Top 5+ chậu trồng cây lưỡi hổ đẹp cho mọi không gian

Tuyệt Đối CẤM TRỒNG CÂY LƯỠI HỔ Nếu Chưa Biết 6 Điều Đại Kỵ Này, Sửa Ngay Kẻo Tiền Bạc Đội Nón Ra Đi Tuyệt Đối CẤM TRỒNG CÂY LƯỠI HỔ Nếu Chưa Biết 6 Điều Đại Kỵ Này, Sửa Ngay Kẻo Tiền Bạc Đội Nón Ra Đi Một trong những loại cây kiểng được…

Tuyệt Đối CẤM TRỒNG CÂY LƯỠI HỔ Nếu Chưa Biết 6 Điều Đại Kỵ Này, Sửa Ngay Kẻo Tiền Bạc Đội Nón Ra Đi
Tuyệt Đối CẤM TRỒNG CÂY LƯỠI HỔ Nếu Chưa Biết 6 Điều Đại Kỵ Này, Sửa Ngay Kẻo Tiền Bạc Đội Nón Ra Đi

Một trong những loại cây kiểng được trồng phổ biến trong nhà là lưỡi hổ. Cây có dáng đẹp, dễ trồng, thanh lọc không khí và còn giúp xua đuổi khí vận xấu. Ngày nay, những chậu cây lưỡi hổ không chỉ được trồng để trang trí trong nhà mà còn được ưu ái đặt ở nhiều không gian khác như văn phòng, công ty, cửa hàng… Hãy cùng Havico điểm danh qua những mẫu chậu trồng cây lưỡi hổ đẹp đang được ưa chuộng nhất hiện nay ngay dưới đây.

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ hay còn gọi là cây lưỡi cọp có tên khoa học là Sansevieria Trifasciata có nguồn gốc từ Tây Phi. Rất nhiều người chọn trồng cây lưỡi hổ trong nhà, ngoài vườn và cả ở những nơi làm việc nhờ những lợi ích tuyệt vời của nó.

Đặc điểm

Lưỡi hổ là loại cây mọc bụi, lá cây thẳng, nhọn và cứng cáp như thanh kiếm. Lá có màu xanh sẫm, trên lá có sọc hoặc vằn, đó cũng là lý do chúng được gọi là cây lưỡi hổ. Viền lá có màu vàng kéo dài từ gốc đến ngọn và lượn sóng.

Chiều cao của lưỡi hổ tùy theo giống cây và lá của chúng có thể cao lên đến 1.6m. Bề rộng lá có thể to đến 8cm

Có nhiều giống loại lưỡi hổ. Mỗi loại có chiều cao và màu sắc khác nhau. Chính vì điều này, lưỡi hổ phù hợp với nhiều concept thiết kế hơn.

Lưỡi hổ cọp

Hay còn gọi là lưỡi hổ vằn và là loại phổ biến nhất hiện nay. Cây có lá phát triển cao, màu xanh lục nhạt, có vằn và viền màu vàng.

Lưỡi hổ vàng đen

Lưỡi hổ vàng đen được trồng nhiều trong nhà nhờ chiều cao thấp, thích hợp đặt trên bàn làm việc, văn phòng hay góc cửa sổ. Lá của cây có màu xanh đen thẫm, viền vàng, bản lá to cứng.

Lưỡi hổ Cylindrica

Lưỡi hổ giống Cylindrica có kiểu dáng độc đáo với lá hình trụ dài, phần gốc của lá lớn và nhỏ dần khi lên đến ngọn.

Lưỡi hổ Futura Robusta

Cây có lá ngắn, bản rộng, màu xanh thẫm và vằn ngang màu xanh bạc. Lá cây mọc thẳng, những lá non mọc bao bọc lấy gốc.

Lưỡi hổ vàng Hahnii

Đây là một giống lưỡi hổ có màu sắc rất đẹp. Lá màu lục nhạt viền vàng to và nổi bật. Bản lá to, thân lá ngắn, mọc xòe rộng ra tạo nên dáng lưỡi hổ rất đẹp mắt.

Có thể bạn cần: Bí quyết chăm sóc cây cảnh trong chậu luôn tươi tốt

Ý nghĩa và tác dụng khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà

Phong thủy

Lưỡi hổ có tác dụng trừ tà, xua đuổi vận khí xấu và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Nhiều người tin rằng, trồng lưỡi hổ trong nhà sẽ ngăn những điềm xui rủi, thậm chí là giải bùa chú.

Ngay chính hình dáng của cây lưỡi hổ cũng cho thấy ý nghĩa của chúng. Lá có viền sắc nét, mọc thẳng đứng như thanh dao, thanh kiếm giúp bảo vệ gia đình khỏi điềm xấu. Dáng mọc của cây cũng thể hiện sự mạnh mẽ, quyết đoán của gia chủ.

Trang trí không gian

Lưỡi hổ có màu xanh nhạt hoặc xanh đậm. Tùy loại sẽ có viền vàng và sọc vằn độc đáo. Khi được trồng trong những chiếc chậu composite góp phần làm nổi bật sự tinh tế của không gian. Thiết kế ngôi nhà trở nên sống động và gần gũi với thiên nhiên hơn.

