Trồng Cây Ngọc Lan trong vườn nhà, ý nghĩa – Vườn Ươm số 1

Cách trồng và chăm sóc cây ngọc lan trên chậu và dưới vườn, chăm sóc cây ngọc lan cho sai hoa Cách trồng và chăm sóc cây ngọc lan trên chậu và dưới vườn, chăm sóc cây ngọc lan cho sai hoa Chỉ cần đi qua cây ngọc lan công trình, các bạn sẽ cảm…

Cách trồng và chăm sóc cây ngọc lan trên chậu và dưới vườn, chăm sóc cây ngọc lan cho sai hoa
Cách trồng và chăm sóc cây ngọc lan trên chậu và dưới vườn, chăm sóc cây ngọc lan cho sai hoa

Chỉ cần đi qua cây ngọc lan công trình, các bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm dễ chịu của loài cây này.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết loài cây này có những công dụng gì và tại sao nó lại được ưa chuộng cho công trình. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Vườn Ươm số 1 tìm hiểu chi tiết dưới đây.

  • Cây ngọc lan công trình có tên gọi tắt là champa, champaca, shamba, champak.
  • Tên thường gọi: Ngọc Lan Ta, Sứ Ngọc Lan, Ngọc lan Hoa Vàng
  • Tên khoa học: Michelia champaca L
  • Chiều cao cây: 2m
  • Có hai loại: cây ngọc lan trắng (bạch lan hoa, cây sứ trắng, mộc lan trắng) và cây ngọc lan vàng (mộc lan vàng, ngọc lan ngà, sứ vàng).
  • Xuất xứ: Ấn Độ.
  • Trải qua thời gian, loài cây này đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia ưa chuộng sử dụng cây ngọc lan cho các công trình.

Đặc điểm của cây ngọc lan công trình

Cây ngọc lan thuộc loài thân gỗ, vỏ có màu xám, nhẵn, các cành mọc ra từ thân có nhánh dài, thẳng. Lá có đầu nhọn, hình bầu dục, mặt trên nhẵn nhưng mặt dưới sờ thấy dặm tay do có lông thưa.

Hoa ngọc lan không mọc thành chùm như nhiều loài hoa khác mà nó mọc đơn lẻ. Hoa có nhiều cánh màu trắng với mùi thơm dễ chịu, cánh hoa thuôn dài chụm lại với nhau, nhị hoa bên trong có kích thước dài ngắn khác nhau được bao bọc bởi cánh hoa. Quả của cây ngọc lan công trình có hình nón, thuộc loại quả kép.

Mỗi cây ngọc lan có chiều cao tốt đa là 5 mét với đường kính của thân khoảng 10 cm. Cây phù hợp sống trong môi trường đất có nhiều mùn, không được ngập úng.

Công dụng của cây ngọc lan

Ngọc lan là loài cây mang đến rất nhiều tác dụng cho con người. Những công dụng nổi bật của cây này, có thể kể đến như:

1. Cây ngọc lan giúp tạo cảnh quan, làm bóng mát

Cây ngọc lan công trình góp phần tạo cảnh quan đường phố, đô thị, các khu vực công cộng. Với đặc điểm thân cao, tán lá màu xanh, rộng nên cây còn giúp tạo bóng mát, mang đến cho mọi người cảm giác trong lành, êm dịu.

2. Cây ngọc lan mang lại giá trị thẩm mỹ, tinh thần

Hoa ngọc lan vừa đẹp vừa thơm dịu nhẹ. Do đó, mang lại sự khoan khoái, dễ chịu mỗi khi đến gần. Vì vậy, giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng rất hiệu quả. Đồng thời, mang lại cuộc sống tươi đẹp, ý nghĩa hơn.

3. Tác dụng trị bệnh của cây ngọc lan

Nền y học đã nghiên cứu về những công dụng của cây ngọc lan công trình trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, sốt cao… Đặc biệt, nhị hoa còn có tác dụng cải thiện các bệnh như gút, đau đầu, viêm mũi xoang, thấp khớp, viêm họng… Riêng ở Ấn Độ, người ta trồng hoa ngọc lan màu vàng nhằm phục vụ hỗ trợ điều trị bệnh ung thư các cơ quan quanh vùng bụng.

Nên trồng cây ngọc lan công trình ở đâu?

Cây ngọc lan công trình có thể trồng ở nhiều vị trí khác nhau như khuôn viên trường học, khách sạn, dải phân cách, đường phố, bệnh viện, công viên….

Nhiều gia đình lựa chọn ngọc lan trồng ở góc vườn, lối đi để lấy bóng mát và thưởng thức mùi thơm thoang thoảng của loài hoa này. Trên một số tuyến phố ở nước ta, loài hoa này còn được trồng rất nhiều để tạo cảnh quan đẹp.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể trồng cây hoa ngọc lan công trình trong các chậu cảnh để làm bonsai mang lại giá trị kinh tế cao.

Cây hoa ngọc lan có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường bóng râm hay ngoài ánh nắng mặt trời, ở những nơi có đất mùn và thoát nước tốt. Chính vì thế, chúng ta có thể lựa chọn điều kiện lý tưởng nhất để trồng cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

[Tổng Hợp] Top 33 các loại cây công trình được ưa chuộng nhất 2020

Vì sao cây ngọc lan được chuộng cho công trình

Từ những công dụng đã nêu ở trên, nên có rất nhiều người yêu thích và lựa chọn cây ngọc lan công trình. Lý do vì:

1. Ngọc lan tạo cảnh quan, bóng mát cho công trình

Cây vừa giúp tạo cảnh quan vừa tạo bóng mát, nên mọi người có thể tránh nắng, nghỉ ngơi dưới gốc cây trong mùa hè oi nóng.

Cây có hoa màu trắng hay vàng đẹp mắt, nở ra có mùi thơm dịu nhẹ giúp mọi người cảm nhận sự thư giãn cùng bầu không khí trong lành khi đứng gần đó.

2. Ngọc lan có nhiều công dụng chữa bệnh

Mỗi bộ phận của cây đều có chức năng trong việc chữa một số bệnh như: Hoa có thể cải thiện các triệu chứng nhức đầu, viêm xoang, viêm nhiễm…

Lá của cây có thể cải thiện tình trạng sưng tấy do ngã, va đập. Rễ cây hoa ngọc lan giúp hạ sốt, thông kinh…

3. Ngọc lan mang lại giá trị kinh tế cao

Cây ngọc lan công trình dễ trồng, có thể sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt như ở nước ta. Người ta cũng có thể tạo dáng, cắt tỉa để có cây ngọc lan bonsai mang lại giá trị kinh tế.

Trên đây, là những thông tin hữu ích về cây ngọc lan công trình. Các bạn muốn tìm hiểu về loài cây này, có thể ghé qua Vườn Ươm số 1 để chọn mua và được tư vấn cách trồng, chăm sóc đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. (1)

Tôi là My Loan, quản lý vấn đề sổ sách và nội dung bài viết trên website Vườn ươm số 1

Bạn đang xem bài viết: Trồng Cây Ngọc Lan trong vườn nhà, ý nghĩa – Vườn Ươm số 1. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts