Với sức sống mãnh liệt, tuổi thọ cao và ý nghĩa phong thủy tốt, cách chăm sóc tùng la hán không khó nên là lựa chọn hàng đầu của những tay chơi cây cảnh.

Cây thủy tùng

Nhiều người thắc mắc cây thủy tùng có tác dụng gì mà lại quý hiếm và đắt đỏ đến vậy. Thủy tùng hay còn được gọi là cây thông nước, cây kim thủy tùng phân bố ở miền nam Việt Nam. Có kích thước lớn, cây thủy tùng có thể cao lên tới 30m với đường kính 1m hoặc hơn, các tán lá tạo thành hình nón. Một số cây non có thể dùng làm cây thủy tùng để bàn, cây thủy tùng bonsai. Là loài cây thân gỗ mọc thẳng nên được sử dụng để khai thác gỗ nhiều. Gỗ cây thủy tùng không bị mối mọt, các đường vân gỗ đẹp nên hiện đang bị khai thác quá nhiều và nằm trong sách đỏ.

Tùng thơm

Tùng thơm xuất xứ từ phía nam châu Mỹ với tên khoa học Cupressus macrocarpa. Cây tùng thơm có những đặc điểm chung của các loại cây tùng như thân gỗ thẳng, lá kim,… Điều làm nổi bật cây tùng thơm là tinh dầu của cây có mùi thơm rất dễ chịu. Khi đến gần cây ta sẽ ngửi thấy một mùi thơm dịu nhẹ giúp thư giãn và thoải mái đầu óc. Khi cây bị héo cũng vẫn có thể tỏa mùi hương. Cách chăm sóc cây tùng thơm cũng khá dễ dàng nên được chọn làm cây để bàn với số lượng lớn.

Tuyết tùng

Tuyết tùng bắt nguồn từ phía tây dãy núi Himalaya ở độ cao trên 1500m. Thân cây cao từ 30-40m, cây ca lên tới 60m hoặc hơn. Các nhánh cây rộng và phẳng, chồi đa dạng với lá kim tạo thành hình xoắn ốc mở. Thông thường tuyết tùng đẹp và chịu lạnh tốt nên được sử dụng làm cây cảnh trang trí nhiều tại các vùng lạnh. Cách chăm sóc cây tùng tuyết cũng không cần quá cầu kỳ.

Cây tùng bồng lai

Tùng bồng lai có tên khoa học là Podocarpus Macrophyllus. Có những nơi gọi tùng bồng lai là tùng lá văn trúc hay tùng lá thiên môn đông. Chỉ cần tưởng tượng hình ảnh cây tùng bồng lai thôi ta đã thấy đây là một loại cây đẹp và có ý nghĩa phong thủy tốt. Tùng bồng lai có kích cỡ không quá lớn, thân và cành lại có độ mềm dẻo vừa phải nên rất được chuộng làm cây tùng bonsai hoặc cây tùng bồng lai để bàn. Có tuổi thọ cao và sức sống tốt, cách chăm sóc cây tùng bồng lai đơn giản nên nó thuộc loại cây dễ trồng và nhân giống.

Cây tùng bách

Tùng bách hay cây tùng bách tán có nguồn gốc từ New Caledonia với tên khoa học Araucaria excels. Cây tùng bách tán hay còn gọi là vương tùng cao khoảng 15-20m.

Điểm nổi bật của cây là các cành xếp thành từng vòng tròn theo chiều ngang và nhỏ dần về phía đỉnh nhìn rất đẹp và cân đối. Mỗi vòng cây có khoảng 6 nhánh hợp lại thành hình nón ngược, lá mọc khá dày và đẹp. Cây tùng bách tán có ngoại hình đẹp, thân thẳng và cành lá xum xuê nên phù hợp trồng trước cửa các tòa nhà, công viên hay trong vườn.

Tùng núi

Cây sơn tùng thường hay được gọi là tùng núi có tên khoa học là Pemphis Acidula xuất xứ từ các vùng châu Á. Cây sơn tùng thuộc loại cây thân gỗ kích thước nhỏ. Cây có những đặc điểm chung của tùng như: lá kim nhỏ nhọn, các cành lá khá um tùm và nhỏ dần về phía đỉnh. Có thể trồng cây vào trong chậu và trang trí trong nhà để làm cảnh. Thân cây cũng dẻo và mềm nên là tài liệu khá tốt để làm cây bonsai.

Cây tùng tháp

Sabina chinensis là tên khoa học của tùng tháp. Cây có kích cỡ vừa với cành lá rậm rạp nên được dùng làm cây cảnh nhiều. Ta thường gặp tùng tháp tại các công trình công cộng và cơ quan.

Cây tùng cối

Tùng cối hay còn được gọi là cây duyên tùng có tên khoa học là Juniperus chinensis Sargentii. Thân cây có màu vàng nâu, sần sùi với mùi nhựa cây rất đặc trưng. Lá cây nhỏ, xanh tươi mọc thành từng búi. Cây tùng cối nhìn rất cứng cỏi nên hay được dùng để trang trí, làm bonsai để trước nhà.