Thanh lọc không khí

Lưỡi hổ có khả năng hấp thụ các độc tố từ không khí, đặc biệt là khí độc từ chất nitrogen oxide, formaldehyde những chất có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, lưỡi hổ cung cấp nguồn oxy, mang lại nguồn không khí trong lành.

Chữa bệnh

Lá lưỡi hổ có thể được dùng để chữa một số bệnh như viêm họng, khan tiếng, viêm tai giữa…

Top những chậu trồng cây lưỡi hổ đẹp nhất

Chậu Composite CIGA CB333

Trồng cây lưỡi hổ trong chậu cây Composite CIGA CB333 là một ý tưởng tuyệt vời. Chậu cây được làm bằng chất liệu composite có chất lượng tốt, màu sắc trắng, đen nhã nhặn, trọng lượng chậu nhẹ dễ dàng di chuyển.

Chậu có dáng cao, đứng, phần đáy thon nhỏ hơn mang lại vẻ đẹp thanh lịch, hiện đại. Lưỡi hổ cọp được trồng trong chậu CIGA CB333 cân xứng về chiều cao và hài hòa màu sắc.

Nên xem: Tổng hợp 10+ mẫu chậu trồng cây lưỡi hổ đẹp cho không gian nhà bạn tại đây

Chậu Composite HELY CB334

Chậu cây composite hình chữ nhật trồng lưỡi hổ sẽ cho một vẻ đẹp đơn giản nhưng vô cùng mạnh mẽ. Chậu có màu trắng, đen thích hợp với thiết kế nội thất hiện đại, sang trọng. So với những chậu xi măng có thiết kế tương tự, chậu HELY CB334 có trọng lượng nhẹ và nét đẹp tinh tế hơn nhiều.

Chất liệu composite bền, không dẫn nhiệt và chống tia UV, do đó có thể đặt chậu cây lưỡi hổ trong nhà hoặc ngoài trời đều mang đến một không gian đẹp.

Chậu Composite JULY CB339

Nhiều giống cây lưỡi hổ có chiều dài lá cao như lưỡi hổ cọp hay những giống lưỡi hổ lùn đều phù hợp trồng trong mẫu chậu composite JULY CB339. Chậu có thiết kế đẹp, phần miệng to hơn đáy, chậu có dáng cong, bầu độc đáo.

Chậu composite JULY CB339 có chất liệu bền, nhẹ, chống chịu ánh nắng mặt trời nên không chỉ trồng lưỡi hổ để trang trí trong nhà mà còn đặt được ở ngoài trời. Màu sắc hiện đại như đen, đỏ giúp không gian trở nên sáng bừng nổi bật.

Chậu Composite TERA CB766

Chậu trồng cây lưỡi hổ TERA CB766 được làm từ chất liệu composite gia cố sợi thủy tinh. Độ bền của chậu cao, chịu nhiệt tốt. Khi đặt ngoài trời, chậu có khả năng chống chịu tia UV, yếu tố này giúp chậu luôn giữ được màu sắc đẹp, không bị phai màu.

Thiết kế của chậu đơn giản, tinh tế, dáng chậu đứng, đường nét cong bầu và phần miệng được vát nghiêng giúp thể hiện được vẻ đẹp của cây trồng ở góc độ độc đáo hơn. Giống lưỡi hổ có chiều cao thấp và trung bình sẽ hài hòa với chiều cao của chậu.

Hướng dẫn: Chậu Cao & Chậu To nên trồng cây gì?

Chậu Composite LAVA CB755

Chậu nhựa tổng hợp composite có chất liệu bền, nhẹ kiểu dáng đẹp phù hợp trồng nhiều cây cảnh khác nhau, trong đó có cây lưỡi hổ. Chậu có thiết kế hình khối độc đáo, mới mẻ.

Chậu có nhiều kích thước cao thấp khác nhau, thích hợp trồng nhiều giống cây lưỡi hổ từ giống lùn đến giống có lá phát triển cao. Màu trắng của chậu vừa thanh lịch vừa làm nổi bật màu xanh đặc trưng của lưỡi hổ.

Chậu Composite WAVE CB688

Một trong những kiểu dáng chậu composite trồng lưỡi hổ độc đáo được nhiều người lựa chọn. Ngoài ưu điểm về chất liệu, chậu có thiết kế đẹp, độc đáo với đường cong uốn lượn mềm mại giúp không gian nội – ngoại thất mang vẻ đẹp đẳng cấp, thanh lịch.

Chất liệu của chậu giúp cây phát triển tốt, rễ cây phát triển một cách thoải mái mà không lo lắng việc chậu bị nứt vỡ. Kiểu dáng tinh tế, hiện đại không lỗi thời theo thời gian.

Chậu Composite QUAD CB790

Chậu QUAD CB790 được làm từ chất liệu composite, kiểu dáng chữ nhật, hình vuông đơn giản, màu sắc hiện đại, tao nhã. Chậu có nhiều kích thước từ chậu đứng chữ nhật cao, chữ nhật ngang hoặc chậu vuông thấp, phù hợp trồng nhiều loại lưỡi hổ khác nhau.

Trồng cây lưỡi hổ trong chậu composite QUAD CB790 mang lại vẻ đẹp hài hòa, tinh tế cho không gian nhà ở, văn phòng, sảnh, hành lang…

Chậu Composite COCO CB463

Chậu trồng cảnh COCO CB463 bằng composite sợi thủy tinh có chất liệu bền, đẹp, tuổi thọ lâu. Chậu được thiết kế đơn giản dáng ngang, kết hợp giữa dáng hình chữ nhật và phá cách 2 đầu bầu tạo sự mềm mại.

Chậu có dáng ngang, thích hợp làm đẹp cho không gian nội, ngoại thất. Nhiều người lựa chọn chậu để trồng những cây có dáng đứng như lưỡi hổ, xương rồng hoặc trồng kết hợp nhiều loại cây trang trí cho nhà ở, sảnh khách, hành lang hay không gian các tòa nhà.

Cách trồng cây lưỡi hổ

Có 2 cách để trồng lưỡi hổ trong chậu:

Tách cây

Nhờ ưu điểm phát triển nhanh và tốt, lưỡi hổ thường ra nhiều cây con. Vào thời điểm thay chậu hoặc thay đấy, có thể tiến hành tách cây con để nhân giống sang chậu mới.

  • Lấy bụi cây lưỡi hổ ra khỏi chậu ban đầu (chậu mẹ)
  • Loại bỏ đất còn vương ở gốc cây
  • Loại bỏ phần rễ bị hư
  • Chuẩn bị đất dưỡng cho chậu mới: đất thịt trộn với phân bón theo tỉ lệ 1:1 và trộn đều hỗn hợp đất. (Có thể thay thế đất thịt bằng đất thường, xỉ than hoặc đất trồng cây bán sẵn tại các tiệm cây giống)
  • Tách cây con từ bụi cây mẹ, cho vào chậu đất mới, ấn mạnh phần đất quanh gốc để đảm bảo độ vững chắc của cây.
  • Rải thêm đá sỏi lên trên mặt chậu vừa để trang trí chậu cây thêm đẹp, vừa giúp đất không bị trôi đi khi tưới.
  • Tưới ít nước và đặt chậu cây con ở nơi thoáng mát. Sau đó vài ngày có thể mang cây ra phơi nắng.

Hom lá

Lưỡi hổ là loài cây đặc biệt, có thể nhân giống bằng cách hom lá. Các bước đơn giản nhưng hiệu quả giúp có một chậu cây lưỡi hổ bằng chính chiếc lá của cây mẹ.

  • Từ cây lưỡi hổ mẹ ban đầu, chọn lá non, khỏe, màu sắc đẹp, không bị bệnh.
  • Tiến hành cắt sát gốc và chia lá thành từng khúc nhỏ tầm 5cm
  • Trộn hỗn hợp đất dưỡng gồm đất thịt và phân bón hoặc hỗn hợp đất dinh dưỡng được bán sẵn ở các tiệm cây trồng với tỉ lệ 1:1. Thêm đá dăm hoặc sỏi. Có thể thay bằng các loại đất khác như đất thường, than bùn… miễn sao đảm bảo đất có độ thoáng khí và thoát nước tốt.
  • Tiến hành chôn những khúc lá non đã cắt xuống đất với độ sâu ½ lá. Sau đó xịt nước để cấp ẩm cho chậu cây.
  • Đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, có nắng nhẹ và chờ lá non bén rễ.
  • Sau khoảng 4 tuần, lá non ra rễ, tiến hành chiết cây con sang chậu mới có diện tích lòng chậu rộng hơn.

Lưỡi hổ là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc, phù hợp với mọi loại đất từ đất tốt cho đến đất khô cằn. Tuy vậy, lưỡi hổ sẽ phát triển rất tốt trong đất có độ kiềm cao cũng như đất thông thoáng, thoát nước tốt.

Nếu đặt chậu cây lưỡi hổ hoàn toàn trong bóng râm và thiếu sáng, cách 10 ngày 1 lần, có thể mang chậu cây ra ngoài trời sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.

Lưỡi hổ chịu hạn tốt nhưng nếu đất quá khô cằn sẽ hạn chế sự phát triển của chúng. Nên tưới nước vừa đủ cấp ẩm. Vào mùa lạnh hay mùa mưa, chỉ nên tưới cây 1 đến 2 tháng 1 lần.

Bón phân cho cây vào mùa xuân hoặc hè, hạn chế bón vào mùa đông, vì thời tiết lạnh, cây ít hấp thụ chất dinh dưỡng.

Mời xem tiếp: Hướng dẫn cách tự trồng măng tây trong chậu thành công

Ban biên tập: Havico

Bạn đang xem bài viết: Top 5+ chậu trồng cây lưỡi hổ đẹp cho mọi không gian. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts