Trồng dưa hấu theo phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp ở Nga Sơn.
Dùng màng phủ ni lông chống cỏ có hiệu quả không? Dùng màng phủ ni lông chống cỏ có hiệu quả không? Trồng dưa hấu theo phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp ở Nga Sơn. (TTV) – Để khôi phục và xây dựng thương hiệu dưa hấu Mai An Tiêm, vụ xuân 2016,…
Trồng dưa hấu theo phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp ở Nga Sơn.
(TTV) – Để khôi phục và xây dựng thương hiệu dưa hấu Mai An Tiêm, vụ xuân 2016, Huyện Nga Sơn xây dựng mô hình “Trồng dưa hấu theo phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp” tại 3 xã Nga Yên, Nga Hưng, Nga Trung. Thực tế, việc triển khai áp dụng kỹ thuật mới không chỉ cho năng suất, chất lượng cao, mà còn khắc phục được tình trạng thiếu nước ở các xã trên địa bàn huyện.
Vụ xuân năm 2016, trạm khuyến nông huyện Nga Sơn đã phối hợp với chuyên gia nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương triển khai xây dựng mô hình trồng dưa hấu theo phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp trên diện tích gần 14 ha, bằng giống dưa Perfect và Nông Việt 036. Màng phủ nông nghiệp có tác dụng ngăn nước bốc hơi nên phương pháp canh tác này hiệu quả ở những diện tích khó khăn về nước tưới, tiết kiệm nước. Để phát huy hiệu quả phương pháp canh tác sử dụng màng phủ nông nghiệp, người dân còn được hướng dẫn về đảm bảo mật độ cây trên mặt luống ; thụ phấn bổ sung cho dưa giúp quả có độ đồng đều cao, đảm bảo số lượng, chất lượng quả. Màng phủ nông nghiệp còn giúp hạn chế hiện tượng thối, nứt quả, giữ màu sắc đẹp. Nếu so sánh dưa trồng không sử dụng màng phủ hoặc phủ một nửa luống thì diện tích cây sử dụng màng phủ nông nghiệp có hiệu quả hơn hẳn. Theo tính toán, năng suất trung bình 1 ha đạt 32 tấn, với giá từ 5 đến 7.000 đồng/kg, mỗi ha dưa cho thu nhập 160 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, các hộ có lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha/vụ.
Với hiệu quả bước đầu từ vụ xuân năm 2016, huyện Nga Sơn sẽ tiếp tục quy hoạch, mở rộng thêm 10 ha dưa hấu sử dụng màng phủ nông nghiệp tại xã Nga Yên, đồng thời động viên các xã còn lại đăng ký ít nhất 2 ha sử dụng phương pháp này đối với diện tích đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn, không chủ động tưới tiêu. Từ đó, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có phương pháp thâm canh hợp lý, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp cho từng vùng, từng chân đất./.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết qua Video sau:
Lan Hương – Minh Quang
Bình luận
Huyện Thọ Xuân cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư
Trong 2 năm liên tiếp tỉnh Thanh Hóa triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban ngành, huyện, thị (DDCI), huyện Thọ Xuân đều đứng ở vị trí số 1 khối UBND cấp huyện, thị. Kết quả này cho thấy những nỗ lực của Thọ Xuân trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
Thạch Thành phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung
Thời gian qua, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, bảo đảm an toàn dịch bệnh.
Lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh
Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục suy giảm trong tháng 5/2023 khi nhu cầu vẫn yếu, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh hơn khi các doanh nghiệp giảm việc làm và hoạt động mua hàng tương ứng. Đây là nội dung được nêu trong Báo cáo chỉ số Nhà quản trị mua hàng – PMI ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global.
Doanh nghiệp đối diện với nhiều khó khăn
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp trong nước hiện đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có 3 khó khăn lớn là dòng tiền, thị trường và thủ tục hành chính.
Thu hút vốn FDI vào công nghệ sạch
Các chính sách thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, không ngừng được cải thiện đã và đang giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI).
Thường Xuân: Bảo tồn và phát triển bền vững cây quế ngọc
Đứng trước sự suy giảm nghiêm trọng về diện tích trồng quế, sáu năm qua, huyện Thường Xuân đã thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển bền vững cây quế Ngọc huyện Thường Xuân giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025”. Đề án đã thu hút một số chương trình, dự án, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững loại cây dược liệu lâu đời này.
Bảo vệ cây trồng mùa nắng nóng
Theo Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, năm 2023 dự kiến Thanh Hoá có khoảng 18.000 đến 22.500 ha cây trồng có nguy cơ hạn, thiếu nước, ảnh hưởng đến năng suất.
Đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử
Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Huyện Nga Sơn chủ động nguồn nước cho vụ mùa 2023
Vụ mùa hàng năm huyện Nga Sơn có hơn 5.000 ha cây trồng các loại, trong đó có gần 4.000 ha gieo cấy lúa. Trước tình hình nắng nóng cộng với tình trạng xâm nhập mặn diễn biến ngày càng gay gắt, phức tạp, huyện Nga Sơn đã xây dựng phương án đảm bảo nước tưới cho cây trồng.
Thanh Hóa phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Thống kê của ngành nông nghiệp Thanh Hoá cho biết, toàn tỉnh hiện có khoảng 200 sản phẩm nông nghiệp, trong đó có 12 sản phẩm nông nghiệp chủ lực thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.