Cây tùng đen

Cây tùng đen còn gọi là hắc tùng có xuất xứ từ Trung Quốc. Thân cây cứng cỏi, tối màu và phát triển rất chậm. Theo quan niệm về phong thủy, cây tùng đen có công hiệu trừ tà, khử độc nên được ưu ái trong lĩnh vực nội thất cao cấp. Cây phát triển chậm và không dễ trồng nên khá khan hiếm tại Việt Nam.

Cây tùng búp

Cây tùng búp được biết đến với tên khoa học Juniperus chinensis. Cây có nguồn gốc từ các vùng núi cao tại bắc châu Á. Là cây thân gỗ thẳng, tùng búp cao từ 10 – 20m. Lá tùng búp có màu xanh, phần ngọn màu xanh mốc, thân cây đỏ, thô và cứng. Cây có khả năng thích nghi và phát triển tốt nên được trồng làm ngoại thất, các công trình công cộng và biệt thự, khuôn viên nhà máy,…

Cây sa tùng

Sa tùng hay cây kim sa tùng với tên gọi Feoniella lucida được trồng nhiều tại các nước châu Á. Thuộc loài thân gỗ lớn có thế đẹp và cái tên mang ý nghĩa phong thủy tốt nên cây sa tùng được dùng làm cây cảnh và bonsai tại nhà.

Ý nghĩa cây tùng:

Cây tùng là loài sống lâu, có những cây cổ thụ sống hàng trăm năm. Vì vậy cây tùng mang ý ngụ ý về sự trường thọ, lâu bền. Cây tùng cổ thụ trồng trước nhà giúp giữ vững khí số và hảo vận cho ngôi nhà.

Thân cây tùng đẹp, thẳng, cứng cỏi và chắc khỏe và có mùi thơm nên có tác dụng trừ tà, giúp gia chủ khỏe mạnh, sống lâu. Được ví như người quân tử, cây tùng có sức sống mãnh liệt và khỏe mạnh tươi tốt ngay cả trong mùa đông giá lạnh.

Các cành lá của cây tùng mọc cân đối, xum xuê tượng trưng cho phúc lộc đủ đầy. Trồng cây bên cạnh các ngôi mộ cũng có ngụ ý về sự phù hộ, công đức của tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

Ngoài ý nghĩa của cây tùng trong phong thủy, giá trị kinh tế của cây tùng cũng rất cao. Gỗ tùng thuộc nhóm gỗ quý có chất lượng tốt rất được ưa chuộng trên thị trường. Người ta cũng có thể lấy nhựa cây tùng làm nguyên liệu cho một số bài thuốc đông ý quý.

Xem thêm: Cây hương thảo là cây gì? Tác dụng, cách trồng và chăm sóc

Cách trồng

Bạn có thể lựa chọn trồng cây tùng trong chậu hoặc trồng trực tiếp trên đất. Phương pháp giâm hoặc chiết cành thường được sử dụng để nhân giống cây tùng tại nước ta. Bạn nên chọn các cành khỏe mạnh có chiều dài từ 15cm trở lên để làm giống.

Đầu tiên cần đảm bảo đất trồng đủ dinh dưỡng cho cây phát triển. Trộn hỗn hợp xơ dừa, mùn, trấu và đất theo tỉ lệ bằng nhau. Lưu ý xới đất cho tơi xốp để đảm bảo độ thoáng cho đất.

Khi trồng nên nhẹ nhàng đặt cành vào chậu, tưới nước đều bằng bình xịt. Không nên để chậu cây mới trồng vào khu vực quá nắng. Nên để chậu cây vào khu vực có nắng nhẹ, nhiệt độ giao động từ 25-30 độ để đảm bảo cây phát triển tốt.

Cách chăm sóc cây tùng

Cây tùng ưa sáng và có sức sống tốt nên việc chăm sóc không quá khó khăn, bạn chỉ cần một số lưu ý sau đây:

Ánh sáng: Cây tùng là loài ưa sáng nên bạn cần đảm bảo cây được trồng ngoài trời hoặc các vị trí nhiều ánh sáng như gần cửa ra vào, cửa sổ hay ban công. Để cây trong phòng ánh sáng yếu lâu ngày có thể khiến cây chậm lớn và có hại.

Đất: Bổ sung dinh dưỡng cho đất bằng mùn, trấu hoặc phân hóa học. Tránh bón quá nhiều phân hóa học làm xót và chết cây.

Tưới nước: Cây tùng hút nước khá tốt nên bạn lưu ý tưới nước thường xuyên cho cây hàng ngày. Nếu có thể hãy tưới cả cành , lá và thân cây để rửa sạch bụi bẩn giúp cây quang hợp tốt.

Giá cây bao nhiêu?

Người Việt khá ưa chuộng các loại cây tùng nhật. Cây tùng có rất nhiều loại và kích cỡ khác nhau nên tùy từng cây mà giá cả giao động lớn. Trong đó giá cây thủy tùng thuộc loại đắt nhất bưởi mức độ hiếm hoi của nó. Với một cây tùng la hán mini để bàn bạn chỉ cần mất vài chục nghìn đồng là đến tay. Nhưng có những cây tùng lớn và có giá trị thì phải tốn đến hàng trăm triệu đồng để mua sắm.

Xem thêm: Tùng La hán đẹp nhất ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Bạn đang xem bài viết: Top 12 các loại cây tùng đẹp nhất Việt Nam và thế giới: tác dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc cây. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts